Các thể thơ khác

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 107 - 116)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THUỘC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT

3.3. Giọng điệu và thể thơ

3.3.2.2. Các thể thơ khác

Trong sáng tác của mình, Bằng Việt sử dụng đa dạng các thể thơ.

Ngoài thể thơ tự do là thể chiếm ƣu thế, ông còn sử dụng một số thể thơ nhƣ:

lục bát, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ.

Thơ lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc, nó ra đời trong hành trình lao động sản xuất của con người. Đặc điểm của thơ lục bát là nhịp nhàng, uyển chuyển, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người và đặc biệt linh hoạt trong việc kéo dài hoặc dồn ngắn tác phẩm. Trong ca dao, ta bắt gặp nhiều bài chỉ có một cặp câu lục bát: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” nhƣng cũng đủ để diễn tả một ý nghĩa trọn vẹn sâu sắc. Trong văn học trung đại, dân tộc Việt Nam tự hào với Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3254 câu lục bát nhưng có nhiều người đã thuộc lòng toàn bộ tác phẩm đồ sộ ấy. Thời hiện đại, thơ lục bát vẫn rất thông dụng, có thể kể đến nhiều tác giả thường sử dụng thể thơ này như Nguyễn Bính, Tố Hữu,…

Đây là thể thơ Bằng Việt sử dụng tương đối nhiều và có một số tác phẩm mang đậm phong cách của ông. Có thể kể đến nhƣ: Quảng Bình, đêm nghe bom toạ độ; Truông nhà Hồ; Cuối năm; Nhớ; Về Hương Sơn, năm sơ tán ấy; Bến Ninh Kiều; Về Huế, đêm rằm; Đọc lại Nguyễn Du; Tuổi giữa chừng; Lục bát cầu may;…

Thơ lục bát của Bằng Việt mang hơi thở của cuộc sống mộc mạc, mang điệu hồn ca dao, điệu hồn dân tộc:

…Quê nhà gói bánh khi nao Rừng dong lá mới xanh vào mãi đây

Ngẩn ngơ giữa cảnh rừng dày Ngỡ giang tay đã ôm đầy quê hương

(Cuối năm)

Những cảm xúc về quê nhà trong một ngày cuối năm với những nhớ nhung, ngẩn ngơ, chờ đợi đƣợc nhà thơ đƣa vào một cách tự nhiên, truyền cảm. Những dòng thơ lục bát nhƣ lời tâm sự chân thành để bộc bạch về nỗi nhớ. Khi sử dụng thể thơ lục bát, nhà thơ đã cố gắng đƣa vào thể thơ dân tộc một hơi thở mới. Với cách viết thoải mái, không kì khu chặt chẽ về cấu tứ và vần điệu, chỉ bàng bạc khơi gợi, ông đã thổi linh hồn vào thể thơ lục bát theo một cách riêng, tài hoa, độc đáo:

Ngƣợc xuôi đá núi cũng mòn

Chút phân vân tuổi trăng tròn đã qua…

Em nhƣ một bóng cửa nhà Sau gian nan đủ ngỡ là bình yên

(Nhớ)

Vẫn là thể thơ dân tộc những Bằng Việt đã đƣa vào những nét riêng của phong cách thơ ông. Nhà thơ Lê Quốc Hán nhận xét: So với các thể thơ khác, những bài thơ lục bát mà Bằng Việt công bố không nhiều, nhƣng chúng có nét

riêng với sự tinh tế trong cảm xúc, sự độc đáo trong cấu tứ và sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn từ. Nói theo cách của nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, có thể đặt tên cho chúng là: “Lục bát Bằng Việt” [8; 30].

Thể thơ 5 chữ cũng đƣợc Bằng Việt sử dụng trong các sáng tác của mình nhƣng số lƣợng không nhiều.

Thể thơ 5 chữ được hiểu một cách thông thường là tất cả các dòng thơ trong bài đều có 5 chữ. Trong các sáng tác của nhà thơ, nhƣng bài viết theo thể 5 chữ có thể kể đến như: Về Nghệ An thăm con; Những câu thơ trên đường;

Bách thảo; Muộn; Thôi hãy khoan; Tạnh mƣa rừng; Vợ thời @; Cầu vƣợt;…

Đặc điểm của thể thơ này là câu chữ ngắn gọn, cô đọng, súc tích gần giống với thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật, nhưng không bị gò bó về số lượng câu trong bài hoặc trong mỗi khổ thơ. Những câu thơ ngắn đƣợc nhà thơ vận dụng phù hợp để sáng tác những bài đáp ứng nhu cầu phản ánh thời sự, các câu thơ ngắn gọn mang tính chất tự sự nóng hổi về các vấn đề mới của thời đại:

