Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỉ XX

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT

2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Bằng Việt

2.1.2. Cảm hứng thế sự - đời tƣ

2.1.2.1. Vẻ đẹp của con người và nhân loại trong thế kỉ XX

Sống trong thế kỉ đầy bão táp cách mạng – thế kỉ XX, những nhà thơ trẻ như Bằng Việt thấu hiểu những hy sinh, gian khổ, mất mát đau thương của chiến tranh, đồng thời cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp và sức mạnh của nhân dân, cách mạng các nước trên thế giới. Vì vậy, thơ Bằng Việt còn hướng tới khám phá Tổ quốc và nhân dân trong bề rộng của không gian, trong mối liên hệ với thời đại, với các dân tộc bạn bè năm châu. Bằng Việt không chỉ viết về nỗi đau, sự mất mát, sức vươn dậy của dân tộc Việt Nam. Nhà thơ còn viết về

nhân loại trên thế giới, đồng cảm với nỗi đau, nỗi buồn của họ và thức dậy ngọn đuốc lương tri trong mỗi con người.

Từ điểm nhìn khái quát của lịch sử, tác giả ghi lại bằng thơ những địa danh, những anh hùng đã trở thành bất tử. Những con người làm nên lịch sử, họ bước vào thơ Bằng Việt rất bình dị, đại diện cho nhân dân anh hùng, cho những xứ sở anh hùng. Chẳng hạn, đó là đất nước Cu-ba với những con người vĩ đại, hùng tráng, giàu lòng quả cảm. Họ đi vào những trang sử, vào trái tim người dân Cu-ba và nhân dân thế giới. Đó là những Phi-đen Catxtơrô, là Chê Ghêvara,…

Bạn đã kể tôi nghe

Về Xiera Maextơra hùng tráng Về những con người Cu-ba quả cảm Về Phi-đen và Chê Ghêvara…

(Kỷ niệm về Chê Ghêvara)

Một Cu-ba thân thương, một người bạn chí tình của dân tộc Việt, dù cách xa nhau nửa vòng trái đất nhƣng thật gần gũi xiết bao. Những cái tên làm rạng danh lịch sử Cu-ba nhƣ hiện diện trong cuộc chiến đấu gian khổ mà vĩ đại của Việt Nam. Điều mới lạ khi ghi lại chân dung những người anh hùng trên thế giới, trong những thời khắc lịch sử quan trọng Bằng Việt luôn mở rộng trường liên tưởng với cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của đất nước mình:

… Ghêvara có tới Việt Nam?/ Tới những rừng Tây Nguyên/ Làm hầm chông bẫy đá/ Lội những vạt bùn U Minh vất vả/ Chèo ghe qua Đồng Tháp Mười…Ở đây, chúng ta thấy được nét tương đồng của hai cuộc đấu tranh của hai dân tộc cách nhau “nửa vòng trái đất” (Tố Hữu). Bởi vậy, người đọc nhận thấy trong thơ Bằng Việt dường như vang vọng một cách rất hài hoà những âm hưởng chung của bản anh hùng ca cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Với vốn kiến thức phong phú và tâm hồn nhạy cảm của mình, Bằng Việt có nhiều cảm nhận về con người trong thế kỉ XX. Beethoven và âm vang hai thế kỷ như một bản nhạc với âm hưởng hào hùng về trí tuệ và trái tim đầy nhiệt huyết cách mạng của người trí thức trẻ Beethoven:

Từ chiến đấu sẽ sinh ra chân lí

Cho vòng yêu thương nở giữa con người Bê-tô-ven đã từng khao khát thế

Bê-tô-ven như người đồng chí Bê-tô-ven như người chiến sĩ

Gióng hồi chuông giao hưởng của niềm vui!

Giữa thế kỉ XX, một thế kỉ “ra hoa trong lửa bỏng”, niềm khao khát lớn nhất của những trái tim nhân đạo là hoà bình, con người mở lòng để yêu thương. Nhưng vẫn còn đó chiến tranh với sự khốc liệt tận cùng: Nghĩ chi em? Nghĩ chi em? Từng phút/ Giữa thế kỉ nhƣ lò lửa đốt/ Không cho ai hờ hững bình yên. Vẫn còn đó những dân tộc bị giày xéo dưới gót chân xâm lƣợc, của bom đạn, của nội chiến…

Những người Xi-nai đen như bóng đêm Im lặng xót xa sau hàng song sắt

Chỗ sáng nhất – hàm răng và con mắt Quân It-xra-en nhằm vào

Những người nghèo Đi-tơ-roi xanh xao Im lặng kéo lê ngày dài nặng nhọc Mấp máy đường gân khô khốc Nhƣ vết roi hằn của đảng Ba K

(Màu và tiếng)

Tấm lòng chan chứa yêu thương, cảm thông của nhà thơ như muốn sẻ chia cùng mọi số phận bất hạnh, mọi dân tộc bị đẩy vào ngõ tối của chiến

tranh. Bởi chính nhà thơ đã đƣợc sinh ra và chứng kiến những năm tháng khổ cực, đau thương của một dân tộc sẵn sàng hi sinh tất cả để giành lại độc lập, tự do.

