Điều kiện và quy trình thực hiện thuê tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 85 - 170)

Huy động vốn bằng hình thức thuê tài chính có sự khác biệt cơ bản so với vay vốn tại ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác. Việc không phải thế chấp tài sản, chủ động lựa chọn tài sản thuê và các phương thức thanh toán đã đem lại nhiều ích lợi cho doanh nghiệp đi thuê tài chính. Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, khi huy động vốn trên thị trường CTTC, với đối tác cung ứng dịch vụ chủ yếu là các công ty CTTC thì việc đáp ứng đủ các điều kiện thuê là hết sức cần thiết. Điều này có lợi cho cả hai bên, thể hiện ở trách nhiệm được ghi nhận trong hợp đồng và kết quả thẩm định hồ sơ

86

khách hàng của công ty CTTC. Ở Việt Nam, doanh nghiệp di thuê tài chính thông thường cần đảm bảo có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có dự án/phương án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống khả thi, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật và sử dụng tài sản thuê để thực hiện dự án/phương án đó.

- Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán tiền thuê trong thời hạn thuê đã cam kết với bên cho thuê.

- Có báo cáo tài chính được trình bày rõ ràng, công khai, đầy đủ.

Ngoài ra, khi thực hiện các giao dịch cho thuê tài chính bằng ngoại tệ, bên cạnh các điều kiện trên, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp, hoặc được mua ngoại tệ tại NHTM được phép kinh doanh ngoại hối để thanh toán tiền thuê.

+ Tài sản thuê tài chính phải được doanh nghiệp nhập khẩu và thanh toán bằng ngoại tệ.

+ Khách hàng nhận nợ tiền thuê bằng đồng ngoại tệ nào thì thanh toán tiền thuê bằng đồng ngoại tệ đó.

Những điều kiện này còn phụ thuộc vào từng bên, từng giao dịch, hợp đồng thuê tài chính cụ thể bởi chúng khác nhau về giá trị tài sản thuê, đặc thù và yêu cầu của từng bên cho thuê cũng như bên đi thuê tài chính.

Đối với nhu cầu đi thuê tài chính của từng doanh nghiệp, tùy từng loại hợp đồng thuê tài chính mà quy trình thực hiện một giao dịch thuê tài chính có sự khác nhau. Nhưng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam và nhiều nước khác, về cơ bản thường được áp dụng theo quy trình giao dịch 3 bên, được thể hiện tóm tắt qua các bước sau:

87

Sơ đồ 2.1: Quy trình thuê tài chính của doanh nghiệp

(1). Thỏa thuận lựa chọn tài sản thuê (2). Ký hợp đồng thuê

(3). Ký hợp đồng mua tài sản thuê (4). Nhận tài sản thuê và lắp đặt (5). Thanh toán tiền mua tài sản thuê (6). Thanh toán tiền thuê theo định kỳ (7). Xử lý tài sản thuê khi đến hạn

(Nguồn: CTTC đối với DNNVV ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp,

Đề tài NCKH, Học viện Tài chính, 2013)

2.2.2. Thực trạng huy động vốn trên thị trường CTTC của các doanh nghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

2.2.2.1. S lượng và ngành ngh các doanh nghip đi thuê tài chính

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm 2011, tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 33% nhưng chủ yếu là nhờ tăng giá. Năm 2012, hàng hóa tồn kho gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa, bất động sản; tình hình lạm phát, tăng giá các mặt hàng thiết yếu khiến các doanh nghiệp đình trệ sản xuất hoặc có giá trị sản xuất thấp.