Xếp hàng ngang cùng lách Hiện đại và thô sơ

Xếp hàng dọc mà len Vƣợt lên mà cứu cánh Còi xe dồn lanh lảnh Mồ hôi tháo đầm đìa Có kế gì phù phép

Sang được đường bên kia (Cầu vƣợt)

Những dòng thơ ngắn, gấp gáp nhƣ chính nhịp sống hối hả của con người thời hiện đại, ai cũng muốn chen lấn để đi trước, đi nhanh hơn. Lấy một khung cảnh điển hình thường thấy của xã hội hiện đại là tắc đường, nhà thơ đã tái hiện cả nhịp sống xô bồ của con người trong thời đại mới. Thể thơ

này còn đƣợc ông sử dụng nhƣ một thủ pháp bộc bạch tâm tình, thủ thỉ trong sáng tác dành cho thiếu nhi. Về Nghệ An thăm con là một ví dụ: Con đan lá nguỵ trang/ Con che đèn đánh lửa/ Con đƣa em xuống hầm/ Biết xoay lƣng chắn cửa.

Giọng điệu tâm tình được thể hiện rất rõ trong bài thơ, lời của người cha khi thấy con khôn lớn là những lời chân thành và giàu lòng yêu thương nhất. Ngoài ra, Bằng Việt còn sử dụng thể thơ này để thể hiện những chiêm nghiệm hay khơi gợi những kỉ niệm xƣa cũ.

Thể thơ 7 chữ đƣợc Bằng Việt sử dụng trong các sáng tác nhƣng không nhiều. Một số bài tiêu biểu nhƣ: Đi chợ tết; Vĩ Dạ tết Mậu Thân 68;

Vọng Hải Đài; Qúa chừng; Nghìn trùng quay lại; Hai bài tứ tuyệt; Lặng lẽ;

Hoa phƣợng;… Với việc sử dụng thể thơ bẩy chữ, nhà thơ đã gợi âm điệu cổ điển của những bài thơ thất ngôn Đường luật và bộc lộ tâm tình, hoài niệm hoặc khơi gợi nguồn sáng tác từ những thi đề, thi hứng của thơ ca trung đại.

Các bài thơ viết trong thời kì kháng chiến mang âm hưởng của cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc, nhiều khi pha chút giọng vui tươi. Nhưng các bài viết sau chiến tranh bớt đi tính tự sự và chất hướng ngoại, nghiêng nhiều về bộc lộ nội tâm cùng với những suy nghĩ, chiêm nghiệm. Chẳng hạn:

Men rƣợu vào thu thơm dậy đêm Qủa chín như mơ đậu trước thềm Nhƣng cây chƣa thức khoan đừng hái Đâu phải mùa xuân cây dễ quên

(Hai bài tứ tuyệt)

Trong bài thơ ta có thể thấy rõ âm hưởng của thơ Đường: từ cách gieo vần, ngắt nhịp đến cấu tứ bài thơ đều mang đậm sắc thái Đường thi. Cũng từ đặc điểm này, nhà thơ đã khéo léo gửi gắm tâm sự và những trải nghiệm của mình vào từng câu chữ. Độc giả cũng có thể nhận thấy sự nỗ lực cách tân thơ

hiện đại mà một trong số đó là đưa âm hưởng của thơ Đường vào thơ ca hiện đại. Đồng thời thấy đƣợc dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ trong suốt hành trình sáng tác.

Thể thơ 8 chữ đƣợc sử dụng trong một số bài, tiêu biểu nhƣ: Mẹ, Tiềm thức; Rồi sẽ tới; Nghe Bác Hồ dặn lại; Ngày đã đứng trƣa;… Với mỗi câu thơ gồm 8 chữ, thể thơ này phù hợp để tác giả bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình. Thơ tám chữ của Bằng Việt viết theo cách riêng: giản dị, gọn gàng và bộc lộ cảm xúc một cách chân thành, hầu hết các bài đều đƣợc độc giả đón nhận. Mẹ là một minh chứng:

Ôi mẹ già trên bản vắng xa xăm Con đã đi rồi, mấy khi trở lại?

