CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THUỘC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT
3.3. Giọng điệu và thể thơ
3.3.1.2. Giọng suy tƣ triết lí
Thơ khởi nguồn từ tình cảm nhƣng không phải duy nhất chỉ có tình cảm của nhà thơ, Sóng Hồng cho rằng: “Thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật”. Tình cảm và lí trí trong thơ không loại trừ nhau mà luôn gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau. Sự hàm súc và chiều sâu luôn là yêu cầu cần có đối với thơ, mà điều đó chỉ có thể đạt đƣợc bằng cách huy động sức mạnh của lí trí, thông qua suy tƣ, chiêm nghiệm. Thơ Bằng Việt có sức mạnh của trí tuệ, của chiều sâu khái quát. Là người được trang bị vốn văn hóa vững vàng, trí tuệ thông minh bẩm sinh cùng với vốn sống phong phú đã giúp cho nhà thơ có khả năng nắm rất đúng, rất trúng cái thần của sự việc. Từ đó ông có nhiều phát hiện, khái quát sâu về dân tộc, thời đại, về cuộc sống, về con người. Những khái quát, đúc kết đi vào thơ Bằng Việt một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn trong giọng thơ suy tƣ, chiêm nghiệm.
Bên cạnh giọng điệu trữ tình sâu lắng, thơ Bằng Việt còn mang đậm giọng điệu suy tư, triết lí. Giọng điệu suy tư triết lí trước hết được thể hiện ở những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người và thời đại. Ông đã quan sát, nhìn nhận từ hiện thực cuộc sống để từ đó đƣa ra những nhận định về con người và xã hội. Những nhận định này mang ý nghĩa khái quát và có giá trị tư tưởng sâu sắc: Người đọc có thể nhận thấy điều đó ngay từ nhan đề của nhiều bài thơ: Tột cùng gian truân, tột cùng hạnh phúc; Những gương mặt, những khoảng trời; Trước của ngõ chiến trường; Những vỉa than ngầm;
Đứng trước thế kỉ XX; Nghĩ lại về Pauxtopxky; Ném câu thơ vào gió; Thơ còn gì hôm nay?... Ngay từ cách đặt nhan đề cho mỗi bài thơ, tác giả đã gửi gắm trong đó những suy nghĩ sâu sắc. Điều này gợi mở trong tâm trí độc giả nhiều ý nghĩa, buộc người đọc phải tìm tòi, giải mã bằng sự chiêm nghiệm. Không phải nhà thơ nào cũng có thể gửi gắm chiều sâu của sự suy tưởng vào thơ, muốn làm được điều này, người cầm bút phải có vốn sống, sự hiểu biết phong phú và đặc biệt là một khả năng liên tưởng, khái quát cao độ.
Giọng điệu suy tư triết lí còn được thể hiện ở sự nhận thức con người và thời đại mà ông đang sống. Những suy tư giàu liên tưởng khiến cho giọng điệu triết lí không khô khan mà có hình, có sắc. Khi ông nói về lí tưởng sống của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam trong bài thơ Người đi cùng một đường ta cảm nhận được sự chân thành, đầy tự hào của ông về đất nước:
Ngỡ mọi nẻo đường đất nước đi qua Chắt lọc lại thành tấm lòng của bạn Tấm lòng trải ra:
“Sau mất mát nghìn đời, vẫn là lƣợng phù sa”
Giọng thơ suy tƣ triết lí đã đƣa ý thơ vƣợt qua ranh giới của cảm xúc đối với một đối tượng cụ thể để trở thành nhận định về lớp người, một dân tộc. Nơi nào trên mảnh đất Việt Nam cũng in dấu những chiến công anh hùng chống giặc ngoại xâm, in dấu những con người cần cù, chịu thương chịu khó vƣợt qua mọi khó khăn để chắt lọc sự sống. Cũng vẫn cùng một giọng điệu ấy, nhà thơ đã có những suy nghĩ về nhiều mặt của cuộc sống. Cuộc sống có biết bao điều ngẫu nhiên, có bao nhiêu điều kì lạ mà không phải khi nào ta cũng nhận ra bản chất của nó để thấy hết đƣợc ý nghĩa nghĩa tồn tại của mọi thứ xung quanh. Đôi khi những sự vật nhỏ bé, thân thuộc lại khơi dậy nhiều suy tƣ:
Đi sao không hết lòng mình Không sao tìm ra giới hạn Cỏ bỗng làm tôi rơi nước mắt Những vỉa than ngầm thời trẻ Đã bao giờ cháy hết đâu em?...
