Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 24 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống trong trường THCS

1.3.1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Giáo dục KNS cho học sinh trong trường THCS nhằm các mục tiêu sau:

Giáo dục KNS nhằm giúp học sinh có kỹ năng để tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống khỏe mạnh và an toàn của các em. Giúp phòng ngừa những hành vi nguy cơ có hại cho sức khỏe và sự phát triển của các em.

Giáo dục KNS giúp các em biết làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống căng thẳng, khó khăn trong giao tiếp hàng ngày của các em.

Giúp các em rèn luyện và định hướng cho các em biết sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng khi các em lớn lên trong một xã hội hiện đại.

Giáo dục KNS còn tạo cho các em những cơ hội, hướng suy nghĩ, hướng đi tích cực và tự tin cũng như giúp các em tự có quyết định và chọn lựa đúng đắn trong các vấn đề của cuộc sống.

Học sinh THCS có KNS sẽ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình. Có thể khẳng định, giáo dục KNS cho học sinh THCS là trang bị cho các em một chiếc cầu nối giữa hiện tại với tương lai, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi.

b. Nguyên tắc giáo dục KNS cho HS THCS

Việc giáo dục KNS cho HS THCS tuân theo các nguyên tắc sau đây:

* Nguyên tắc tương tác:

KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp HS thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó.

Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề…), thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những KNS của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả.

* Nguyên tắc dựa vào sự trải nghiệm:

KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Thông qua trải nghiệm các tình huống thực tế, HS

có cơ hội thể hiện các ý tưởng cá nhân, đồng thời biết phân tích KNS của người khác và của chính mình.

* Nguyên tắc tiến trình:

KNS không thể hình thành ngay được mà đòi hỏi phải có cả một quá trình: Từ nhận thức đến hình thành thái độ rồi thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: từ thay đổi thái độ đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi; hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.

* Nguyên tắc thay đổi hành vi:

Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.

Ngoài ra, khi giáo dục KNS cần chú ý thêm về thời gian và môi trường giáo dục. Cụ thể:

- Về thời gian: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em.

- Môi trường giáo dục: Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục NGLL và các hoạt động giáo dục khác.

Tóm lại, giáo dục KNS cần được thực hiện thường xuyên, lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS.

c. Các con đường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Việc giáo dục KNS cho HS THCS được thực hiện thông qua 4 con đường sau đây:

* Tích hợp qua dạy học

Giáo dục KNS có thể thông qua khai thác nội dung các môn học có tiềm năng như Giáo dục công dân, Văn, Sử, Địa… Đồng thời, việc giáo dục KNS cho HS qua các môn học trong nhà trường phổ thông được thực hiện theo cách tiếp cận mới đó là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được luyện tập, thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập môn học. Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những KNS của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. KNS cũng được phát triển khi GV tạo cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích KNS của chính mình và người khác.

Cách tiếp cận này sẽ không hề làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học mà ngược lại, do sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực GV còn lôi cuốn được HS tham gia tích cực vào quá trình khám phá và lĩnh hội tri thức; làm cho việc học tập các môn học trở lên hứng thú, hấp dẫn hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với HS.

Giáo dục KNS cho HS qua tiết học, lồng ghép trong nội dung môn học tránh khiên cưỡng, nhưng cần khai thác triệt để tiềm năng giáo dục KNS của môn học chú ý đến tính liên môn, tính logic và hệ thống.

* Giáo dục KNS thông qua tích hợp hoặc thông qua các chủ đề chuyên biệt vào các hoạt động giáo dục NGLL

Hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học văn hóa ở trên lớp. Hoạt động giáo dục NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là cầu nối gắn lý thuyết với thực tiễn và đời sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa ý thức với hành động, góp phần hình thành

tình cảm niềm tin đúng đắn ở HS, đồng thời góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em.

Nếu giáo dục theo các chủ đề giáo dục KNS chuyên biệt sẽ tập trung vào khám phá và củng cố KNS muốn hình thành. Hơn nữa hoạt động NGLL có ưu thế về điều kiện thời gian so với giờ lên lớp cho phép vận dụng giáo dục trải nghiệm thuận lợi hơn. Chính vì vậy, khi thiết kế nội dung và tổ chức giáo dục KNS qua hoạt động NGLL cần quan tâm khai thác kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đã có của HS, cũng như đặt HS vào các tình huống cần giải quyết để trải nghiệm và vận dụng KNS đã được học trong chủ đề.

Thông qua tổ chức các chủ đề trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL với các hình thức tổ chức đa dạng, sử dụng các phương pháp thể hiện nguyên tắc tương tác, trải nghiệm… cùng các phương pháp có tiềm năng giáo dục KNS… có thể hình thành và phát triển KNS cho HS.

* Thông qua các tình huống giáo dục và các tình huống thực tiễn trong cuộc sống

Bằng cách đặt HS vào tình huống phải giải quyết các vấn đề nảy sinh ở trường, lớp hay trong cuộc sống và hướng các em giải quyết các tình huống đó theo quy trình của các KNS phù hợp, mang tính tích cực, xây dựng, hiệu quả… chính là đã dạy các em những KNS cần thiết.

Đồng thời, cách xử lý, giải quyết các vấn đề của chính GV cũng có tác dụng giáo dục KNS cho HS.

* Thông qua hình thức tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm Sau khi được giáo dục KNS theo những con đường nói trên bao giờ cũng có một vài HS (khoảng từ 5-10%) các em vẫn có những hành vi không mong đợi. Khi đó cần sử dụng cách tiếp cận cá nhân thông qua hoạt động tham vấn.

Dịch vụ tham vấn có thể tìm thấy ở các văn phòng, trung tâm tham vấn ở ngoài nhà trường nhưng cũng có thể tìm thấy ở trong nhà trường. Ở các nước phát triển với mục đích vì lợi ích giáo dục tốt nhất cho mọi HS, làm tăng sự khỏe mạnh và kết quả học tập của HS… ở các trường đã có văn phòng tham vấn.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)