Dằng dặc Trường Sơn những mùa gió trái Những mùa mƣa bạc trắng cả cây rừng

Đó là những tình cảm của người con gửi đến mẹ trong sự biết ơn và xúc động sâu sắc. Người mẹ ấy không phải là người đã sinh ra nhưng lại hết lòng yêu thương, che trở cho bộ đội, nhất là những chiến sĩ bị thương. Chính tình cảm chân thành ấy đã kéo gần lại những trái tim trong tình mẫu tử thiêng liêng. Đó là những người mẹ vô danh trong cuộc chiến nhưng đã làm nên tƣợng đài bất tử: Mẹ Việt Nam anh hùng.

*

* *

Nhìn một cách khái quát, Bằng Việt đã có những đóng góp nhất định trong toàn bộ tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng thơ Bằng Việt vẫn còn những hạn chế. Ông thường bị thiên lệch về lí trí trong mối quan hệ giữa cảm xúc và lí trí trong thơ. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể vừa gián tiếp qua liên tưởng và

những tưởng tượng phong phú. Có thể nói cảm xúc là cội nguồn của thơ.

Nhƣng thơ không đơn thuần là cảm xúc hay sự bày tỏ cảm xúc. Thơ còn ẩn giấu bên trong những triết lí, suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời, về những điều nhà thơ nhìn thấy và trải nghiệm. Từ cảm xúc đến suy nghĩ trong thơ hình thành một trục vận động, trong đó lí tính và cảm xúc có mối quan hệ đan cài, tương trợ cho nhau. Nhà thơ phải kết hợp hài hòa hai yếu tố này. Chỉ có cảm xúc mà không có lí tính sẽ khó đạt đến chiều sâu khái quát. Nếu coi nhẹ cảm xúc sẽ làm thơ khô khan, thiếu đi sức sống. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện khá rõ trong tập thơ Hương cây – Bếp lửa, tập thơ in chung giữa Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, đồng thời cũng cho thấy hai nhà thơ với hai phong cách:

một cảm xúc nồng nàn, một lí trí sắc sảo.

Thơ Lưu Quang Vũ giàu cảm xúc tinh tế, đấy là những rạo rực đầu đời - tình bạn, tình yêu, tình quân dân, tình quê hương... luôn đan xen một cách ý vị: Ta đi giữ nước yêu thương lắm/ Mỗi xóm thôn qua mỗi nghĩa tình. Đặc biệt bài Vườn trong phố của ông được nhiều người chép vào sổ tay và thuộc nằm lòng:

Trong thành phố có một vườn cây mát Trong triệu người có em của ta

...Nơi lá chuối che nghiêng nhƣ một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc

Se sẽ chứ, không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ƣớt của làn môi

Giữa thời bom đạn ầm ào, nóng bỏng, thơ Lưu Quang Vũ vẫn có được một không gian dịu mát, thật là hiếm hoi. Đấy là sự non tươi trong thơ chống Mỹ. Sự non tươi gây ấn tượng thật mạnh mẽ. Sự non tươi không bị lãng mạn hóa, mà là sự non tươi chân thành nhất của tâm hồn người lính trẻ đầy mơ mộng. Nhiều câu thơ của ông thuở ấy còn non tươi đến tận bây giờ:

Dãy bàng lên búp nhỏ Xanh như là thương nhau

(Chƣa bao giờ) Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ

Em nhƣ cầu vồng bảy sắc hiện sau mƣa (Vườn trong phố) Phút đƣa nhau ta chỉ nắm tay mình Điều chƣa nói thì bàn tay đã nói Mình đi rồi hơi ấm còn ở lại

Còn bồi hồi trong những ngón tay ta (Hơi ấm bàn tay)

Những hình ảnh so sánh ví von đƣợc đƣa vào thơ đầy mới lạ: “Xanh như là thương nhau”, “Em như cầu vồng bảy sắc...”. Nó làm cho thơ Lưu Quang Vũ rực rỡ màu sắc, cái sắc màu mà chỉ có con mắt của người thi sĩ trẻ tuổi mới nhìn thấy đƣợc. Và cái “hơi ấm bàn tay” nữa, nó khiến cho những người yêu nhau cảm nhận được những khao khát lớn lao trong cuộc chiến đấu sống còn một thuở: “Bàn tay ta trên ngực lớn cuộc đời”.

Thơ Lưu Quang Vũ khởi ra từ niềm đam mê chân thật, kể cả khi nhà thơ nói lớn về lý tưởng, về cuộc chiến đấu: “Từng viên đạn lắp vào nòng pháo - Bồi hồi nghe hương lá bưởi lá chanh”, ta vẫn đọc thấy sự bồi hồi xao động của một tâm hồn còn non trẻ trước cuộc đời vô cùng rộng lớn. Thơ ấy là thơ rung lên từ cảm xúc hồn nhiên, như hương cây tỏa ra cùng trời đất.

