CHƯƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT
2.2. Hình tƣợng nhân vật trữ tình trong thơ Bằng Việt
2.2.2. Hệ thống các nhân vật trữ tình khác
2.2.2.1. Hình tượng người bà, người mẹ
Có thể nói hình tượng gười bà là hình tượng nhân vật trữ tình đặc trưng trong thơ Bằng Việt. Nhắc đến thơ ông, người đọc hình dung đến những vẫn thơ giàu cảm xúc viết về người bà tần tảo sớm hôm, gắn với khung cảnh quen thuộc của làng quê đặc biệt là bếp lửa. Chính hình tƣợng này đã tạo nên dấu ấn đậm nét của Bằng Việt trong lòng người yêu thơ, đưa thơ Bằng Việt đến với trái tim bao thế hệ bạn đọc. Viết về hình tượng người bà, Bằng Việt có một số sáng tác nhƣng nổi tiếng và thành công nhất vẫn là Bếp lửa.
Hình tượng người bà trong thơ Bằng Việt được ông lấy nguyên mẫu từ chính người bà của mình. Những dòng thơ ông viết về bà thường gắn với những kỉ niệm tuổi thơ. Những kỉ niệm ấy không chỉ gợi sự chân thực trong thơ mà còn mang sức lay động lớn đối với độc giả. Hình ảnh người bà quen thuộc với mái tóc bạc, với chiếc gậy chống mỗi bước đi. Người bà suốt một đời vất vả, dành hết mọi vật chất và tình yêu thương cho con cháu. Đứng giữa trời chiều bà càng trở nên nhỏ bé, liêu xiêu:
Bãi cỏ lau già, bà đứng, dáng liêu xiêu Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống
Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng Tóc phơ phơ, hắt đỏ nắng chiều…
Người bà dành cả cuộc đời nuôi con nay lại chăm lo cho cháu. Chút sức lực ít ỏi còn lại bà cố gắng dành dụm để chống chọi với cuộc mưu sinh. Đứng giữa trời chiều, bãi cỏ lau già, tuổi tác của bà càng trở nên thăm thẳm. Nhƣng sóng gió cuộc đời vẫn chưa dừng lại, những gian khổ phía trước vẫn còn, chút sức lực còm cõi của bà có đủ mà chống chọi đƣợc không. Câu hỏi chƣa có lời đáp ấy như xoáy mãi vào lòng độc giả. Niềm cảm thương và những kỉ niệm chợt ùa về. Ta như thấy người bà của chính mình hiện hữu trong mỗi dòng thơ.
Dù trải qua gian khó, dù sức đã đến lúc tàn, nhưng người bà vẫn luôn là nguồn hy vọng cho con cháu. Trong con người tưởng như già nua ấy lại chất chứa yêu thương đến vô bờ:
Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương Dù da dẻ khô đi, tấm lòng không hẹp lại Giàu kiên nhẫn bà còn hy vọng mãi Chỉ mỗi ngày dắn lại, ít lời thêm
Thời gian có thể lấy đi của bà sức khỏe, làm khô gầy thân thể chứ không lấy được của người bà tình yêu thương và niềm hy vọng. Hình tượng người bà trở thành bất tử trong dòng chảy bất tận của yêu thương.
Trong vòng xoay sinh-lão-bệnh-tử của tạo hóa, bà không thể vƣợt ra khỏi quy luật ấy: Giờ bà nằm trên đất đồng làng/ Con đường cũ cháu về. Gắt gao màu nắng đỏ/ Cuộc đời bà đã đi qua tất cả/ Lẳng lặng, khiêm nhường, không dấu tích gì! Bà đã trở về với đất mẹ, bình dị, khiêm nhường. Nhưng cái còn lại mãi mãi là tình yêu thương không gì đong đếm được. Tình thương ấy trở thành động lực để người cháu trưởng thành:
Cháu dần lớn, nên người
Rất nhều điều phải đi đến tận cùng
Chỉ có lòng bà thương Đi bao giờ hết đƣợc
(Đôi dòng tiễn đƣa bà nội)
Hình tượng người bà trong thơ Bằng Việt được xây dựng hoàn toàn bằng tình cảm chân thành, đầy ắp yêu thương. Những vần thơ dung dị như những câu chuyện kể, dễ dàng in sâu vào tâm trí bạn đọc. Người bà không kì vĩ, lớn lao, không gắn với những sự kiện vĩ đại mà gần gũi, thân thương trong cuộc sống hàng ngày. Nói đến hình tượng người bà trong thơ Bằng Viêt không thể bỏ qua bài thơ Bếp lửa. Toàn bộ bài thơ là một câu chuyện kể, trong đó hình tượng bà – cháu là trung tâm. Hình tượng người bà cũng được tái hiện cùng với tuổi thơ của cậu bé năm nào:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những xánh đồng xa Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ, bà vẫn luôn dành trọn vẹn tình yêu thương cho đứa cháu của mình. Lo cho cháu từng bữa ăn bên bếp lửa, đƣa cháu vào giấc ngủ với những câu chuyện kể. Những câu chuyện cổ tích và những câu chuyện về chính cuộc đời bà. Những năm tháng ấy bà đã trở che và dạy dỗ cho đứa cháu những điều hay lẽ phải, dạy cháu nên người. Tình yêu thương của bà thật lớn lao: Bà dạy cháu lám, bà chăm cháu học/ Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc… Khó khăn bộn bề của cuộc sống không làm bà nao núng. Ngay cả khi giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng tin:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thƣ chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn đƣợc bình yên”
Trong con người đã bước vào lúc xế chiều của cuộc đời, tưởng như sức đã tàn, lực đã kiệt lại chứa đựng một ý chí quật cường, một niềm tin sắt đá.
Tình yêu đã trở thành nghị lực sống để bà vƣợt qua mọi gian lao. Bà cũng là người khơi dậy niềm tin mãnh liệt cho những thế hệ tương lai.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Hình ảnh người bà gắn với biểu tượng bếp lửa, là nơi giữ ấm và truyền hơi ấm đến tất cả mọi người. Bếp lửa thiêng liêng ấy gắn với tuổi thơ của mỗi người trong tình yêu thương, trở che của bà. Khi mọi biến động đã đi qua, cái mà người cháu luôn đau đáu trong tim chính là bếp lửa. Điều đó hoàn toàn có thể lí giải đƣợc bởi lẽ ngọn lửa ấy đƣợc bà gìn giữ, nhen nhóm và thắp lên không phải bằng than củi đơn thuần mà bằng cả tình yêu thương và niềm tin bất diệt.
Bà cũng là nơi kết tinh những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ: giàu tình yêu thương và đức hy sinh:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mƣa Mấy chục năm trời đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Sự chịu thương chịu khó đã ngấm sâu vào con người, vào nếp sống của người bà. Những nắng mưa, vất vả của cuộc đời là gánh nặng suốt mấy chục năm bà gồng mình gánh vác. Bà đã đi qua những gian khổ ấy bằng sự cần cù, chịu khó, bằng sức lực và bằng cả tình yêu thương, lòng nhân hậu: Bà tôi chỉ thích việc đời có hậu/ Suốt đời cả tin chuyện thuở Lang Liêu.
Cảm nhận và miêu tả hình tƣợng Tổ quốc trong những năm tháng chiến tranh, các nhà thơ muốn tìm một hình tƣợng đẹp nhất, tƣợng trƣng sâu sắc nhất đó chính là hình ảnh của những người mẹ. Từ những người mẹ cụ thể,
nhà thơ đã khái quát để tạo nên hình tƣợng bà mẹ Tổ quốc. Đó là những bà mẹ Trường Sơn, những bà mẹ đại diện cho đất nước và cả những người mẹ cụ thể trong đời: Con qua đâu thấy mái lá cây vườn/ Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ/ Từng giọt máu trong người con đập khẽ/ Máu bây giờ đâu có của riêng con?
Những người mẹ anh hùng hi sinh tất cả cho cuộc chiến, yêu thương che trở cho bộ đội nhƣ chính con ruột của mình:
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa Tình máu mủ mẹ dồn con tất cả Con nói mớ những núi rừng xa lạ Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê
(Mẹ)
Người mẹ vĩ đại đã dằn lại nỗi đau tiễn cả ba người con vào nơi lửa đạn. Người mẹ ấy vẫn hết lòng vì cách mạng, nuôi giấu, chăm sóc cho bộ đội.
Tình yêu thương từ tấm lòng chân chất đã biến những xa lạ thành máu mủ, quê hương. Những người mẹ anh hùng không bút mực nào tả xiết: Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào/ Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế/ Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế/ Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Trong cuộc chiến đấu chung của dân tộc, bao thế hệ người Việt Nam đã tiếp nối nhau lên đường. Những người mẹ, người vợ ở hậu phương đã gánh vác công việc gia đình, miệt mài lao động sản xuất. Họ đã trở thành điểm tựa tinh thần của những chiến sĩ nơi tiền tuyến. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh của tình mẫu tử thiêng liêng, của tình yêu quê hương sâu nặng. Bằng Việt đã phác hoạ được bức chân dung người phụ nữ Việt Nam vừa giản dị đời thường vừa kì vĩ, lớn lao với những phẩm chất tốt đẹp: chịu thương chịu khó, hi sinh thầm lặng, rất đỗi kiên cường. Người đọc cảm nhận được thái độ cảm phục, yêu thương và kính trọng của nhà thơ đối với những người mẹ Việt Nam.