Yêu cầu khách quan phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường CTTC đố

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 130 - 137)

CTTC đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh các tác nhân vĩ mô và các yếu tố ngoài nước, phải kể đến sự đóng góp to lớn của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp được coi là tế bào của nền kinh tế. Đây là lực lượng chủ yếu trong phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp là bộ mặt của một nền kinh tế, vừa là nguyên nhân, kết quả và cũng là động lực của sự phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, Chính phủ cũng đã xây dựng những chính sách và tiến hành rất nhiều những cải cách về môi trường pháp lý, thủ tục hành chính hay nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, mang lại kết quả khá tích cực.

Với những nỗ lực của Chính phủ, lạm phát thời gian qua đã cơ bản được kiềm chế; tỷ giá hối đoái ổn định, thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp đáng kể, thậm chí gần mức cân bằng; dự trữ ngoại tệ đáng kể, thâm hụt ngân sách có giảm và nằm trong phạm vi kế hoạch, v.v.. Tuy nhiên, do hậu quả của những cuộc khủng hoảng kinh tế ở khu vực và thế giới, với những tác động bất lợi trong nước đã làm cho kinh tế có những những khó khăn nhất định. Đặc biệt, năm 2011- 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm, tín dụng suy kiệt, tăng trưởng thấp; khu vực

131

doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn trầm trọng, tồn kho gia tăng, đình đốn sản xuất, kéo dài. Số các doanh nghiệp phá sản có xu hướng tăng nhanh trong một số năm gần đây.

Nhng khó khăn v vn:

Các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn như: cầu trong nước giảm, khó mua nguyên liệu đầu vào, khó tuyển lao động, những bất ổn kinh tế vĩ mô… và trong đó đặc biệt là vấn đề tiếp cận vốn. Khó khăn từ vấn đề này đứng thứ 2, chiếm 53,6% tổng số các doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.1. Những khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh

12.1 53.6 66.6 10.8 49.2 23.8 6.3 0 10 20 30 40 50 60 70 khó tuyển lao động khó tiếp cận vốn cầu trong nước giảm cầu nước ngoài giảm khó mua nguyên liệu đầu vào bất ổn kinh tế vĩ mô khác (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Đối với doanh nghiệp, việc huy động vốn gồm rất nhiều khâu, từ việc xác định nhu cầu, cơ cấu các loại vốn huy động, cho đến các phương thức huy động vốn. Trong đó, đối với huy động vốn dài hạn thì điều này càng đòi hỏi tính cụ thể và chi tiết. Dù là huy động từ nguồn nào, các nhà quản trị doanh nghiệp cũng luôn phải cận nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm, lợi ích và rủi ro

132

của từng phương án. Trên thực tế, ngân hàng đáp ứng được phần vốn còn rất nhỏ so với nhu cầu vay ngân hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các DNNVV thì các số liệu điều tra cho thấy nhu cầu vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp loại này mới chỉ được đáp ứng khoảng 1/3. Một đặc thù của hệ thống ngân hàng nước ta là cho tới nay, hệ thống 4 NHTM quốc doanh vẫn chiếm tới khoảng 70 - 80% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng này vẫn đang trong quá trình đổi mới chính sách cho vay trong bối cảnh nợ khó đòi còn ở mức cao và chịu áp lực của việc xóa bỏ các chính sách cho vay ưu đãi. Dù liên tục giảm lãi suất huy động vốn, nhưng dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng nhanh, trong khi vốn cho vay tăng trưởng rất thấp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lại đang đói vốn. Nghịch lý ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn đang là điểm nghẽn của nền kinh tế hiện nay.

Biểu đồ 3.2. Lý do doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay

46.2 28.5 39.9 7.3 9.6 18.7 15.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 không có nhu cầu vay thủ tục phiền hà

lãi suất cao không có vốn đối ứng phải trả thêm phụ phí không có thế chấp vay được từ nguồn khác (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

133

Theo số liệu báo cáo tại phiên họp đầu năm 2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm nay chỉ đạt 1,44%, trong khi đó mức huy động là hơn 5%. Đến ngày 10/05/2013, tỷ trọng vốn các ngân hàng cho vay ở mức lãi suất hơn 15%/năm đối với các khoản cho vay cũ, chiếm khoảng 14%. Như vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải chịu đựng lãi suất ngân hàng cao. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ muốn vay mới để đầu tư sản xuất nhưng do còn có những khoản nợ cũ chưa trả được nên ngân hàng không cho vay. Lãnh đạo một số ngân hàng thì cho rằng, lãi suất đã giảm, nhưng tâm lý doanh nghiệp còn chờ đợi sẽ giảm tiếp nên chưa muốn vay. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho vốn trong hệ thống ngân hàng có trạng thái dư thừa.

Biểu đồ 3.3. Mức lãi suất tín dụng đối với doanh nghiệp

4 2 2 2.3 2.8 4.1 4.4 7.6 18.4 19 17.6 15.9 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 dưới 10% 10-11% 11-12% 12-13% 13-14% 14-15% 15-16% 16-17% 17-18% 18-19% 19-20% trên 20% (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Thiếu vốn đang là nỗi lo thường trực của rất nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Đây là rào cản lớn đối với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của một ngân hàng thương

