Tình hình chung về huy động vốn

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương Bắc Đà Nẵng (Trang 47 - 51)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG BẮC ĐÀ NẴNG

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng trong thời gian qua

2.1.5.1. Tình hình chung về huy động vốn

Ngân hàng là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ với nguồn vốn tự có của mình, dù nguồn vốn đó có lớn đến đâu đi chăng nữa thì ngân hàng cũng không thể đủ sức thỏa mãn tất cả các nhu cầu tín dụng của khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ đa dạng của mình. Vì thế mọi ngân hàng bất kể với quy mô lớn hay nhỏ muốn có đủ khả năng tài chính để tồn tại và phát triển đều phải tổ chức hoạt động huy động vốn và ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng cũng vậy. Trong những năm qua ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động vốn và tình hình huy động vốn của ngân hàng như sau:

48

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng trong năm 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền TT Số tiền TT Số Tiền Tỉ trọng (+/-) (%) (+/-) (%) TG tổ chức kinh tế 508.058 35,56% 678.882 39,69% 849.015 38,65% 170.824 33,62% 170.133 25,06%

TG dân cư 817.951 57,25% 916.105 53,56% 1.190.357 54,51% 98.154 12,00% 274.252 29,94%

TG tổ chức tín

dụng 88.725 6,21% 99.372 5,81% 111.496 5,89% 10.647 12,00% 12.124 12,20%

Tiền gửi khác 14.002 0,98% 16.108 0,94% 18.610 0,95% 2.106 15,04% 2.502 15,53%

TỔNG 1.428.736 100,00% 1.710.467 100,00% 2.169.478 100.00% 281.731 19,72% 459.011 26,84%

(Nguồn ngân hàng TMCP công thương Bắc Đà Nẵng)

49

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đang dần dà hồi phục, trong những năm qua thị trường tài chính có những chuyển biến phức tạp do tác động của tình hình kinh tế thế giới, giá dầu thế giới, giá vàng, chính sách lãi suất, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên khắp thế giới… Việt Nam với sự ra đời của nhiều ngân hàng cổ phần, sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đã làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại ngày càng cạnh tranh gay gắt và đồng thời nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế tăng cao, để đáp ứng nguồn vốn cho vay này thì buộc các ngân hàng phải đẩy mạnh công tác huy động cùng với nhiều hình thức như tiết kiệm có dự thưởng, tiết kiệm tích lũy … Với mức lãi suất hấp dẫn, Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng đã giữ vững được mức tăng trưởng ổn định

Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.428.736 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.710.467 triệu đồng, đến năm 2011, tổng nguồn vốn huy động tăng 26,84%% so với năm 2010, tốc độ gia tăng của năm 2010 thấp hơn so với năm 2011. Mặc dù trong năm 2009-2010 nền kinh tế của đất nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi khủng hoản kinh tế thế giới như ảnh hưởng giá vàng, sốt nhà đất, chỉ số tiêu dùng có xu hướng tăng, … và sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn Quận Liên Chiểu. Nhưng có được điều này là do ngân hàng đã chủ động sử dụng các biện pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn như: tập trung huy động nguồn vốn có tính ổn định cáo, làm tốt công tác tiếp thị, nâng cao uy tín của ngân hàng, phát triển thương hiệu thu hút khách hàng đến gởi tiền, …

50

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tiền gửi TCKT Tiền gửi dân cư Tiền gửi của TCTD Tiền gửi khác

Hình 2.1: Biểu đồ tình hình huy động vốn của ngân hàng năm 2009-2011 Qua bảng 1, ta nhận thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là tiền gởi từ dân cư, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 đạt 817.951 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 557,25%, năm 2010 là 916.105 triệu đồng chiếm tỷ lệ 53,56%. Năm 2011 là 1.190.357 triệu đồng chiếm 54,51% và tốc độ tăng trưởng là 29,94% vì trong những năm qua chi nhánh cũng đã tiếp cận huy động tại khu vực giải tỏa đền bù trên địa bàn Quận Liên Chiểu và chi nhánh của đã thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo một cách có hiệu quả về triển khai các hình thức huy động của Trung Ương, thành phố phát động như: Tiết kiệm dự thưởng, triển khai các hoạt động liên kết với các công ty khác trong việc thu phí điện, điện thoại,…

Tiền gởi từ các tổ chức tín dụng bao gồm tiền gởi của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, năm 2010 tăng 12% so với năm 2009, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 12.124 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng là 12,20% nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vồn huy động đó là 5,89% trong năm 2011.

Đây là nguồn tiền có tính chất không ổn định, kỳ hạn thấp. Vì thế cần cân nhắc trong việc sử dụng nguồn vốn này.

51

Tiền gởi tổ chức kinh tế, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 là 678.882 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,69%, tăng 33,62% so với năm 2009. Năm 2011 là 849.015 triệu đồng chiếm 38,65%. Điều này cho thấy nhu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế ngày càng cao, việc nhận ra thanh toán qua ngân hàng thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn rất nhiều so với việc thanh toán bằng tiền mặt giữa các doanh nghiệp với nhau đã giúp ngân hàng có khả năng thu hút ngày càng nhiều tiền gởi thanh toán của các tổ chức kinh tế và có xu hướng tăng lên trong tương lai.

Nhìn chung , nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng tốt, tuy nhiên trên thực tế nhu cầu sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân là rất lớn.

Vì thế, ngân hàng cần hết sức nhạy bén trong công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế nhằm gia tăng nguồn vốn huy động cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng TMCP công thương Bắc Đà Nẵng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)