Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚC LỢI, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
3.2.6. Biện pháp 6:Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục KNS
a. Mục tiêu
Kiểm tra, đánh giá, giám sát góp phần cung cấp nguồn thông tin hai chiều nhanh nhất để kịp thời điều khiển, điều chỉnh việc GDKNS cho HS đạt kết quả. CBQL phát hiện kịp thời khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch GDKNS, từ đó có tác động hỗ trợ GV, HS truyền thụ cũng như lĩnh hội kiến thức về KNS góp phần nâng cao chất lượng GDKNS cho HS.
Kiểm tra, đánh giá giúp HT nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp. HT cần xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động này một cách rõ ràng đồng thời có kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động này một cách hiệu quả, phù hợp với thực tế của nhà trường.
Kết quả giáo dục KNS cho học sinh phản ánh kết quả công tác giáo dục toàn diện cho HS và kết quả tổ chức hoạt động GD của nhà trường
b. Nội dung
Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác kiểm tra đánh giá chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần xây dựng tiêu chí cụ thể trong kiểm tra, đánh giá kết quả, đảm bảo công bằng, khách quan dựa trên ý thức tham gia và hiệu quả của các hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong kế hoạch giáo dục toàn diện cho HS. Mỗi một hoạt động đều có những tiêu chí chung và những tiêu chí đặc thù. Thông qua việc đánh giá kết quả giáo dục KNS của học sinh để đánh giá công tác quản lý giáo dục KNS của mỗi thầy cô, mỗi bộ phận tham gia quản lý giáo dục KNS cho học sinh của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động giáo dục theo hình thức lồng ghép hoặc theo chuyên đề về GDKNS cho HS. Việc kiểm tra, giám sát là chức năng của quản lý trong nhà trường, song qua việc kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời những vướng mắc chưa hiệu quả từ phía CMHS , từ phía GV và HS để có phương hướng điều chỉnh tháo gỡ những khó khăn đó.
c. Cách thức tiến hành
* Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục KNS
Giáo dục KNS sẽ là một trong những căn cứ để đánh giá kết quả công tác của GV trong từng học kỳ và trong cả năm học, được thể hiện thông qua các tiêu chí:
Có đầy đủ các loại hồ sơ: Với giáo viên bộ môn là: chương trình môn học có nội dung tích hợp giáo dục KNS; giáo án các tiết dạy có nội dung giáo dục KNS. Với GVCN là: kế hoạch giáo dục KNS cho HS (có chỉ rõ cách thức tích hợp); giáo án các tiết dạy có nội dung giáo dục KNS; sổ ghi nhận xét, đánh giá mức độ tham gia và KNS đạt được của từng HS theo tháng, theo học kỳ để làm căn cứ đánh giá KNS của HS.
Việc thực hiện kế hoạch giáo dục KNS (do Ban chỉ đạo giáo dục KNS của trường kiểm tra).
Kết quả dự giờ, thăm lớp của HT hoặc Ban chỉ đạo giáo dục KNS của nhà trường.
Kết quả xếp loại giáo dục KNS là một tiêu chí để đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong năm học.
* Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục KNS thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động, kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động, kiểm tra kết quả của hoạt động.Xây dựng kế hoạch kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường.
Lựa chọn hình thức kiểm tra: kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.
Đổi mới phương pháp và hình thức kiểm tra theo hướng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa người kiểm tra và người được kiểm tra. Thái độ kiểm tra trên tinh thần hợp tác, thân thiện, trân trọng hướng tới sự tiến bộ.
CBQL cũng cần tự rút kinh nghiệm để điều hành công tác quản lý đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Công tác tổng kết, nhận xét rút kinh nghiệm cần kịp thời, chính xác mang tính động viên. Cần xây dựng các tiêu chí khen thưởng cho mỗi hoạt động, phổ biến tới các lực lượng tham gia để mọi người phấn đấu đạt được thành tích đó. Bên cạnh đó cần xây dựng tiêu chí và quy định hình thức kỷ luật, tổ chức rút kinh nghiệm.
Với quá trình xây dựng tiêu chí và qui trình kiểm tra, đánh giá: Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu, rèn luyện. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục và việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống khi dạy học các môn học có nội dung có thể lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua việc đạt được mục tiêu “kỹ năng, thái độ” đối với các nội dung học tập.Tiêu chuẩn đánh giá học sinh phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tính định lượng thể hiện số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi.
d. Điều kiện thực hiện
Kết hợp với CMHS để kiểm tra kết quả đạt được của các KNS đã giáo dục cho HS.
Có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá KNS cho học sinh, đồng thời bám sát các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS để xây dựng các tiêu chí đánh giá.
Cần có sự phân công người trong Ban chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống
cho HS của nhà trường phụ trách việc giám sát, kiểm tra để có minh chứng cho việc đánh giá. Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, mang tính chất thúc đẩy là chủ yếu.