Khái quát sự hình thành và phát triển của CTTC tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 85)

CTTC đã ra đời từ lâu trên thế giới. Hiện nay CTTC đang được sử dụng ở hơn 80 quốc gia và có khối lượng giá trị giao dịch hàng năm lên tới hàng trăm tỷ USD. Đây được đánh giá là hình thức phát triển cao của tín dụng thuê mua bởi các ưu thế riêng có của nó. Chính vì vậy, cũng không quá lời khi có ý kiến cho rằng, sự có mặt của CTTC tại Việt Nam như là một bước ngoặt trong quá trình đa dạng hóa các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Nó góp phần tạo nên sự phong phú, gia tăng thêm sự lựa chọn cho các doanh nghiệp Việt Nam trước khi quyết định huy động vốn.

Từ khi ra đời, CTTC luôn được đánh giá là một hình thức tài trợ tín dụng mới so với phương thức cho vay truyền thống của các NHTM. Với những ưu thế nổi bật như chủ động lựa chọn, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp, hiện đại hóa sản xuất…, CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên toàn

81

thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, CTTC mới chỉ ra đời và đồng hành cùng các doanh nghiệp khoảng 15 năm, nhưng về cơ bản đã góp phần giảm bớt áp lực vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm hơn 90% số lượng các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó mới chỉ đơn thuần là cho thuê (thuê) hoạt động (vận hành). CTTC mới chính thức được triển khai từ năm 1995, sau khi có Nghị định 64/CP ban hành ngày 9/10/1995 của Chính phủ làm cơ sở pháp lý. Kể từ đó cho đến nay, hoạt động này mới thực sự có những biến đổi quan trọng.

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế xuất phát điểm không cao, hoạt động nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu, nền kinh tế chủ yếu gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Nhu cầu vốn và thuê mua tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh rất rất lớn. Bên cạnh đó cũng có một số đối tượng có nguồn vốn hay tài sản nhàn rỗi trong xã hội, có thể đáp ứng nhu cầu này. Nhưng trên thực tế, hoạt động CTTC vẫn còn nhỏ hẹp cả về số lượng và chất lượng.

Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung (trước năm 1986), hoạt động cho thuê tài sản được thực hiện chủ yếu dưới hình thức cho thuê vận hành. Các doanh nghiệp chủ yếu cho thuê các máy móc thiết bị, kho bãi, nhà xưởng một cách đơn giản. Trong giai đoạn này, sự hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, công nghệ lạc hậu, cộng với những tàn dư của các cuộc chiến tranh, đã làm cho hoạt động cho thuê tài sản nói chung và cho thuê tài chính nói riêng bị bó hẹp và chưa thể có cơ hội phát triển. Nhiều doanh nghiệp nhà nước sở hữu tài sản có giá trị, nhưng không được dùng để cho thuê, mặc dù có thể không sử dụng hoặc sử

82

dụng chưa hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Cơ chế, nguyên tắc cũ đã làm thất thoát, lãng phí vốn cho nhà nước. Một nguyên nhân nữa làm cho hoạt động cho thuê tài sản không thực sự phát huy được vai trò của nó trong nền kinh tế, đó là việc sử dụng tài sản cho thuê không đúng mục đích, không đúng đối tượng. Một số tài sản cố định có giá trị của nhà nước như: nhà ở, công trình xây dựng khác được cho người lao động thuê theo kiểu bao cấp, không thể thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. Như vậy sẽ làm thất thoát tài sản của Nhà nước.

Chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (sau năm 1986), những điểm yếu này càng bộc lộ rõ nét. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh. Và một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn lực tài chính để thực hiện hoạt động này tại thời điểm hiện tại đối với các doanh nghiệp thực sự là một bài toán khó tìm lời giải, bởi các hình thức tài trợ của các tổ chức tín dụng hiện có đã tỏ ra không phù hợp.

Trong bối cảnh đó, hoạt động cho thuê, đặc biệt là CTTC có sự phát triển mạnh về nhiều mặt. Hoạt động cho thuê được chính thức thừa nhận theo thông tư số 34/TC - DN ngày 31/7/1991 của Bộ Tài chính. Thông tư này cho phép các doanh nghiệp dùng tài sản như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, xe cộ chưa sử dụng đến cho các tổ chức khác thuê. Mặt khác, trong nền kinh tế, nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế luôn có yêu cầu trang bị những tài sản hiện đại mới có thể bước đầu nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế, đáp ứng yêu cầu khách quan của tiến trình hội nhập.

