Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 40 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.4. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh THCS là quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường kể cả hoạt động dạy học nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực, có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng cuộc sống.

+ Giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý xã hội, để học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.

+ Củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu.

+ Làm cho quá trình giáo dục vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Quá trình này bao gồm:

Về nhận thức: Giúp các lực lượng giáo dục có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh trong xã hội hiện nay

Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp.

Về hành vi: Hướng mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và tích cực tham gia quản lý giáo dục KNS cho HS.

Tóm lại mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS THCS là làm cho quá trình giáo dục tác động đến HS đúng hướng, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho HS. Trên cơ sở đó, nhà trường trang bị cho HS những kiến thức cần thiết về tư tưởng, đạo đức, lối sống đúng đắn, kiến thức pháp luật, hiểu biết về văn hóa xã hội, khả năng ứng phó, giao tiếp và biết cách làm chủ bản thân. Muốn quản lý mục tiêu giáo dục KNS đạt hiệu quả, cần phải: Xây dựng mục tiêu rõ ràng; Phổ biến mục tiêu GDKNS cho HS theo đúng qui định; Mục tiêu được xây dựng theo kế hoạch hoạt động của nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế; Mục tiêu thể hiện rõ nhận thức cần đạt, lượng hóa thông tin về tình cảm, thái độ và kỹ năng cần đạt trong mục tiêu đề ra.

1.4.2. Quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trong trường THCS, việc quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KNS phải hướng vào tăng cường, nâng cao nhận thức giáo dục KNS cho HS để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hình thành cho HS những KNS cơ bản, giúp học sinh phát huy hết tiềm năng của bản thân, tạo nên sự khác biệt và thấy mình có đủ khả năng tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp. Thông qua các hoạt động giáo dục KNS, học sinh có được năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống, có lối sống lành mạnh, có ý thức về giá trị bản thân, biết tôn trọng và quan tâm giúp đỡ người khác.

Các nội dung nhà trường thực hiện để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KNS bao gồm: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục KNS; phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GV chủ nhiệm, GV bộ môn, các đơn vị tham gia xây dựng chương trình, phân công

cán bộ quản lý, GV tham gia viết nội dung giáo dục KNS theo các chủ đề, tăng cường các hoạt động sinh hoạt tập thể lồng ghép giáo dục KNS; phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với GV bộ môn khác trong việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục KNS; phối hợp với Đoàn Thanh niên trong trường, với cha mẹ HS trong việc xây dựng chương trình, nội dung giáo dục KNS; tổ chức các phong trào thi đua nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm từng hoạt động khi thực hiện nội dung giáo dục KNS cho HS.

Chỉ đạo các lực lượng, tổ chức trong nhà trường thực hiện chương trình nội dung giáo dục KNS được thực hiện thông qua các hoạt động như: Dạy lồng ghép trong các môn học như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Địa lý; tổ chức các chuyên đề trong các buổi hoạt động GDNGLL, tổ chức các hoạt động ngoại khóa; thông qua công các chủ nhiệm, các giờ sinh hoạt tập thể, chào cờ đầu tuần, hoạt động thăm quan, dã ngoại, thể dục thể thao, nhân đạo xã hội từ thiện; thông qua tổ chức các hội thảo, chuyên đề cho PHHS…

Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, nội dung giáo dục KNS, người CBQL cần quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch . Trong xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu giáo dục chung trong trường THCS, phối hợp với kế hoạch dạy học trên lớp. Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý HS để đạt hiệu quả giáo dục cao. Trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kế hoạch giáo dục KNS cần quan tâm đến các công việc cụ thể, các mục tiêu, nội dung đã được thực hiện trong kế hoạch cần phải đạt được; chú ý đến việc huy động và phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần thực hiện tốt chương trình, nội dung giáo dục KNS.

1.4.3. Quản lý phương pháp và các điều kiện hỗ trợ giáo dục KNS cho HS Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh ở trường THCS rất đa dạng và phong phú, được thực hiện thông qua việc lồng ghép, tích hợp trong các môn học và thông qua hoạt động GDNGLL; áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, tích cực vào giáo dục KNS cho HS, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tìm hiểu thực tế của học sinh.

