Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tƣợng

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 75 - 88)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THUỘC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT

3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tƣợng

Mọi hoạt động của con người đều nhằm nhận thức, lí giải và cải tạo thế giới. Trong đó, nghệ thuật là một hình thức nhận thức đặc thù. Nó phản ánh thế giới và nhận thức thế giới hiện thực bằng tổng hợp cảm xúc, bằng cấu trúc trí nhớ, bằng tưởng tượng, hư cấu và tái hiện thế giới hiện thực. Văn học là một bộ môn nghệ thuật, trong đó hình tƣợng nghệ thuật đƣợc coi là tế bào của tác phẩm. Không có hình tƣợng nghệ thuật thì không có cơ sở để tạo nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, những hình tƣợng trong nghệ thuật không phải là bản sao của nguyên mẫu trong hiện thực.

Những hình tƣợng này đƣợc tái hiện thông qua lăng kính chủ quan của tác giả bởi vì nghệ thuật chân chính không đòi hỏi những hình tƣợng mô tả giống nhƣ thật vẻ bề ngoài của đối tƣợng mà cần phải phản ánh đúng cái bản chất bên trong của nó. Trong thơ ca thì đó là những hình ảnh và những biểu tƣợng.

Lí luận văn học chỉ ra rằng: hình ảnh chính là những thành tố quan trọng để cấu tạo nên hình tƣợng nghệ thuật. Thông qua các hình ảnh đặc trƣng mà người ta có thể phân biệt giữa nhà thơ này với nhà thơ khác. Và như vậy cũng có thể thấy hình ảnh cũng góp phần biểu hiện phong cách nghệ thuật. Ở mỗi thời đại, mỗi nhà thơ với cách nhìn nhận, cá tính khác nhau mà hệ thống hình ảnh trong thơ họ cũng khác nhau. Đọc thơ Nguyễn Bính ta đƣợc trở về với làng quê Việt Nam với những vườn chanh, giàn trầu, hoa cau,... Hoa chanh nở giữa vườn chanh / thầy u mình với chúng mình chân quê; Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta nhƣ lạc vào cõi mộng cõi mơ với những trăng vỡ, sông trăng huyền hoặc: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà; Chế Lan Viên sáng tạo hình ảnh của một thế giới điêu tàn, gắn với những tháp

Chàm đổ nát, gắn với những đầu lâu và cả hồn ma; Gặp thơ Xuân Diệu ta lại như lạc vào giữa vườn xuân mà góc nào cũng mơn mởn xanh tươi, lấp lánh tình yêu và ham sống đến tột cùng: Tôi muốn tắt nắng đi / cho màu đừng nhạt mất / Tôi muốn buộc gió lại / Cho hương đừng bay đi… Thơ ca trong kháng chiến, ta thấy hình ảnh được sử dụng thường mang sắc thái tươi tắn, khỏe khoắn, mang âm hưởng sử thi hào hùng. Những hình ảnh ấy góp phần tạo nên hình tượng trung tâm của thời đại: con người và Tổ quốc Việt Nam. Trong giai đoạn đổi mới thơ ca vẫn đi vào phản ánh đời sống con người và công cuộc xây dựng đất nước nhưng không phải bằng những khám phá sử thi mà bằng những khám phá đời thường, đi sâu và từng ngõ ngách của tâm hồn.

Bằng Việt là nhà thơ của hai thế kỉ: thế kỉ hào hùng của đạn bom và kháng chiến; thế kỉ của độc lập tự do và xây dựng chế độ mới. Vì vậy, trong thơ ông mang đậm những hình ảnh của hai thời đại lớn nhất của dân tộc, đồng thời vừa mang bản sắc riêng.