Khác với Lưu QuangVũ, Bằng Việt lại mang tới một giọng thơ giàu suy tư, ngẫm ngợi - giọng thơ của người trí thức mới. Bằng Việt mang tới cho thơ ca thời ấy một tầng văn hóa đương đại được vun đắp bởi trí thức mở rộng ra thế giới. Bằng Việt biết nghe nhạc giao hưởng Beethoven và nhận ra giá trị mới mẻ của nó trong cuộc kháng chiến chống lại cái chết của dân tộc:

Nghĩ chi em, bốn tiếng sấm bão bùng Bốn tiếng đập dập vùi số phận

Bốn cái tát trong cuộc đời gián gậm Bốn thanh âm dựng đứng tâm hồn lên!

...Đừng ngồi yên trong cuộc sống bình yên Khi bốn tiếng vang tàn khốc còn nguyên

(Beethoven và âm vang hai thế kỷ)

Cũng viết về những lớp học trong lòng đất, nhƣng Bằng Việt không miêu tả “bom đạn trên đầu, sự sống giữa đất sâu” mà anh mở một góc nhìn về phía tri thức mới của thế hệ đang chuẩn bị cho tương lai:

Cô-péc-níc và Niu-tơn đã cùng các em xuống đấy Ơ-cơ-lit và Pi-ta-go đã cùng các em xuống đấy Bên bãi tha ma ngọn đèn dầu rực cháy

Bên bãi tha ma đang bắt đầu tương lai.

(Học trò Hà Tĩnh)

Với cách nhìn lấp lánh trí tuệ, Bằng Việt đã mở rộng biên độ rung cảm của mình để hòa nhập cùng thế giới. Từ Thư gửi một người bạn xa đất nước, Lời chào từ Việt Nam 1966, nhà thơ đã chia sẻ nỗi lòng của những người cùng đứng lên giải phóng xích xiềng đế quốc:

Hỡi mây trời, sứ giả bay về đâu

Đang trong bước vui, lại chùng bước nhớ...

...Đêm trong ngần đối diện với lòng tôi Ngỡ nhƣ xƣa mà đã khác xƣa rồi

Hoặc nhắc tới những “Kỷ niệm về Chê Ghê-va-ra” (Gửi một bạn Cuba), người anh hùng du kích luôn “muốn nơi nào cũng có Việt Nam” như một đồng điệu “không ngừng thổi gió lên” trong tinh thần bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược. Thơ Bằng Việt nhờ thế mà đã tạo ra được hướng mở cho “thơ chống Mỹ”

ngay từ thời đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của chúng ta.

Nhƣng thơ Bằng Việt không chỉ đƣợc viết bằng trí tuệ, mà còn để lại nhiều ấn tượng ngạc nhiên bất ngờ trước những rung cảm độc đáo và mới mẻ.

Những câu thơ thuở ấy của ông còn được người đọc nhớ mãi:

- Gáy sách cũ xếp chồng nhƣ kỷ niệm - Những gác xép bộn bề hy vọng - Mỗi ngõ nhỏ dấu một lời tâm sự - Tôi trở lại những lối mòn tình tự Cánh bướm màu hạnh phúc cứ bay đôi - Ôi rất lâu rất lâu

Tôi mới lại đi một ngày thong thả Thành phố nhƣ tim tôi yên ả Sau rất nhiều gian lao

(Trở lại trái tim mình)

Và đặc biệt là bốn câu thơ da diết một tình yêu xen lẫn tự hào về Thủ đô - trái tim của Tổ quốc, thấm đẫm sắc màu huyền thoại:

Sông Hồng ơi! Dông bão chẳng phai màu Rùa thần thoại vẫn nhô lƣng đội tháp Chùa Một Cột đổ lên đầu giặc Pháp Lại nở xòe trọn vẹn đóa hoa sen

Với cái nhìn thi sĩ đƣợc chiếu rọi qua lăng kính văn hóa, Bằng Việt đã mang đến cho “thơ thời chống Mỹ” một dung lượng suy tưởng mới. Nó vượt lên những cảm xúc đơn điệu, sáo mòn của loại thơ chỉ thiên tình cảm, vì thế mà đánh thức cả một thế hệ làm thơ hướng tới những sáng tạo trong chiều sâu của tri thức và tư tưởng hiện đại.

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)