Trước hết, quản lý giáo dục KNS cho HS thông qua các hoạt động GDNGLL. Hoạt động ngoại khóa cần được triển khai thường xuyên thông qua các buổi chào cờ đầu tuần hoặc qua các buổi nói chuyện chuyên đề, thông qua các câu lạc bộ “Học mà vui - vui mà học”.. Hoạt động GDNGLL là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ có hiệu quả hỗ trợ giáo dục KNS cao. Bên cạnh đó, các hình thức giáo dục KNS cho HS thông qua những giờ lên lớp cần được chú trọng và triển khai thường xuyên. Các bộ môn văn hóa trong nhà trường có tác dụng lớn trong việc giáo dục KNS cho HS với những mức độ khác nhay và tùy vào ý thức và trình độ của GV. Những bộ môn dễ lồng ghép giáo dục KNS trong nhà trường là: môn Văn, môn Sử, môn Địa, môn Sinh, môn GDCD…Nhìn chung, thông qua các giờ lên lớp, GV bộ môn sẽ giáo dục cho HS những bài học về tình cảm gia đình, cách ứng xử trong cuộc sống, các mối quan hệ bạn bè, trách nhiệm với mọi người và với công việc, rèn luyện tinh thần vượt khó vươn lên…

Ngoài ra, các hình thức quản lý giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động của Đoàn trường tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm ngày càng được chú trọng. Giáo dục ý thức chấp hành nề nếp, nội qui, qui định, tìm hiểu về truyền thống của nhà trường. Tìm hiểu về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Tuyên truyền về các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, thành phố, của quận. Tổ chức các chương trình ngoại khóa, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Tuyên truyền giáo

dục phòng chống ma túy, giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục về môi trường…

Bên cạnh đó, CBQL cần chú trọng tăng cường các điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hoạt động GDKNS cho HS như:

Xây dựng hệ thống các qui định, tiêu chí phục vụ cho hoạt động GDKNS

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động GDKNS: sân bãi, dụng cụ TDTT, nhạc cụ, phòng, sách tham khảo, loa đài, máy chiếu, máy tính nối mạng…

Xây dựng phòng truyền thống để giáo dục truyền thống nhà trường cho HS, phục vụ một số hoạt động giáo dục theo chủ đề tháng

Xây dựng phòng hội trường có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho một số hoạt động tập thể

Xây dựng tủ sách giáo dục KNS phục vụ việc tra cứu các tư liệu, tài liệu của GV và HS

Trang bị băng đĩa các bài hát, các tình huống dành cho HS phục vụ các chủ đề hoạt động GDNGLL trong năm học để hỗ trợ GDKNS

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực cho hoạt động GDKNS.

1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trọng trong quá trình quản lý. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giúp người cán bộ quản lý xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được hoặc ở mức độ thấp cùng những nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp. Muốn kiểm tra, đánh giá chính xác việc thực

hiện kế hoạch giáo dục KNS, người cán bộ quản lý phải chú ý tới các nội dung sau:

- Xác định được cách kiểm tra - Xây dựng được tiêu chí đánh giá

- Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.

Trong kiểm tra, người CBQL cần quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung hoạt động GDKNS; kiểm tra hoạt động giáo dục KNS thông qua dự một số hoạt động, sinh hoạt tập thể; việc kiểm tra đánh giá xếp loại thực hiện hoạt động GDKNS và việc phối hợp các lực lượng trong việc thực hiện hoạt động GDKNS.

Đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS sẽ góp phần đánh giá hạnh kiểm của học sinh. Do vậy việc đánh giá cần tập trung vào:

* Đối với học sinh:

- Đánh giá nhận thức của học sinh về mục tiêu, nội dung của chương trình, về năng lực các em phải rèn luyện

- Thái độ chủ động, tích cực trong hoạt động GDKNS, thúc đẩy quá trình rèn luyện vươn lên về mọi mặt: học tập văn hóa, trau dồi năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh

- Nội dung đánh giá:

+ Đánh giá cá nhân: Đánh giá về mức độ nhận thức, hình thành KNS mà nội dung hoạt động chuyển tải, ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động tập thể và kết quả đóng góp của các cá nhân vào các hoạt động cụ thể.

+ Đánh giá tập thể: Đánh giá về số lượng học sinh tham gia các hoạt động, những sản phẩm của hoạt động về tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng; trách nhiệm và tinh thần hợp tác của các thành viên.

- Hình thức đánh giá: Thông qua bản thu hoạch, sự quan sát quá trình hoạt động, những ý kiến trao đổi, tọa đàm của học sinh và những đánh giá nhận xét của CMHS, bạn bè và các thành viên giáo dục khác của nhà trường.

* Đối với giáo viên:

- Kiểm tra định kỳ: Đối chiếu kế hoạch hoạt động giáo dục trong sổ công tác, kế hoạch cá nhân của giáo viên với thực tế và sổ trực của trường

- Đánh giá tinh thần trách nhiệm và sự phối hợp giữa GVCN lớp với GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường.

- Kiểm tra kế hoạch, thiết kế chương trình, nội dung giáo dục KNS của giáo viên khi được giao nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)