Đi nhiều, biết nhiều, viết nhiều, Bằng Việt đã khắc hoạ những con người, những đất nước ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều bài thơ chính là sự chọn lọc những nét đẹp phong phú, độc đáo, tiêu biểu của con người và những mảnh đất trên khắp năm châu: Vườn Nhật Bản; Alma Ata; Ấn tượng Hi-rô-shi-ma; Casablanca; Đỉnh Prô-mê-tê; Chợ vòm Maxcơva;… Không chỉ ấn tượng với vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người của những quốc gia khác nhau, Bằng Việt còn ngậm ngùi trước những mất mát do chiến tranh gây ra ở những vùng đất xa lạ. Một trong số đó là thành phố Hi-rô-shi-ma của Nhật Bản bị bom nguyên tử tàn phá. 52 năm sau, nhà thơ có dịp tưởng nhớ những linh hồn vô tội trong thảm hoạ ấy, và nỗi đau nhƣ vừa mới hôm qua: Xung quanh đài tưởng niệm/ Những hàng cây dậy tiếng ve kêu/ Ve kêu đời đời kiếp kiếp/ Kêu đến khi nao trở lại làm người… (Ấn tượng Hi-rô-shi-ma).

Qua những vần thơ của mình, Bằng Việt đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp của rất nhiều xứ sở, con người khắp nơi trên thế giới. Mỗi mảnh đất nhà thơ đã đi qua, mỗi con người nhà thơ gặp gỡ đều ghi dấu ấn riêng biệt trong thơ.

Những vần thơ đã kéo gần những con người xa lạ đến với độc giả trong những cảm xúc rất chân thực và gần gũi. Với cách nhìn thiên nhiên và con người vừa tài hoa, lãng mạn, vừa tinh tế, sâu sắc của tác giả đã khiến cho nguời đọc thêm yêu những nét đẹp muôn màu của thế giới. Bằng Việt đã gửi vào những vần thơ ấy một tấm lòng say mê kiếm tìm, khám phá và trân trọng vẻ đẹp của nhân loại.

2.1.2.2. Những suy tƣ chiêm nghiệm về một thế giới đầy biến động

Vào những năm 80 của thế kỉ trước, xã hội bộc lộ nhiều mặt trái, nhiều vấn đề bức xúc khi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng.

Nằm trong dòng chảy của thơ đương đại, thơ Bằng Việt sau 1975 không thể không có những tìm tòi, chuyển đổi. Hoà chung vào nỗi buôn nhân sinh đời thường như các nhà thơ chống Mỹ khác, ông càng trở nên trầm tư hơn trước những vấn đề thế sự, trước những đổi thay của cuộc sống, trước những số phận con người. Cuộc sống nhiều biến động với những đổi thay nhanh chóng đã khiến cho cảm hứng và cái tôi trữ tình trong thơ Bằng Việt ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều suy tƣ, chiêm nghiệm. Bằng cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, nhà thơ đã không né tránh những sự thật đau lòng, những bất công ngang trái và cả những trì trệ ngủ yên trong lối mòn tự mãn. Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở thành một khuynh hướng ở nhiều bài thơ khi nhà thơ đối diện với hiện thực bằng tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, nhất là khi không khí dân chủ được mở ra cùng với công cuộc đổi mới đất nước.

Thời kì này Bằng Việt vẫn giữ đƣợc sức sáng tạo dồi dào bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Hồn thơ nhạy cảm của ông đã bắt đúng nhịp thời đại với nhiều tác phẩm nhƣ: Đích; Khoảng cách giữa lời; Hội An, một lần tôi đến; Giao hưởng số chín; Người của thế kỉ trước; Mất ngủ; Lên cao; Cổ rồi; Cầu vƣợt; Đồ vật cũ;… Đối tƣợng của ông trong những tác phẩm này rất phong phú, gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Ông đặt con người của thế kỉ trước vào thế kỉ mới để nhìn nhận, đánh giá thấu đáo hơn. Do vậy, các tác phẩm không chỉ là tấm lòng của tác giả mà còn ẩn giấu bên trong những vấn đề cá nhân, những suy tƣ trăn trở về lẽ sống, về những giá trị nhân sinh thế sự.

Sau 1975, con người chưa kịp vui niềm vui trọn vẹn của ngày chiến thắng họ đã phải đối mặt với vô vàn những khó khăn trong cuộc sống thời bình. Cứ ngỡ rằng đánh đuổi đƣợc quân thù xâm lƣợc là cái đích của toàn dân tộc, nhưng sau khi giành lại được hoà bình, đất nước còn phải đối mặt với biết bao kẻ thù khác trong cuộc chiến không súng đạn. Những số phận nhỏ nhoi

trong cuôc sống bộn bề khó khăn, thiếu thốn đã gợi nỗi xót xa, thương cảm trong tâm hồn nhà thơ. Và trong chính hoàn cảnh ấy, ông đã phát hiện ra quy luật của cuộc đời:

Rằng cái đích ta nhìn thấu, khi chƣa đi

Chỉ là một chặng trao cờ, trong cuộc chạy đường dài tiếp sức Chỉ là khúc rẽ cửa sông, khi mở dòng ra biển

Tới đó, sông không dừng lại bao giờ!

(Đích)

Vậy là trên đời này không có cái đích nào là cái đích cuối cùng, con người sẽ mãi đi tìm những cái đích mới. Đây chính là những đúc rút từ trải nghiệm của tác giả về con người và cuộc đời.

Giai đoạn này Bằng Việt vẫn viết về đất nước, con người nhưng không còn tiếp tục với mạch cảm hứng ngợi ca mà chủ yếu là cái nhìn suy tƣ, nhiều trăn trở. Đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến chưa lâu, còn bao nghèo khó, bao va vấp, thậm chí còn có cả những sai lầm, hoang phí. Nhà thơ không thể đứng ngoài cuộc mà phải “phát giác sự vật ở những bề chƣa thấy - ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa” (Chế Lan Viên). Chúng ta không thể sống mãi trong quá khứ hào hùng mà phải bằng sự nỗ lực của bàn tay, khối óc xây dựng cuộc sống mới, đem lại hạnh phúc cho con người, nếu không tất cả chỉ là những chứng tích của một thời đã qua:

Cả thành phố vẹo xiêu, cần đầu tƣ bạc tỉ Quá khứ đẹp vô cùng, treo giá cũng vô song, Nhƣng làm giá cho ai, nếu thiếu đời sống thực Nếu chỉ còn những chứng tích rỗng không?

(Hội An, một lần tôi đến)

Kể từ giai đoạn đổi mới đến nay, tiếng thơ Bằng Việt lại tiếp tục mạch suy tưởng – vốn là thế mạnh của ông thời trẻ. Nhiều bài thơ của ông đã thể hiện

cái nhìn đầy chiêm nghiệm, sâu lắng về cuộc đời. Bên cạnh đó, xót xa cũng là mạch cảm xúc chủ đạo của nhà thơ khi viết về quá khứ. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Đọc lại Nguyễn Du; Nhớ Trịnh; Ngô đồng; Cổ rồi; Người của thế kỉ trước… đều thể hiện rõ cảm hứng chủ đạo này. Cái nhìn nhận việc đời lịch duyệt của tác giả đƣợc thể hiện rất rõ, chẳng hạn:

Áo cơm se sắt mái đầu

Thương nhau mà giận, ngó nhau mà buồn Rạc dài chút phận văn chương Cao sang nhoè lẫn tầm thường…ngẩn ngơ

(Đọc lại Nguyễn Du)

Bài thơ trên đƣợc Bằng Việt viết gợi cảm hứng từ hai câu thơ chữ Hán của Nguyễn Du: “Nhất sinh từ phú tri vô ích/ Mãn giá cầm thƣ đồ tự ngu”

(Một đời chuyên về từ phú, biết là vô ích/ Sách đàn đầy giá, chỉ mình làm ngu mình). Hồi tưởng về quá khứ, nhà thơ nhớ về đại thi hào của dân tộc, một con người đầy tài năng nhưng số phận không êm đẹp. Chính điều này đã gợi sự xót xa trong thái độ trân trọng của nhà thơ.

Cùng với mạch cảm hứng chiêm nghiệm về quá khứ, đứng trước những biến động của thời thế, nhà thơ có nhiều trăn trở về cuộc sống trong thế kỉ XXI đầy bất ổn. Các giá trị cũ và mới đều đƣợc xem xét trong hoàn cảnh hiện tại với những dự cảm tương lai. Cuộc sống nhân loại được cảm nhận nghiêng về nỗi buồn và sự mất mát của những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. Tập thơ Ném câu thơ vào gió với hàng loạt các bài: Bánh chƣng, bánh dầy; Lặng lẽ;

Lịch sử và uy tín; Ném câu thơ vào gió; Nghệ thuật thu nhỏ; Tự sự; Vọng Hải Đài;…đều chung nguồn cảm hứng này: Ném một câu thơ vào gió thổi/ Lời bay đi, tôi nhớ lại đời mình/ Có lắm buồn vui, có nhiều lầm lỗi/ Nhƣng không có gì xảo trá, gian manh… (Ném câu thơ vào gió).

Trong mạch cảm hứng thế sự, thơ Bằng Việt mang nhiều suy tƣ sâu sắc. Người đọc có thể bắt gặp một Bằng Việt thâm trầm, một nhà thơ triết gia hoài cổ, nặng lòng với những giá trị chân chính của quá khứ, đa sầu, đa ƣu với cuộc sống hiện tại và thấu hiểu những quy luật vĩnh cửu của cuộc đời.

Một con người đã từng đối mặt với đạn bom chiến tranh, từng đối mặt với nghèo đói gian khổ khi hoà bình mới lập lại, giờ đây lại đứng trước một xã hội đổi thay đến chóng mặt. Tất cả những điều đó đã hun đúc trong thơ ông những suy ngẫm, trăn trở và đôi khi cả dằn vặt. Từ mọi trải nghiệm của một đời người cầm bút, nhà thơ đã nói lên tiếng nói từ cõi lòng sâu thẳm với thời đại của mình.

Một phần của tài liệu Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)