Hình tượng người lính và những cô gái thanh niên xung

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT

2.2. Hình tƣợng nhân vật trữ tình trong thơ Bằng Việt

2.2.2. Hệ thống các nhân vật trữ tình khác

2.2.2.2. Hình tượng người lính và những cô gái thanh niên xung

Người lính là linh hồn của một đất nước đang phải gồng mình chống lại kẻ thù hung bạo. Người lính cụ Hồ trong những năm tháng ấy là nguồn đề tài bất tận cho mọi loại hình nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Tố Hữu viết về anh giải phóng quân: Hoan hô anh giải phóng quân/ Kính chào anh con người đẹp nhất – họ là biểu tượng của cái đẹp, là những Thạch Sanh của thế kỉ XX với vành mũ tai bèo và cây súng trường đẹp như trong thần thoại.

Quang Dũng viết về người lính với cả tinh thần can trường trước khó khăn và sự hào hoa, lãng mạn: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá giữ oai hùm. Phạm Tiến Duật viết về người lính bằng những nét hóm hỉnh, trẻ trung, hài hước dù họ luôn phải đối mặt với những mất mát, nguy hiểm:

Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Bằng Việt cũng viết về người lính nhưng bằng những nét giản dị, mang chiều sâu suy tưởng. “Bằng Việt không chuyên thể hiện những cuộc đời anh hùng và cũng ít đƣa những hành động anh hùng vào thơ mình” (Lê Đình Kỵ).

Người lính trong thơ Bằng Việt không phải là những anh hùng mang tầm vóc sử thi, tƣ thế hiên ngang và sự hi sinh với ý nghĩa cái chết gieo mầm cho sự sống nhƣ anh giải phóng quân trong Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân hay Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu,… Nhiều bài thơ về người lính được ông sáng tác khi đi thực tế chiến trường nên hình tượng người lính mang tính chất kí sự đậm nét. Ông khắc hoạ chiến trường khốc liệt, đầy gian khổ nhưng cũng là nơi vẻ đẹp của những con người Việt Nam toả sáng, bình dị và anh dũng. Vẻ đẹp ấy được kết tinh trong hình tượng người lính – những chiến sĩ không tên chung sức làm nên lịch sử. Hàng loạt những bài thơ của Bằng Việt đã tập trung khắc hoạ hình tượng người lính: Trước cửa ngõ chiến trường; Những gương mặt, những khoảng trời; Người giữ tuyến đường xuân;…

Những chiến sĩ trẻ măng hẹn ngày gặp lại Những gương mặt bình thường như lẽ phải Mỗi gương mặt sinh ra để đón một vòm trời

(Những gương mặt, những khoảng trời) Đó là những chiến sĩ kiên cường, dũng cảm:

Những thuỷ lôi chín mắt ở Hàm Rồng Hau háu trên sông giữa luồng nước lũ Anh đã vớt không quả nào kịp nổ Hai tay trắng làm đui mù điện tử

(Người giữ tuyến đường xuân)

Bàn tay những con người vốn làm bạn với cuốc cày, giờ đây trong cuộc chiến, bằng sự gan dạ và mưu trí, bàn tay ấy đã tháo gỡ mọi khó khăn. Người lính không quản ngại gian khổ, bất chấp nguy hiểm, vƣợt qua muôn vàn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Hình ảnh những thuỷ lôi gợi cho ta nhớ đến những đoàn tàu “Không số”, những người chiến sĩ được dự lễ truy điệu cho chính mình trước khi đi làm nhiệm vụ. Chính tình cảm thiết tha với Tổ quốc, với nhân dân và vẻ đẹp bình dị của người lính đã làm kẻ thù khiếp sợ.

Cùng với hình tượng người lính, hình tượng những cô gái thanh niên xung phong cũng đƣợc nhà thơ khắc hoạ khá đậm nét. Họ là sự giao thoa rất đẹp giữa hình ảnh người lính và người phụ nữ, họ là những cô gái thanh niên xung phong, em gái giao liên, cô nữ dân quân dịu dàng, kiên cường, dũng cảm. Những bài thơ nhƣ: Huế, tấm lòng em; Nhà giữ trẻ; Về Huế đêm rằm;

Đi chợ tết; Tiếng hát dọc những cánh rừng; Mừng em 16 tuổi;… đã thể hiện rõ hình tƣợng này.

Khi đứng trước mưa bom bão đạn, chị em không hề sợ hãi mà càng kiên cường, bất khuất.Trong chiến đấu, họ là những chiến sĩ thực thụ, gan dạ, can trường, dũng cảm, không thua kém các đấng mày râu:

Những năm gay go, em chịu quen rồi Đã bơi qua sông đêm, đã bò lên bốt giặc Đã tuốt lúa bằng tay, đã nuốt đau bằng mắt Đã gặp đƣợc nhiều điều trong ƣớc vọng đời em

…Năm năm em biệt cửa nhà

Bàn chân mƣa nắng chai ra nhiều rồi Cực thì có cực mà vui

Chiến khu ta, củ sắn lùi cũng ngon

(Huế, tấm lòng em)

Những cô gái thanh niên xung phong trong chiến đấu ác liệt, gian khổ ấy, họ dám từ bỏ mái trường để lên đường chiến đấu. Họ chịu đựng mọi đắng cay, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Những gian khổ của cuộc chiến không làm đổi thay tâm hồn của những cô gái tưởng rằng chân yếu tay mềm:

Chiến tranh qua, chỉ lạ lùng/ Làm tim em đập, khôn cầm yêu thương! Trái tim họ vẫn thuỷ chung nhƣ nhất, luôn là những cô gái hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời: Nhƣng vui chân quá, vui chân thế/ Chị ơi, thôi chị chẳng nên hờn/ Hôm nay đi chợ quên đường nhé!/ Đánh Mỹ rồi, em lại trẻ con.

Sức sống lâu bền trong thơ Bằng Việt đƣợc bắt nguồn từ cuộc sống để rồi quay về cuộc sống, lấy sức sống và tiếng nói từ chính hiện thực vừa có chiều rộng của cuộc đời, vừa có chiều sâu của cảm xúc. Nhà thơ viết mà cũng là đang trải lòng mình để giãi bày, tâm sự. Những cảm xúc chân thành đã để lại dấu ấn đậm nét trong trái tim độc giả về một giọng thơ ấm áp nhƣng cũng đầy lí trí, suy tƣ.

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)