Huy động vốn khó khăn, việc tiếp cận vốn từ kênh truyền thống là ngân hàng của doanh nghiệp cũng không mấy thuận lợi. Các doanh nghiệp lại càng trở nên bí bách trong việc đẩy tốc dộ nhanh quay vòng vốn. Kênh huy động vốn ngân hàng luôn được xem là khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp mới ra đời, chưa có tài sản để

(7) ( 2) (6)

88

thế chấp, uy tín cũng như mối quan hệ với ngân hàng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2008 – 2012, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang lựa chọn các hình thức huy động vốn trực tiếp bằng thuê tài chính, và điều này được xem là một trong những biện pháp tối ưu. Huy động vốn từ thuê tài chính đã trở thành phương án đầu tư hình thành tài sản cố định khá hữu hiệu. Tuy nhiên, huy động vốn bằng thuê tài chính chưa dễ dàng đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp khi còn vướng một số rào cản nhất định. Thuê tài chính thường có chi phí cao hơn việc vay vốn ngân hàng, nhưng các doanh nghiệp sẽ tạo khả năng dự trữ các nguồn tín dụng cho tương lai, đồng thời giải quyết được vấn đề vốn lưu động trước mắt.

Thực tế cho thấy số lượng doanh nghiệp tiếp cận với hình thức này chưa nhiều. Theo tổng hợp thì số lượng hợp đồng thuê tài chính đã được đăng ký tại các trung tâm đăng ký giao dịch có bảo đảm ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh năm 2009 là 2275, năm 2010 là 2038 hợp đồng. Xu hướng giảm khá mạnh trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô doanh nghiệp CTTC còn khiêm tốn so với các NHTM, vốn điều lệ trung bình khoảng 150 - 400 tỷ đồng. Địa vị pháp lý cũng chưa thực sự vững vàng, còn chứa đựng rủi ro và công ty CTTC chưa thể phát huy được hết những thế mạnh của mình. Nhưng cũng phải khẳng định, việc thuê tài chính của các doanh nghiệp thời gian qua đã làm giảm áp lực và chia sẻ một phần gánh nặng cho hệ thống các NHTM trong việc cung ứng vốn trung và dài hạn. Theo số liệu của Hiệp hội CTTC Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp đi thuê tài chính năm 2008 là hơn 4.000 doanh nghiệp, năm 2010 đã giảm khoảng hơn 700 doanh nghiệp, tức là khoảng trên 3.300 doanh nghiệp, và cụ thể năm 2012 chỉ còn hơn 2.161 doanh nghiệp. Thuê tài chính thông qua việc tài trợ bằng các tài sản thuê đã giúp các các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay vốn có vốn, tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, muốn thuê tài

89

chính, các vấn đề về hợp đồng, thủ tục pháp lý, lãi suất, thời hạn, phương thức cũng là câu hỏi không dễ trả lời đối với không ít nhà quản trị doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.8. Số lượng doanh nghiệp thuê tài chính ở Việt Nam

4.040 3.194 3.300 2.708 2.161 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Cơ quan thường trực Hiệp hội CTTC Việt Nam)

Cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp đi thuê tài chính cũng rất đa dạng. Từ những công ty, tập đoàn lớn như Vinashin, TKV, Vietnam Airlines, VNPT… cho đến những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, sản xuất nhỏ lẻ, xây dựng các công trình dân sinh… Trong đó, nhóm những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, bất động sản, khai thác mỏ, năng lượng, thiết bị y tế… thường có tỷ trọng tài sản cố định từ thuê tài chính khá cao. Theo khảo sát của NCS tại 50 doanh nghiệp trong năm 2011 và 2012 thì chỉ có 21 doanh nghiệp sử dụng hình thức thuê tài chính, và sang năm 2010 chỉ còn 20 doanh nghiệp. Cũng theo kết quả khảo sát, năm 2011, cao nhất là nhóm doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác mỏ, năng lượng có số doanh nghiệp thuê tài chính là

90

28,57%, và thấp nhất là nhóm kinh doanh trong lĩnh vực gỗ và các sản phẩm từ gỗ với 4,78%. Con số này đã giảm đi tương ứng là 20% và 5% sang năm 2012. Số lượng các doanh nghiệp thuê tài chính tại các công ty CTTC có xu hướng giảm khá mạnh, nhất là ở thị trường miền Nam và đối với những công ty CTTC có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cũng như một số công ty CTTC thuộc các NHTM kinh doanh chưa có hiệu quả.

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu ngành nghề các doanh nghiệp đi thuê tài chính (%)

9.52 23.8 14.28 0 9.52 0 28.57 4.78 9.52 Năm 2011 Công nghiệp, cơ khí, chế tạo máy Xây dựng, bất động sản Giao thông vận tải Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng Thiết bị y tế, dược phẩm, hóa chất Văn hóa, du lịch, giải trí Nhiên liệu, khai thác mỏ, năng lượng Gỗ và các sản phẩm từ gỗ Công nghệ, điện tử, viễn thông 20 20 20 0 5 0 20 5 10 Năm 2012 Công nghiệp, cơ khí, chế tạo máy Xây dựng, bất động sản Giao thông vận tải Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng Thiết bị y tế, dược phẩm, hóa chất Văn hóa, du lịch, giải trí Nhiên liệu, khai thác mỏ, năng lượng Gỗ và các sản phẩm từ gỗ Công nghệ, điện tử, viễn thông (Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

91

2.2.2.2. Giá tr và cơ cu tài sn thuê tài chính

Đối với các doanh nghiệp, quyết định thuê tài chính vừa là quyết định về nguồn vốn, vừa là quyết định về tài sản. Đầu tư hình thành nên các loại tài sản là một trong những yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp. Giá trị và số lượng, chất lượng TSCĐ đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có tính chất sản xuất đặc thù thể hiện quy mô kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, tình trạng thực tế về máy móc thiết bị hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế: nhỏ bé về quy mô giá trị, công nghệ lạc hậu. Theo thống kê chỉ có khoảng hơn 10% doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, còn lại khoảng 40% trung bình và còn lại rất lạc hậu. Tỷ trọng công nghệ cũ ở mức cao rơi vào các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, dệt nhuộm, nhựa, hóa chất, cao su…

Xuất phát từ thực trạng đó, thuê tài chính thời gian qua đã phần nào giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế về tài sản. Tài sản thuê tài chính của doanh nghiệp tập trung vào máy móc thiết bị ở một số ngành sản xuất, chế biến như: may mặc, giấy, da giầy, nhựa, cao su, sắt thép, in ấn, khai khoáng, xây dựng cơ bản và đặc biệt là các phương tiện vận tải, vận chuyển như máy bay, tàu thuyền, ô tô…

Ở Việt Nam, tài sản thuê tài chính chủ yếu là các động sản. Điều 20 và 61 của Luật các tổ chức tín dụng chỉ đề cập là tài sản cho thuê chứ không xác định rõ là loại tài sản nào. Nhưng điều 7 của Nghị định 16/2001/NĐ-CP ban hành ngày 02/05/2001 lại nêu: “Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác”. Nếu như trước đây, khi thuê tài chính mới xuất hiện ở Việt Nam, nhóm tài sản được các doanh nghiệp đi thuê thường là những thiết bị văn phòng như tủ, két sắt, máy in, máy photo…, chiếm hơn 15% trong tổng cơ cấu tài sản thuê, thì từ khoảng 2009 cho đến nay, cơ cấu tài sản thuê đã có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt trong lĩnh vực xây

92

dựng, những loại tài sản như máy xúc, máy ủi, cần cẩu, máy khoan trộn bê tông… là những mặt hàng được các doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV rất ưa chuộng. Đảm bảo đủ năng lực về TSCĐ mới có thể giúp các doanh nghiệp triển khai các dự án xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà ở phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 2.4. Tổng giá trị tài sản thuê tài chính qua các năm

(Đơn vị: Tỷđồng)

Loại tài sản 2008 2009 2010 2011 2012

1. Ô tô các loại 2766 3455 2757 2681 2283

2. Tàu thuyền các loại 5484 11374 10751 8741 7433

3. Máy xây dựng, khai

khoáng 1655 1676 2451 2334 2080

4. Thiết bị y tế 48 750 127 86 99

5. Dây chuyền sản xuất 2260 1806 2436 2257 1927

6. Tài sản khác 1757 1788 1197 1325 1718

Tổng số 13970 20849 19719 17425 15540

(Nguồn: Cơ quan thường trực Hiệp hội CTTC Việt Nam)

