Môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương Bắc Đà Nẵng (Trang 43 - 47)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG BẮC ĐÀ NẴNG

2.1.4. Môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng

Môi trường bên trong

Con người: Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng gồm 64 người, có đến ắ là cỏn bộ lớn tuổi, cú hơn 20 năm cụng tỏc. Cú thể núi đõy là những

44

cán bộ nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, phục vụ đắt lực cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, năng lực và trình độ của một số cán bộ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ trẻ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, một số cán bộ phải tăng cường từ Ngân hàng Công thương thành phố Đà Nẵng về hỗ trợ thêm cho chi nhánh

Công nghệ: Hệ thống phần mềm ngân hàng áp dụng là SIBS, (Silverlake Integrated banking solution). Máy chủ Mainframe IBM system z10 Business class của IBM được vietinbank lựa chọn để vận hành giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp mới cùng những tính năng tiên tiến để cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chất lượng hoàn hảo, có độ tin cậy cao...

Trang thiết bị: tại ngân hàng từ quầy giao dịch, ghế bàn, máy tính... đều được nâng cấp, lắp đặt mới tạo sự tin tưởng và tiện lợi cho khách hàng...

Môi trường bên ngoài:

Nguồn thông tin bên ngoài hay nói cách khác là thông tin về thị trường rất quan trọng đối với ngân hàng trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đây chính là các yếu tố đảm bảo các vấn đề quan trọng, các vấn đề xác định vị trí của ngân hàng trên tổng thể môi trường kinh doanh, nhu cầu của khách hàng, các rủi ro phát sinh và tiềm ẩn đối với hoạt động cho vay...

Đối với thị trường:

Tình hình kinh tế-xã hội của địa bàn: tại thành phố Đà Nẵng, từ khi tách tỉnh vào năm 1997 cho đến nay, đã đạt những thành tựu kinh tế - xã hội hết sức quan trọng. Tổng tài sản quốc nội trên địa bàn thành phố bình quân tăng 12%/năm. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều phát triển, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng... Đạt được những thành tựu đó UBND thành phố Đà Nẵng đánh

45

giá cao vai trò đóng góp của ngân hàng với việc thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố trong các năm qua.

Đối với khách hàng:

Các thông tin bên ngoài như tỷ lệ dân thành thị có mức sống cao tại các khu đô thị, thành phố hay các khu công nghiệp, mức thu nhập của người dân, mức chi tiêu, phong cách tiêu dùng của các đối tượng khách hàng là khác nhau... là nguồn dữ liệu quan trọng để thực hiện phân tích, đánh giá, dự đoán nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ khách hàng. Trong thời gian qua số giao dịch với khách hàng tăng lên. Năm 2009 chi nhánh có 4.023 khách hàng, trong đó có 289 khách hàng là doanh nghiệp, còn lại chủ yếu là tư nhân và hộ gia đình. Khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh chủ yếu là các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu và Thanh Khê. Số khách hàng này chưa mạnh, năng lực tài chính trung bình. Sang năm 2010 tăng lên 5.417 khách hàng...

Đối thủ cạnh tranh:

Để hoạt động kinh doanh được phát triển thì việc phân tích thận trọng thị trường và khách hàng của mình vẫn là điều chưa đủ mà còn phải xem xét đến các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của mình.

Hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng có khoảng 47 ngân hàng. Đối thủ cạnh tranh của chi nhánh có tiềm lực về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, mạng lưới chi nhánh rông khắp như: ACB, Sacombank, techcombank, vietcombank, Đông Á... Thêm vào đó là thâm niên hoạt động lâu năm và uy tín trên thị trường. Ta có thể xem xét một số đối thủ cạnh tranh của chi nhánh để đưa ra giải pháp kịp thời:

46

+) Ngân hàng Ngoại Thương

Ngân hàng Ngoại thương được tạp chí The Banker bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong 5 năm liên tiếp (2000-2004). Là ngân hàng có truyền thống chuyên doanh đối ngoại, luôn chiếm thị phần lớn nhất trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Đây là đối thủ đáng nể của chi nhánh. Mục tiêu của ngân hàng Ngoại thương là duy trì vai trò NHTM hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng quốc tế trong khu vực.

+) Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) NHNo&PTNT vốn là ngân hàng chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong 5 năm trở lại đây, NHNo&PTNT đã có cuộc bức phá ngoạn mục trở thành một NHTM kinh doanh đa năng, được khách hàng tín nhiệm và biết đến nhiều nhất. NHNo hiện là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, với mạng lưới hoạt động hiện nay của ngân hàng đã trải rộng tới từng xã nên số lượng khách hàng giao dịch với ngân hàng rất đông. Mục tiêu của ngân hàng là tiếp tục giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam, là ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tin cao trên trường quốc tế.

+) Ngân hàng Á Châu

Được khách hàng nhìn nhận là Ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam, khả năng cạnh tranh cao so với các NHTM khác. ACB không ngừng cải tiến dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trở thành một tập đoàn tài chính mạnh tại Việt Nam và khu vực chính là mục tiêu lớn nhất của Ngân hàng.

47

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương Bắc Đà Nẵng (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)