Tình yêu và báo động

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT

2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Bằng Việt

2.1.3. Cảm hứng về tình yêu

2.1.3.1. Tình yêu và báo động

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca, ở đâu có con người, ở đó có tình yêu. Tình yêu là ngọn lửa để nuôi giữ cho cuộc sống thêm nồng nàn, thêm xuân sắc, thêm hi vọng. Ở giai đoạn lịch sử nào, tình yêu vẫn luôn đƣợc các thi nhân chú ý đến, cho dù là chiến tranh hay hoà bình, đói khổ hay giàu có. Trong chiến tranh vẫn có rất nhiều bài thơ hay về tình yêu đôi lứa: Núi đôi (Vũ Cao); Quê hương (Giang Nam); Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mỹ),…

Nét nổi bật của thơ tình yêu trong chiến tranh là sự gắn kết hài hoà giữa cái chung và cái riêng, giữa tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước, giữa hạnh phúc đời thường và lí tưởng độc lập tự do của Tổ quốc. Với hồn thơ trầm lắng, giàu chất suy tưởng, Bằng Việt đã chọn cho mình cách thể hiện tình yêu kín đáo, nhẹ nhàng nhƣng không kém phần thiết tha. Nhiều bài thơ viết về đề tài này của ông tuy giản dị nhƣng sâu lắng nhƣ: Tình yêu và báo động; Nhớ; Thơ tình ngày biển động; Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại;Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc…

Tình yêu trong thơ Bằng Việt rất nhẹ nhàng và trong sáng, nó đƣợc nảy sinh trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt và gian khổ:

Cơn báo động tan rồi

Cảm động quá khi mùa thu lại đến!

Anh nhớ phút ngồi bên nhau trực chiến Anh nghe thời gian trong mạch đập tay em

(Tình yêu và báo động)

Tình yêu xuất hiện ngay trong những giây phút nguy hiểm nhất, trong những lúc trực chiến, trong những lúc hành quân gian khổ. Tình yêu ấy đem đến cho người chiến sĩ những giây phút bình yên, thời gian và không gian như lắng đọng lại. Tình yêu đó có thể xuất phát từ tình đồng đội của những người chiến sĩ cùng chiến đấu với mục đích, lí tưởng chung: Ta khinh bỉ nhìn kẻ thù dậm doạ/ Không ai trở về thời kì đồ đá/ Khi tình yêu đến độ chín đang vừa.

Tình yêu mang một sức mạnh phi thường, có thể trở thành động lực để con người vượt qua những thử thách cam go nhất, thậm chí vượt ra khỏi ranh giới của sự sống và cái chết.

Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Từ trong ca dao ta đã thấy cha ông mình cồn cào bởi nỗi nhớ của tình yêu: “Nhớ ai bổi hổi bồi hổi/ Nhƣ đứng đống lửa như ngồi đống than”. Nỗi nhớ càng trở nên da diết khi hai người phải xa cách: Cây cao chi, đọng nắng nhiều/ Em xa chi, nặng lòng yêu thế này/ Ngỡ nhƣ cách mấy tầm tay/ Mà ra thành mấy ngàn ngày đạn bom. Trong cuộc kháng chiến, vì nhiệm vụ và hoàn cảnh nên mỗi người một nơi, tình yêu cũng vì thế bị ngăn cách bởi không gian và thời gian. Càng xa nhau thì nỗi nhớ càng nhân lên gấp nhiều lần. Niềm tin bất diệt vào tình yêu đã giúp những người con gái con trai bình thường, giản dị giữ được tình yêu vượt lên cả bom đạn của kẻ thù:

Em khao khát yêu thương như khao khát vun trồng Bất chấp mọi gian lao, em tin ngày đoàn tụ

Tin ở sự thuỷ chung trong nghĩa tình đôi lứa Tin ở sự hài hoà trong cuộc sống mai sau…

(Nói với em)

Bằng niềm tin ấy, những con nguời còn rất trẻ dám hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho hai chữ thuỷ chung. Tình yêu của họ nhƣ một sợi chỉ mỏng manh nhưng không bao giờ đứt trước bom đạn, sợi chỉ ấy xuyên suốt cả cuộc chiến và kết nối những trái tim khao khát yêu thương.

Những vần thơ của Bằng Việt giai đoạn này đã ghi lại rất chân thực không chỉ những rung cảm mà cả những vất vả, thăng trầm của tình yêu thời chiến. Với nhà thơ, chiến tranh góp phần thử thách tình yêu, là hoàn cảnh để nuôi dƣỡng, bồi đắp tình yêu:

Trước cơn giông là đôi mắt em cười Chiều lạ quá, chiều ơi lay động mãi

Giá lại phải băng qua trăm ngả đường phá hoại Thì hẳn chỗ cuối cùng anh gặp – vẫn là em

(Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại) Ngày hôm nay, lớp độc giả trẻ sẽ có người không hình dung nổi “trăm ngả đường phá hoại” là như thế nào, nhưng trong thời chiến, đó là chuyện thường ngày. Trong hoàn cảnh gian khổ, ác liệt giữa thời rung chuyển ấy thì tình yêu vẫn là ngôi sao sáng dẫn đường. Trước tất cả những giông bão của hoàn cảnh vẫn là “đôi mắt em cười”, sau tất cả những gian khổ hi sinh, cái đích cuối cùng của người lính trẻ “vẫn là em”.

Tình yêu lứa đôi còn được tác giả gắn với tình yêu đất nước. Bởi lẽ trong chiến tranh, cái chung đƣợc đặt lên trên hết, tất cả vì sự sống còn của dân tộc. Chính vì vậy, ngày hoà bình lập lại là niềm mong mỏi, khát khao của biết bao con người, nhất là những người yêu nhau đợi ngày đoàn tụ:

Nghe thấy không em, tiếng buổi chiều sâu vợi Chiều đẹp quá, ánh chiều xanh chói lọi

Buổi chiều của riêng ta và cũng của mọi người Nghe thấy không em, chiều rạo rực chi hoài

(Tình ca trên đất nước)

Những bài thơ tình ra đời trong “thời báo động” mang bao ƣớc vọng và lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ trong “một thời bom đạn” và còn vang vọng mãi trong lớp trẻ của “một thời hoà bình”. Những bài thơ tình ấy đã góp phần hoàn thiện bức chân dung tinh thần của người lính và lòng say mê, trân trọng tình yêu của chính nhà thơ.

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)