Những năm tháng Trường Sơn khỏi lửa được nhà thơ tập trung thể hiện trong hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường. Những hình ảnh trong thơ ông đƣợc xây dựng chân thực từ hiện thực cuộc sống mà ông chứng kiến. Ta bắt gặp những hình ảnh như thế thông qua các tập thơ: Hương cây – Bếp lửa (in chung với Lưu Quang Vũ); Những gương mặt – Những khoảng trời và một số trong các tập thơ khác. Ở đó có những con đường gập ghềnh, những mảnh đất ngổn ngang cây đổ, B.52, bom bi, pháo kích, địa đạo… Sự lựa chọn những hình ảnh làm nổi bật lên sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh trên mảnh đất hòa bình, trù phú đã hòa chung tiếng nói căm thù của toàn dân tộc, hun đúc ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Hệ thống hình ảnh về con người được đặt đối lập với những hình ảnh của chiến trường. Ngay trong những địa đạo vẫn có những lớp học để truyền thụ những tri thức phục vụ cho đất nước.

Bên cạnh bãi tha ma và sự khốc liệt của đạn bom vẫn là những người học sinh

trong những giao thông hào vơi những mơ ước về một Niu – Tơn trong tương lai; giữa những trận bom dữ dội của kẻ thù là sự ra đời của những em bé – những anh hùng Phù Đổng; những cô gái thanh niên xung phong trên khắp mọi ngả đường Trường Sơn huyền thoại; những bà mẹ anh hùng thầm lặng hi sinh cho Tổ quốc… Hệ thống hình ảnh đó là sự liên kết, sắp đặt mang dụng ý của tác giả. Nó phản ánh bức chân dung tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Nhiều nhà nghiên cứu về thơ Bằng Việt đều nhận định: Thơ Bằng Việt rất giàu triết lí, suy tưởng. Những hình ảnh được ông lựa chọn, đưa vào thơ đều mang dấu ấn riêng. Hình ảnh giản dị, không tô vẽ khoa trương nhưng lại rất giàu sức gợi, giàu giá trị nghệ thuật. Bởi lẽ nhà thơ đã khéo léo đặt những hình ảnh đó vào những tình huống cụ thể, dễ gợi những suy tưởng cho người đọc.

Đọc thơ Bằng Việt ta còn vang vọng mãi những âm thanh của cuộc chiến: tiếng pháo kích cầm canh, tiếng bom tọa độ liên hồi, tiếng xe xích trên đường, tiếng người kêu cứu: Bốn phía hố bom. Những cánh chuồn chuồn / Bay dỡn nắng chẳng tìm ra chỗ đậu / Đâu lối cỏ may, đâu bờ rào giậu / Gió thổi trơ ra đất đá gồ ghề. Qua những âm thanh, hình ảnh ấy, người đọc nhận thấy một chiến trường khốc liệt đạn bom, một cuộc chiến đấu của những người lính can trường. Nhưng trong thơ Bằng Việt người đọc còn luôn luôn nhìn thấy những ấm áp của cuộc sống đời thường và một niềm tin bất diệt vào sự sống: Bỗng nghe… róc rách triều lên / “Huầy dô”- Lại tiếng đẩy thuyền ra khơi/ “À ơi” – lại tiếng ru hời / Râm ran sông nước, cuộc đời vây quanh.

Những hình ảnh đƣợc Bằng Việt sử dụng để viết về đời sống trong thời bình càng mang đậm chất triết lí, suy tưởng. Những con người trong cuộc sống mới không đấu tranh với kẻ thù bằng súng đạn mà đấu tranh với những điều nhỏ nhặt trong miếng cơm manh áo hằng ngày. Ta bắt gặp chính mình trong những câu thơ của Bằng Việt và nhìn thấu tâm hồn của chính mình

trong một thế giới nhiều biến động. Đó là những đồ vật cũ đã từng gắn bó; đó là cái “Ừ thì” ta tặc lƣỡi cho qua; đó là nỗi buồn vô cớ mà chính bản thân mình không lí giải đƣợc; là một đêm mất ngủ… Tất cả những điều giản đơn đôi khi ta không ngờ đến vì đã trở hành thứ gì đó mang tính tất yếu trong cuộc sống. Nhà thơ đã khám phá và gợi những suy tưởng sâu sắc từ những điều bình thường ấy.

Không chỉ là những hình ảnh chân thực gợi cảm đƣợc chƣng cất từ đời sống vào thơ, Bằng Việt còn sáng tạo những biểu tƣợng mang đậm dấu ấn cá nhân. Biểu tƣợng là những hình ảnh sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa, gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Biểu tượng nghệ thuật còn đƣợc coi là kí hiệu thẩm mĩ đa nghĩa, bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nó chính là sự mã hóa cảm xúc, ý tưởng của người nghệ sĩ.