(Những vỉa than ngầm)
Thế mạnh của giọng điệu suy tƣ triết lí chính là sự khái quát, bất ngờ tạo ra những đột biến trong nhận thức theo logic thông thường của người đọc.
Giọng điệu này thường tạo ra cho bài thơ tính trang trọng và giàu sức thuyết phục. Giọng suy tƣ chiêm nghiệm rất gần với chất chính luận. Không khéo léo sử dụng hình ảnh, ngôn từ cũng rất dễ rơi vào tình trạng khô khan, khiên cƣỡng làm mất đi sức hấp dẫn của bài thơ.
Theo dòng thời gian và sự đổi thay, thơ cũng sâu lắng cùng với tuổi đời.
Có lẽ vì thế mà càng về sau, khi chứng kiến và trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn, thơ Bằng Việt càng thấm đẫm giọng điệu suy tƣ triết lí. Ông sử dụng giọng điệu ấy để bộc lộ những chiêm nghiệm về xã hội, về con người. Ông khái quát những suy ngẫm ấy trong những dòng thơ mang nhiều chua xót:
Kinh tế thị trường giá mua cực đắt Phải biết bày trò quảng cáo độc chiêu!
Bách chiết thiên ma là nghề kiếm sống Rát bỏng hai tay nhƣng vẫn phải liều!
Là một con người thông minh, sắc sảo lại có nhiều trải nghiệm, lăn lộn với cuộc sống nên nhà thơ có cái nhìn thấu đáo về sự đổi thay của thời cuộc.
Suy tư về con người, cuộc sống, ông phát hiện và biểu đạt những quy luật của cuộc đời, nhắc nhở mọi người trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội. Nền kinh tế thị trường thúc đẩy nhịp sống của xã hội nhanh chóng hơn, đồng thời cũng khiến cho con người xô bồ, gấp gáp trong cuộc mưu sinh đầy khốc liệt.
Đôi khi vì đồng tiền, vì miếng cơm manh áo, con trẻ cũng bị cuốn vào vòng xoáy khốc liệt của kinh tế thị trường:
Trẻ con bỏ nhà đi hướng dẫn tham quan Xách mớ hàng tạp hóa nhôm nhoam Thổ cẩm linh tinh, ví tay, túi xách…
…Em bẩy tuổi đầu đã lăn lóc mưu sinh!
(Du lịch sinh thái)
Cũng có lúc ông đƣa ra lời khuyên đầy ý nghĩa về những điều con người vẫn hằng mong đạt được. Ai cũng muốn “lên cao”, ai cũng muốn có một vị thế trong xã hội, nhƣng ít ai hiểu đƣợc bản chất thực sự của cuộc sống ở trên cao ấy. Nhà thơ đã khắc họa điều này trong những vần thơ nhƣ muốn nhắc nhở tất cả mọi người: Lên cao/ Càng lên cao càng cô đơn/ Mạch càng đập nhanh hơn/ Để chống tim đông máu!/ Môi trường sạch lí tưởng/ Nhưng bên trong vẫn ủ kín vi trùng! (Lên cao)
Nhƣng cuối cùng, trong thơ Bằng Việt, ta vẫn luôn tìm thấy niềm tin bất diệt vào con người, vào cuộc đời và những giá trị chân lí. Nhà thơ vẫn khẳng định những giá trị cao quý nhất nằm trong mỗi con người. Dù hoàn cảnh xã hội có thay đổi thì con người vẫn đóng vai trò cốt lõi, quan trọng nhất:
Những giá trị bình thường không chói lên tự nó, Giá trị đƣợc nhân lên từ sách vở bao đời,
Từ lớp lớp phế hƣng của thời gian trầm tích…
Di tích có hồn chăng? – Cũng nhờ chính con người!
(Lịch sử và uy tín)
Nhƣ vậy, trong rất nhiều yếu tố cấu thành tƣ duy thơ của một nhà thơ thì giọng điệu là một trong những thành tố quan trọng làm nên cái chất riêng của nhà thơ ấy. Giọng điệu đƣợc hình thành thông qua sự phối hợp tổng hoạt của nhiều thủ pháp nghệ thuật: cách dùng từ, lựa chọn hình ảnh, nhịp điệu,…
Bằng Việt đã tạo đƣợc cho mình một giọng điệu riêng, xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác. Chính giọng điệu ấy đã khơi dậy, đã đánh thức sức trẻ, niềm tự hào dân tộc còn tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam.