Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 101 - 108)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚC LỢI, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho HS trường THCS Phúc Lợi

TT Nội dung biện pháp

Tính cần thiết

X Thứ

bậc Rất cần

thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

43 57.3 29 38.7 3 4 190 2.53 4

2

Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh THCS

50 66.7 23 30.7 2 2.6 198 2.64 2

3

Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục

45 60 29 38.7 1 1.3 194 2.59 3

TT Nội dung biện pháp

Tính cần thiết

X Thứ

bậc Rất cần

thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL %

4

Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

40 53.3 30 40 5 6.7 185 2.47 5

5

Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

54 72 21 28 0 0 204 2.72 1

6

Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục KNS

39 52 31 41.3 5 6.7 184 2.45 6

Điểm trung bình chung X 2.57

Nhận xét: Với kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy việc đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội có mức độ cần thiết rất cao bởi vì với điểm trung bình X = 2.57 và có 6/6 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình X >2.0, trong đó có 4/6 biện pháp đề xuất (66.7%) có điểm trung bình X >2.5. 01 biện pháp có điểm trung bình X = 2.57 gần với điểm trung bình chung. Đặc biệt, có 1 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:

Biện pháp: “Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên, hội CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” có điểm trung bình X = 2.72 xếp bậc 1/6.

Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định, để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên. Mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng sẽ hỗ trợ cho nhau. Có thể so sánh mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ 3.1 sau:

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Như vậy, qua khảo nghiệm, tôi thấy ý kiến có tính đồng thuận cao, sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học, đáp ứng được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đặt ra.

Về khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục KNS cho HS trường THCS Phúc Lợi

TT Nội dung biện pháp

Tính khả thi

X

Thứ bậc Rất

khả thi Khả thi Ít khả thi SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

49 65.3 22 29.4 4 5.3 195 2.6 2

2

Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh THCS

46 61.3 25 33.4 4 5.3 192 2.56 3

3

Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục

41 54.7 31 41.3 3 4 188 2.51 4

4

Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

39 52 29 38.7 7 9.3 182 2.42 6

5

Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

51 68 22 29.3 2 2.7 199 2.65 1

6

Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục KNS

40 53.3 30 40 5 6.7 185 2.47 5

Điểm trung bình chung X 2.54

Nhận xét: Với kết quả khảo sát trên, cho thấy việc đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội có tính khả thi rất cao, bởi vì với điểm trung bình X = 2.54 và có 6/6 biện pháp đề xuất (chiếm tỉ lệ 100%) có điểm trung bình X >2.0, trong đó có 4/6 biện pháp đề xuất (chiếm tỉ lệ>50%) có điểm trung bình X >2.5; 01 biện pháp có điểm trung bình X = 2.47 gần với điểm trung bình chung. Đặc biệt có 1 biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là:

Biện pháp: “Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” có điểm trung bình X= 2.65 xếp bậc 1/6. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất.

Tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau.

Điều đó khẳng định, để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên. Có thể so sánh tính khả thi của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ 3.2 sau:

Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết luận chương 3

Nguyên tắc là những luận điểm xuất phát mang tính quy luật, có vai trò chỉ đạo, điều tiết hoạt động của chủ thể. Biện pháp thuộc phạm trù hoạt động, do vậy việc đề xuất biện pháp cũng như thực hiện biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc xác định. Do đó, để đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS cho học sinh THCS cũng như thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, luận văn đã xây dựng 06 biện pháp để quản lý giáo dục KNS cho HS nhà trường đó là: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức và kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS; Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học và giáo dục; Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội

CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống.

Các biện pháp này phản ánh tương đối đầy đủ các yêu cầu của nội dung giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS Phúc Lợi. Tất cả 06 biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong quá trình thực hiện không được coi nhẹ biện pháp nào mà phải có sự áp dụng đồng bộ. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng, các biện pháp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi cao để góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, nhằm góp phần đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, phát triển nhân cách một toàn diện về văn – thể - mỹ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ đổi mới.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)