Biểu tượng trở thành phương tiện diễn đạt cô đọng, hàm súc, có sức khai mở rất lớn trong sự tiếp nhận của độc giả. Biểu tƣợng là đặc trƣng phản ánh hình tượng của văn học nghệ thuật. Nó là phương thức chuyển nghĩa của lời nói có khả năng truyền cảm, khái quát đƣợc bản chất của một hiện tƣợng nào đấy, thể hiện một quan niệm, tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời. Biểu tƣợng thơ ca là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trƣng khác với đối tƣợng biểu hiện. Biểu tƣợng trong thơ ca bao giờ cũng đƣợc hình thành trong những ngữ cảnh nhất định và dần dần nó mang tính ổn định về ý nghĩa. Chẳng hạn thân cò, cái cò trong ca dao mang tính biểu tượng cho thân phận tần tảo, lam lũ của người phụ nữ trong xã hội xƣa: Con cò ăn bãi rau răm / Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai. Hay trong thơ khi nói đến mùa xuân thì đó là biểu tượng của tuổi trẻ, hạnh phúc. Tương tự nhƣ vậy, khi nói đến hình ảnh con tàu, con thuyền, cánh buồm thì nó là biểu tƣợng của những chuyến đi xa, cũng có khhi là biểu tƣợng cho nỗi nhớ

nhà, nhớ quê hương. Trong Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp / Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!

Để hiểu cho đúng biểu tƣợng mà nhà thơ xây dựng, ta phải đặt vào đúng ngữ cảnh của câu thơ.

Với cảm xúc trữ tình mãnh liệt và khả năng tổng hợp, khái quát cao, Bằng Việt đã tạo ra trong thơ mình một hệ thống biểu tƣợng phong phú. Đó là ngọn lửa, ngọn gió hoa.

Biểu tƣợng ngọn lửa mang nhiều ý nghĩa, nó gắn với sự phát triển của chặng đường thơ và hồn thơ của Bằng Việt. Ngay từ tập thơ đầu in chung với Lưu Quang Vũ đã nhắc tới hình ảnh này: Hương cây – Bếp lửa. Từ ngọn lửa ấm áp, thân thương trong Bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đƣợm ta thấy ngọn lửa đƣợc nhà thơ lan tỏa đến mọi nơi. Từ ý nghĩa tả thực: bếp lửa, ngọn lửa mang ý nghĩa của một không gian hiện thực vừa là không gian biểu tượng cho sức sống, tinh thần bất khuất kiên cường của dân tộc. Đó cũng là ngọn lửa cách mạng, ngọn lửa căm thù giặc đã có từ ngàn xƣa đƣợc truyền từ đời này sang đời khác nhƣ một mạch nguồn chảy mãi đƣợc nuôi dƣỡng trong lòng dân tộc, ngọn lửa ấy còn vận động biến hóa mang giá trị biểu tượng về một cuộc sống trường cửu vĩnh hằng. Đó là ngọn lửa trong lòng người, ngọn lửa biểu tượng cho tinh thần, cho lẽ sống, cho niềm tin, hi vọng vào tương lai sáng ngời của dân tộc. Ngọn lửa ấy có lúc nó bùng lên mạnh mẽ, có khi nó âm thầm cháy trong lòng như con người Việt Nam luôn tiềm tàng một sức sống mạnh mẽ, bất diệt. Bằng Việt đã đƣa ngọn lửa ấy đến với những ý nghĩa mới, trở thành biểu tƣợng của tình đồng chí, đồng đội chân thành cùng nhau chia sẻ gian khổ, khó khăn, thiếu thốn:

Khi núi bay ra mờ đục mắt người Đá đổ ầm ầm nhƣ sấm động

Lắm bữa thèm ăn bát cơm thật nóng

Hơ lửa bàn tay thấm thía thương nhau!