134

mại tư nhân có uy tín cho thấy, rào cản lớn nhất đối với khách hàng vay vốn hiện nay là lãi suất cao, thủ tục hành chính phiền hà, chứng minh tài chính, tài sản thế chấp, v.v.. Lãi suất còn ở mức cao nên cũng có khá nhiều doanh nghiệp có sức khỏe và dự án khả thi chưa muốn tiếp cận ngân hàng, bởi sức mua của thị trường giảm mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, về phía ngân hàng, nhân viên không đủ kỹ năng; xử lý hồ sơ xin vay một cách máy móc và thiếu khoa học; kỹ năng tư vấn chưa đạt yêu cầu. Còn về phía doanh nghiệp, cách quản lý của một thường thiếu chuyên nghiệp, nên thiếu khoa học, tính minh bạch còn yếu, rất khó thuyết phục ngân hàng hỗ trợ vốn vay. Nhiều doanh nghiệp không chứng minh được dòng tiền khi nào vào và khi nào ra, tức không quản lý tốt dòng tiền, khiến ngân hàng ngại cho vay. Khả năng đầu tư của nhiều doanh nghiệp cũng yếu kém, có nghĩa năng lực các doanh nghiệp chưa thuyết phục được ngân hàng. Và chính vì vậy cho đến hết quý I năm 2013, tăng trưởng tín dụng vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể, và dường như cung - cầu vốn ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa có giao điểm.

Hn chế v k thut - công ngh:

Đổi mới cơ chế chính sách nhằm tạo nên bước đột phá cho phát triển khoa học và công nghệ không chỉ là mong muốn của riêng các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp, mà còn là mong muốn của toàn xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi), sẽ được kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII thông qua tới đây đã cơ bản giải quyết những bất cập mà khoa học công nghệ đang gặp phải.

135

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập, việc tiếp cận, đổi mới khoa học - công nghệ được coi như là yếu tố hàng đầu và có chiều sâu, nếu xét ở khía cạnh đầu tư của doanh nghiệp. Việt Nam là nước có xuất phát điểm không cao, trình độ khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp, nhất là DNNVV khá lạc hậu. Theo thống kê, hiện nay, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2% (trong khi đó ở Thái Lan tỷ lệ đó là 31%, Ma-lai-xi-a: 51% và Xin-ga-po: 73%). Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chỉ khoảng 0,2% - 0,3% tổng doanh thu... Trình độ thiết bị công nghệ trong các DNNVV ngoài nhà nước chỉ bằng 3% mức trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn... Thực trạng này đang đặt ra những thách thức lớn đối với năng lực cạnh tranh của khu vực DNNVV, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Khảo sát của UNDP cũng cho thấy, tỷ lệ nhập khẩu công nghệ, thiết bị mỗi năm của các nước đang phát triển chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này chưa đến 10%. Còn theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, trình độ công nghệ cũng như mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp và chậm so với khu vực. Khoảng 30 năm trước, Thái Lan, Malaixia có trình độ phát triển tương đương Việt Nam. Nhưng hiện nay, các nước này đã vượt qua Việt Nam. Trong lĩnh vực dệt may chẳng hạn, công nghệ, thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã gần 15 tuổi, thuộc dạng phế thải của Hàn Quốc, nhưng một vài doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn nhập về để sản xuất. Muốn doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, có năng suất cao thì chúng ta cần có hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển dựa vào công nghệ. Thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh thường đặt lợi ích kinh tế lên cao nhất, doanh nghiệp phải

136

thấy rõ được hiệu quả và lợi ích ngay tức thì. Trong khi đó, các sản phẩm nghiên cứu của chúng ta nhiều khi chưa đến giai đoạn quảng bá, nhân rộng, đại trà một cách có hiệu quả mà cần phải tham gia bỏ tiền ra nghiên cứu cùng các nhà khoa học để hoàn thiện sản phẩm.

Theo điều tra của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trình độ công nghệ Việt Nam xếp thứ 92/117 quốc gia. Còn dựa theo “tiêu chuẩn công nghệ” của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO) về những ngành công nghệ cao, công nghệ trung bình và công nghệ thấp cho thấy, nhìn chung trình độ công nghiệp của Việt Nam lạc hậu hơn nhiều so với các nước trong khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam so với các nước trong khu vực

Quốc gia Công nghệ cao Công nghệ trung bình Công nghệ thấp

Việt Nam 20,6 20,7 58,7 Phillipines 29,1 25,5 45,7 Indonesia 29,7 22,6 47,7 Thái Lan 30,8 26,5 42,7 Malaysia 51,1 24,6 24,3 Singapore 73,0 16,5 10,5

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tiêu chuẩn công nghệ, UNDO)

Thiếu và yếu trong việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật, công nghệ đã dẫn tới tình trạng trì trệ trong sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Những năm qua, các doanh nghiệp mới đầu tư khoảng hơn 1.000 tỷ đồng/năm cho khoa học công nghệ. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ giữa phần vốn Nhà nước và phần vốn doanh nghiệp đầu tư cho khoa học, công nghệ phổ biến là 1/3-1/5, nhưng ở

137

nước ta thì đang ngược lại là 5/1. Xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới dây chuyền công nghệ, hiện đại hóa sản xuất kinh doanh. Và đây cũng chính là yếu tố then chốt đối, sống còn với doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Từ khi xuất hiện tại Việt Nam, hình thức huy động vốn bằng thuê tài chính đã giúp doanh nghiệp phần nào giải quyết các vấn đề trên. Thuê tài chính vừa là quyết định huy động vốn, nhưng cũng chính là quyết định đầu tư vào tài sản. Doanh nghiệp sử dụng hình thức thuê tài chính vừa tiếp cận được vốn trung và dài hạn, đồng thời có cơ hội lựa chọn máy móc, thiết bị đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa sản xuất. Nhưng trên thực tế thời gian qua, số lượng doanh nghiệp sử dụng hình thức này còn rất ít, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, phải đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường CTTC chính là sự cần thiết và yêu cầu khách quan đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 130 - 137)