Quản lý phương pháp và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 66)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

2.3.3. Quản lý phương pháp và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống

Muốn thực hiện tốt kế hoạch giáo dục KNS cho HS thì khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch là một bước rất quan trọng, không thể thiếu

được. Nhà trường đã có nhiều hình thức, phương pháp giáo dục KNS cho HS đa dạng, phong phú. Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tổ chức quản lý giáo dục KNS cho HS qua CBGV, NV, đại diện phụ huynh học sinh và cán bộ PGD. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2.7. Kết quả quản lý phương pháp giáo dục KNS cho HS trường THCS Phúc Lợi

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt BT Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1

Quản lý GDKNS thông qua lồng ghép, tích hợp trong các môn học

60 80 10 13.3 3 4 2 2.7

2 Quản lý GDKNS thông qua

hoạt động GDNGLL 65 86.7 10 13.3 0 0 0 0 3 Quản lý GDKNS thông qua

các hoạt động ngoại khóa 45 60 18 24 10 13.3 2 2.7 4

Quản lý GDKNS thông qua các hoạt động của Đoàn trường

70 93.4 3 4 1 1.3 1 1.3

5 Quản lý GDKNS thông qua

tiết sinh hoạt lớp 69 92 6 8 0 0 0 0

6 Quản lý GDKNS thông qua

hoạt động chào cờ đầu tuần 64 85.3 11 14.7 0 0 0 0 7

Quản lý GDKNS thông qua nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng

46 61.4 19 25.3 10 13.3 0 0

8

Quản lý GDKNS thông qua việc phối hợp với các lực lượng GD

50 66.7 18 24 4 5.3 3 4

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, nhà trường đã quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo sát sao việc quản lý phương pháp và các điều kiện hỗ trợ giáo dục KNS cho HS.

Việc giáo dục KNS thông qua nội dung GDNGLL được nhà trường rất quan tâm. Quản lý giáo dục KNS thông qua tiết sinh hoạt lớp cũng được ưu tiên lựa chọn. Nhà trường quản lý chặt chẽ tiết sinh hoạt lớp (1 tiết/tuần). GV chủ nhiệm cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt để nhận xét các hoạt động trong tuần của từng học sinh, thông qua đó nhắc nhở các em phát huy những mặt mạnh, mặt ưu của mình và hạn chế những thói quen xấu nhằm giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện. Tổ chức hoạt động GDKNS cho HS thông qua tiết chào cờ đầu tuần cũng được nhà trường hết sức chú trọng. Bởi đây là tiết sinh hoạt chính trị trong phạm vi toàn trường, nhằm tổng kết những hoạt động học tập, tu dưỡng của các tập thể lớp và cá nhân học sinh. Khen thưởng động viên học sinh, kỷ luật học sinh, uốn nắn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui trường lớp…Các nội dung này đều có tỉ lệ thực hiện đạt rất tốt và tốt là 100%.

Tuy nhiên một số nội dung vẫn có ý kiến đánh giá ở mức độ thực hiện chưa tốt như: Quản lý GDKNS thông qua lồng ghép, tích hợp trong các môn học (tỉ lệ chưa tốt 2.7%). Điều đó chứng tỏ một số GV còn lúng túng trong việc dạy tích hợp lồng ghép GDKNS vào các môn học. Hay việc GDKNS thông qua các hoạt động ngoại khóa và Quản lý GDKNS thông qua các hoạt động của Đoàn trường có tỉ lệ thực hiện chưa tốt là 2,7% và 1.3%. Hoạt động Quản lý GDKNS thông qua các hoạt động ngoại khóa như thăm quan, dã ngoại vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu tổ chức cho học sinh vui chơi là chính, chưa có kết quả thu hoạch sau mỗi chuyến thăm quan, dã ngoại. Giáo dục KNS thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên là rất quan trọng. Đoàn thanh niên có nhiệm vụ giáo dục, tu dưỡng đạo đức, lối sống cho học sinh và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dưỡng của học sinh. Bên cạnh đó là các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và tổ chức các sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn cũng có tác động không nhỏ tới việc giáo dục KNS cho HS. Nhưng các hoạt động của Đoàn thanh niên vẫn chưa thực sự thuyết phục và thu hút học sinh. Hay

việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục KNS cho HS đã được nhà trường thực hiện. Tuy nhiên, kết quả chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Để quản lý tốt phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho HS, nhà trường cần phải khắc phục các hạn chế này trong thời gian tới.

Bảng 2.8. Kết quả quản lý các điều kiện hỗ trợ giáo dục KNS cho HS trường THCS Phúc Lợi

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt BT Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1

Xây dựng hệ thống các qui định, tiêu chí phục vụ cho GDKNS

61 81.3 14 18.7 0 0 0 0

2

Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ hoạt động GDKNS

60 80 10 14.7 3 4 1 1.3

3

Xây dựng phòng truyền thống, phòng hội trường phục vụ cho hoạt động GDKNS

65 86.7 10 13.3 0 0 0 0

4 Xây dựng tủ sách KNS phục

vụ cho hoạt động GDKNS 68 90.7 7 9.3 0 0 0 0 5

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực cho hoạt động GDKNS

45 60 20 26.7 10 13 0 0

Các điều kiện hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục KNS. Do đó, các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục KNS cũng được nhà trường quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Nhà trường đã quan tâm xây dựng tủ sách KNS phục vụ cho hoạt động GDKNS (90.7%) và chú trọng xây dựng phòng truyền thống, phòng hội trường có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động GDKNS (86.7%). Tuy nhiên theo kết quả điều tra, thì nhà trường cần tăng cường thêm CSVC, trang thiết bị dạy học

hiện đại phục vụ hoạt động GDKNS, bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực cho hoạt động GDKNS một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)