(Đêm gió Trường Sơn)

Ngọn lửa trong những năm tháng chiến tranh gắn với sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Những “vòm trời nắng lửa”, “đại bác địch nổ trên đầu tóe lửa”, “kho dầu khi lửa bén”, “những đêm rực lửa trời không thể ngủ”

đƣợc Bằng Việt đƣa vào trong thơ với mật độ khá dày. Ngọn lửa tàn phá của quân giặc càng trút xuống bao nhiêu thì ngọn lửa của lòng căm thù và quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta càng bùng lên mạnh mẽ bấy nhiêu. Những trận đánh quật cường đôi khi được khởi nguồn từ tia lửa:

Lửa nhỏ bùng lên, lẹt rẹt

Rồi cả đống tranh ăn gió bốn bề

Lửa phần phật dâng cao, lửa nhảy múa nhƣ mê Kìa! Tất cả bắt đầu từ tia lửa

(Đứng trước thế kỉ XX)

Tia lửa tuy nhỏ bé nhƣng là điểm bắt đầu, điểm khởi phát cho cả một biển lửa. Bởi tia lửa ấy chất chứa sự căm thù, khổ đau và chịu đựng của dân ta dưới đòn roi và sự xâm lược bạo tàn: Núi sừng sững - cái mím môi kì lạ/

Những tảng đá mồ côi nhƣ tóe lửa trong chiều hay Dân chúng bặm môi, châm lửa đốt nhà/ Lửa soi lên từng gương mặt xót xa. Tất cả tích tụ, dồn nén để rồi ngọn lửa căm phẫn bừng lên mạnh mẽ, không gì dập tắt đƣợc:

Rồi lửa bốc ở Ngọc Hồi. Giặc lụi ở Đống Đa

Lửa bốc khắp Hàng Bạc, Đồng Xuân, đêm Trung đoàn Thủ đô quyết tử

… Lửa lại bốc khắp trời cao, và dù đỏ Mỹ bung rơi Năm năm giặc bay vào là năm năm chúng rụng

(Đất này, Thăng Long - Hà Nội)

Khi hòa bình trở lại, ngọn lửa lại trở về với cuộc sống thường ngày bình dị, hiền hòa: Đất dựng làng năm trăm năm/ Lớp ngói cũ thẫm một màu dân dã/ Năm trăm năm – lửa chẳng tắt bao giờ.

Ngọn lửa đã trở thành biểu tƣợng cho sức sống của cả dân tộc. Ngọn lửa gắn với cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Còn ngọn lửa là còn sự sống, còn niềm hy vọng:

Có thể nào quên mọi khát vọng con người?

Mỗi thế hệ liên tiếp truyền tay, nhƣ bùi nhùi nhóm lửa Còn gì bất ngờ đâu, trong bản nhạc thuộc lòng kia nữa Nhƣng lửa vẫn bùng lên ngay ở chỗ không ngờ

(Giao hưởng số chín)

Ngọn lửa còn là nỗi nhớ thương của tình yêu trong xa cách, là biểu tượng cho nghị lực và sức mạnh chính nghĩa bất diệt trong Nhớ, Giao hưởng số chín, Beethoven và âm vang hai thế kỉ,… Ngọn lửa còn mang ý nghĩa cao cả của ánh sáng văn minh, của những khát vọng vươn tới cái đẹp, lí tưởng lớn lao gắn với vị thần trong Thần thoại Hy Lạp đã hi sinh cả bản thân mình vì sự sống, hạnh phúc của nhân loại – Prômêtê:

Bỗng chốc lửa xòe lên. Nhìn lửa chớp trời xa Nào có ngờ đâu: Lửa ủ từ ruột đất!

Soi vào lửa bỗng dưng rơi nước mắt Chân lí giản đơn thay! Ai hồ dễ đi tìm?

Nét đẹp trong ánh lửa - quá thân tình Dễ khiến ta quên: Lửa chính là cứu cánh

Chỉ hai miếng đá con – đập vào nhau kiêu hãnh Đã đủ mở đầu cả một kỉ nguyên

(Đỉnh prômêtê)

Với hình ảnh ngọn lửa, Bằng Việt đã đem đến cho thơ ca hiện đại Việt Nam sự ấm nồng, cháy sáng của những khát vọng nồng nhiệt, tình yêu cuộc sống và lòng thủy chung son sắt với thơ ca.

Bên cạnh biểu tƣợng ngọn lửa thì ngọn gió là biểu tƣợng xuất hiện khá nhiều trong thơ Bằng Việt. Ngay trong nhan đề của các tập thơ, bài thơ, biểu tƣợng này đƣợc tác giả sử dụng: Ném câu thơ vào gió; Tiếng ru và ngọn gió;

Đêm gió Trường Sơn; Ngày lặng gió;… Gió vốn vô hình vì con người không trực tiếp nhìn thấy hình khối của nó nhƣng khi đi vào thơ Bằng Việt, gió đƣợc hiện diện với đầy đủ các dáng vẻ, sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Gió là âm thanh của thiên nhiên và cuộc sống đã thổi vào thơ Bằng Việt làm cho hồn thơ trở nên tươi mát.

Biểu tượng ngọn gió trong thơ Bằng Việt trước hết gắn với những khó khăn, gian khổ của cuộc sống. Những cơn gió thường mang đến cho con người cảm giác mát mẻ, thoáng đãng nhưng bên cạnh đó ta cũng không quên sự khắc nghiệt của những “cơn gió nóng nhƣ rang” và cả những bão tố trong cuộc sống:

Gió khắt khe, nóng bỏng, không lời Táp vào mặt, vào hồn ta, khô dắn

(Tiếng ru và ngọn gió)

Bằng Việt đã đem đến một sắc thái khác trong biểu tƣợng ngọn gió.

Qua đó người đọc không chỉ hình dung mà còn cảm nhận được sự khốc liệt của cuộc sống, của những vùng đất không đƣợc thiên nhiên không ƣu ái. Đó là dải đất miền Trung với gió Lào cát trắng, là dãy Trường Sơn hùng vĩ mà hiểm trở:

Tôi lại về đêm rất sâu Trường Sơn Gió dữ xung quanh cồn cào nhƣ biển

… Gió nóng hanh hao, lồ ô nứt nẻ

Xác ve khô rơi rụng mùa hè Bão đầu thu quật nát tranh tre

(Đêm gió Trường Sơn)

Suốt những năm tháng chiến tranh, cùng với những gian khổ của cuộc chiến là những khó khăn của thời tiết khắc nghiệt của dải đất miền Trung. Có thể nói Bằng Việt đã thành công khi sử dụng biểu tƣợng ngọn gió để làm nổi bật sự khốc liệt của thiên nhiên đối với con người. Nhưng dù có khó khăn đến đâu, con người vẫn luôn kiên cường vượt lên tất cả để xây dựng cuộc sống ấm no.

Một phương diện nữa trong biểu tượng ngọn gió được Bằng Việt xây dựng trong thơ đó là cuộc sống nhộn nhịp trong niềm vui và sự đủ đầy. trong những dòng thơ này, nhà thơ đã thể hiện một sắc thái hoàn toàn khác của những làn gió vui tươi, tràn đầy sức sống:

Gió ở nơi nào khắp dọc đường đi Tôi mong gió giữa bốn bề chân bước Giữa tiếng xẻng, tiếng đầm, tiếng cuốc Nhịp dồn nhƣ nén gió trong tay

(Ngày lặng gió)

Những câu thơ lộng gió, ngọn gió nhƣ thổi vào cuộc sống và những con người luồng sinh khí mới, giữa những âm thanh của cuộc sống hối hả với tiếng xẻng, tiếng đầm, tiếng cuốc là âm thanh của tiếng gió vang vọng khắp bốn bề. Sự nô nức của nhịp sống mới đƣợc khắc họa bằng nhịp của gió căng tràn:Gió dậy giữa đêm tôi về/ Không dễ gì ngủ đƣợc/ Gió thơm và đƣợm/

Ngọn gió của mùa no. Ngọn gió trở thành biểu tƣợng của niềm vui, sự no đủ.

Gió chất chứa những cảm xúc nồng nàn “thơm và đƣợm”. Cách tái hiện rất độc đáo của tác giả cho người đọc ngửi thấy, cảm nhận thấy cái nồng nàn trong gió mới.

Ngọn gió trong thơ ông gắn với kỉ niệm tình yêu và với tình yêu thì gió càng dào dạt, bát ngát hơn:

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)