Do quy mô thị trường còn nhỏ, mức độ rủi ro cùng với tác động của tình hình kinh tế - xã hội, nên thời gian qua, tài sản thuê chủ yếu là những máy móc, thiết bị có tính chất phổ biến, dễ di chuyển, dễ chuyển nhượng mua bán. Trong đó đặc biệt phải kể đến tàu thuyền, ô tô và các phương tiện vận tải khác. Ô tô là phương tiện giao thông, phương tiện vận chuyển phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách hoặc chuyên chở hàng hóa. Riêng danh mục tài sản này cũng khá đa dạng về chủng

93

loại, mẫu mã. Giá trị phương tiện vận tải chiếm gần 2/3 tổng giá trị tài sản thuê tài chính trên thị trường.

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu tài sản thuê tài chính (%)

Năm 2011 15.39 50.16 13.39 0.49 12.95 7.6 Ô tô các loại Tàu thuyền các loại Máy xây dựng, khai khoáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết bị y tế

Dây chuyền sản xuất Tài sản khác Năm 2012 14.69 47.83 13.38 0.64 12.4 11.06 Ô tô các loại Tàu thuyền các loại

Máy xây dựng, khai khoáng

Thiết bị y tế

Dây chuyền sản xuất

Tài sản khác

(Nguồn: Cơ quan thường trực Hiệp hội CTTC Việt Nam)

Nhiều doanh nghiệp chịu rủi ro trong đầu tư do các doanh nghiệp đi thuê thiếu trách nhiệm, làm ăn không có hiệu quả khi sử dụng tài sản thuê tài chính, hoặc một phần do phương thức cho thuê chưa đa dạng, Thị trường cho thuê thứ cấp chưa có, thị trường tái thuê hay sàn giao dịch cũng vậy, đã là yếu

94

tố kéo lệch hướng hoạt động này. Đối với các doanh nghiệp đi thuê, sự “độc canh” trong cho thuê của các công ty CTTC chưa đem lại cho họ lựa chọn như mong muốn đối với các loại tài sản có nhu cầu. Có nhiều doanh nghiệp, nhất là các DNNVV còn ở tình trạng như “chuột chạy cùng sào” về vốn mới sử dụng đến thuê tài chính.

Phương tiện vận chuyển là những tài sản thông dụng của và có tính thanh khoản cao hơn những loại tài sản khác nên được nhiều doanh nghiệp tiếp cận đi thuê. Bên cạnh đó, việc thẩm định chất lượng và giá cả của các loại tài sản này cũng đơn giản hơn. Một lý do quan trọng nữa là thị trường xe cũ ở nước ta vốn đã có từ lâu và hoạt động cũng khá phát triển, giúp cho việc bán, thanh lý tài sản cũng trở nên thuận tiện hơn các loại tài sản khác.

Một trong những loại tài sản thuê tài chính trong danh mục không thể không nhắc đến, đó chính là các thiết bị y tế. Các thiết bị y tế đòi hỏi có độ chính xác cao, có tính chất hiện đại, và chí phí, giá thành để sản xuất thường tốn kém như máy đo, máy chụp, máy hỗ trợ điều trị công nghệ cao, cắt lớp, siêu âm, máy tiếp nhận và phân tích các sinh hóa phẩm y học… Thuê tài chính là một lựa chọn khá đúng đắn của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc, cung cấp các dịch vụ y tế khác. Các công ty CTTC thường chủ động tìm kiếm và ký kết các hợp đồng với các đối tác, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp đi thuê tài chính.

2.2.2.3. Vic la chn hình thc thuê và thi hn thuê tài chính

Khi quyết định huy động vốn trên thị trường CTTC, có một số hình thức thuê tài chính chủ yếu để các doanh nghiệp lựa chọn. Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, có hai phương thức thuê tài chính phổ biến thường được sử dụng, đó là phương thức thuê 3 bên, phương thức bán và tái thuê. Tuy nhiên, hình thức thuê 3 bên vẫn phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% các hợp đồng thuê tài chính vì doanh nghiệp đi thuê được quyền lựa chọn nhà

95

cung cấp, trực tiếp thỏa thuận, đàm phán với nhà cung cấp về những đặc tính

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 85 - 170)