Định hướng phát triển thị trường CTTC tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 137 - 139)

3.1.2.1.Nhng nguyên tc và định hướng phát trin

Thị trường CTTC là một bộ phận của thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trong bối cảnh kinh tế và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam như hiện nay, việc định hướng cho sự phát triển của thị trường vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bên cạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, thị trường CTTC trong tương lai cần phải được phát huy thế mạnh của mình, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nằm trong chiến lược phát triển thị trường tài chính Việt Nam, lộ trình phát triển thị trường CTTC cần được xây dựng trên cơ sở những quan điểm, nguyên tắc nhất định. Cụ thể hơn, thị trường CTTC cần được phát triển song hành, cạnh tranh bình đẳng với các thị trường khác trong lĩnh vực tài chính,

138

ngân hàng. Xây dựng và phát triển thị trường CTTC phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống đồng bộ và thống nhất về CTTC. Đặc biệt, việc phát triển thị trường CTTC phải luôn gắn với quá trình phát triển của nền kinh tế, của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để CTTC

Phát triển ổn định, vững chắc thị trường cần phát huy vai trò của tổ chức hiệp hội CTTC, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời, cơ chế chính sách của Nhà nước cần được xây dựng và triển khai phù hợp với đặc điểm ngành nghề CTTC, từ đó giúp phát huy tính hiệu quả trong hoạt động của thị trường CTTC. Phát triển, mở rộng thị trường CTTC có tổ chức, coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động CTTC cũng là một nguyên tắc hàng đầu cần được lưu tâm. Trên cơ sở các nguyên tắc trên, định hướng phát triển thị trường CTTC (đến năm 2020) là:

- Xây dựng và phát triển thị trường CTTC vận hành theo cơ chế, tín hiệu thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, phù hợp với mức độ và tốc độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với sự phát triển của các thị trường khác trong tổng thể thị trường tài chính Việt Nam.

- Phát triển thị trường CTTC trở thành một kênh dẫn vốn có hiệu quả cho nền kinh tế. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua hình thức này. Phát triển phải đảm bảo tính bền vững, tính hiệu quả, sự an toàn của các chủ thể trên thị trường và của cả nền kinh tế.

- Phát triển thị trường CTTC hài hòa với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính trong nước và quốc tế trên cơ sở tôn trọng pháp luật Việt Nam.

139

- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia trên thị trường.

3.1.2.2. Mc tiêu trong thi gian ti

- Tăng quy mô thị trường bằng cách tăng số lượng các công ty CTTC lên từ 15 đến 20 công ty, đồng thời gia tăng các giao dịch CTTC.

- Tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tăng số lượng, chất lượng, giá trị tài sản thuê tài chính; mức tăng khoảng từ 20 đến 30 nghìn tỷ đồng trong 3 năm tiếp theo.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Tăng cường quản trị rủi ro trong lĩnh vực thuê tài sản, đặc biệt là thuê tài chính.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)