83

Một số doanh nghiệp đã đi tiên phong trong lĩnh vực này như Tổng công ty Hàng không Việt Nam thuê máy bay phục vụ mục đích vận tải hành khách và hàng hóa, dịch vụ; Tổng công ty Vận tải đường thủy thuê tàu biển theo phương thức thuê mua trả góp; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam thuê thiết bị viễn thông vệ tinh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; thuê thiết bị khoan bê tông cọc nhồi cho công trình thủy điện của các công ty xây dựng công trình thủy điện, v.v.. Các doanh nghiệp tự thuê lẫn nhau hoặc thuê của công ty cho thuê nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức thuê này chưa thực sự phát huy tính hiệu quả cao. Chính từ đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng bắt đầu tham gia theo các phương thức như: xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố của các đối tượng là các nhân, doanh nghiệp; góp vốn đầu tư để mua hoặc xây dựng các động sản và các bất động sản cho thuê.

Với quyết định số 149/QĐ- NHNN ban hành ngày 27/5/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, đã nêu rõ thể lệ tín dụng thuê mua cho phép các định chế tài chính tổ chức kinh doanh hoạt động thuê mua. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/CP năm 1995 quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC. Từ đây đã hình thành nhiều văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam. Cùng với động thái này, việc hình thành các công ty CTTC cũng chứng tỏ thị trường cho thuê tài chính đang và sẽ là một thị trường cho thuê đầy tiềm năng ở Việt Nam trong tương lai. Có thể đề cập tới một số văn bản pháp lý quan trọng như:

- Nghị định số 16/2001/NĐ-CP thay thế Nghị định số 64/CP được ban hành ngày 02/05/2001. Nghị định này đã quy định rõ các vấn đề liên quan đến khái niệm cơ bản về CTTC và công ty CTTC, hoạt động quản lý điều hành và tổ chức hoạt động CTTC ở Việt Nam. Trên cơ sở Nghị định 64/CP năm 1995 quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC, thì Nghị định này đã có sự cụ thể hóa về nội dung, các điều khoản, từ đó định hướng và

84

điều chỉnh tốt hơn lĩnh vực CTTC tại Việt Nam, giúp cả các đối tượng cho thuê và đi thuê có thể nắm bắt, vận dụng.

- Nghị định số 65/2005/NĐ-CP, bổ sung và sửa đổi một số điều của Nghị định 16/2001/NĐ- CP. Nghị định này bổ sung, làm rõ hơn một số vấn đề về điều kiện được công nhận là CTTC, việc tổ chức CTTC và đặc biệt là vấn đề xử lý tài sản CTTC.

- Ngày 12/10/2005, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 06/2005/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2001/NĐ- CP và Nghị định số 65/2005/NĐ- CP, thay thế cho Thông tư số 08/2001/TT- NHNN và Thông tư số 07/2004/TT-NHNN. Một số thông tư khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như Thông tư số 05, 06, 07 năm 2006 và một số văn bản pháp quy khác có liên quan. Ngày 25/08/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2008/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP, v.v..

Những văn bản pháp lý trên đây là cơ sở quan trọng để hoạt động thuê tài chính và CTTC được thực hiện theo đúng pháp luật. Mặt khác, đây cũng chính là những định hướng quan trọng cho hoạt động này có thể phát triển. Trên nền tảng đó, những chủ thể có liên quan đến thị trường CTTC sẽ tìm hiểu và thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hợp đồng cho thuê tài chính. Các văn bản pháp lý trên cũng chính là cơ sở để các cơ quan có trách nhiệm nâng cao tính hiệu quả trong quản lý nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động CTTC tại Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện.

Thứ hai, sự ra đời của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CTTC cũng đánh dấu chặng đường phát triển của CTTC ở Việt Nam. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ thể hiện điều đó.

85

Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của các công ty CTTC chủ yếu ở Việt Nam

(Đơn vị: tỷđồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Tổng vốn điều lệ 1900 2200 2500 3098 3098

2. Vốn chủ sở hữu 3000 3455 - - -

3. Tổng dư nợ cho thuê 13970 20849 19719 17425 15540 4. Tỷ lệ nợ xấu % (công ty

cao nhất) 16,18 58 76,29 93,39 95,95

5. Tổng doanh thu 2525 2557 2125 3453 2159

6. Tổng chi phí 2224 4156 5766 5066 3779 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Tổng lợi nhuận trước

thuế 301 - - - -

8. Tổng số cán bộ, công

nhân viên 560 720 756 792 795

(Nguồn: Cơ quan thường trực Hiệp hội CTTC Việt Nam)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 80 - 85)