Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 49)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nhận thức và kỹ năng giáo dục KNS của cán bộ quản lý và giáo viên chưa được đề cập và quan tâm nhiều trong việc giáo dục KNS cho HS trường THCS hiện nay là yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục KNS cho HS.

Chương trình và nội dung giáo dục KNS của các trường chưa sát với đối tượng và đặc điểm của học sinh, còn chung chung và đại trà.

Năng lực tự học, tự tìm hiểu KNS của học sinh chưa cao. Ở lứa tuổi học sinh THCS, các em đã tự ý thức được những giá trị mà các em cho là hữu ích với cuộc sống như: rèn luyện thân thể, tập thói quen tốt…Đồng thời các em đã bắt đầu hình thành ý thức tự phấn đấu, nỗ lực trong học tập và rèn luyện để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các yếu tố về phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của địa phương cũng ảnh hưởng tới việc giáo dục KNS cho HS.

Ảnh hưởng trong quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh về nội dung, chương trình, tư liệu dạy học và quá trình quản lý môi trường giáo dục.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn tài chính dành cho các hoạt động giáo dục KNS chưa được chú trọng

1.5.2. Yếu tố khách quan

Sự quan tâm chỉ đao của cấp trên về hoạt động thực hiện giáo dục KNS cho HS

Nhận thức của gia đình vẫn chủ yếu là giao trách nhiệm cho nhà trường, chưa chú trọng phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục KNS cho HS.

Chưa quan tâm đến đặc thù HS khi xây dựng các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục KNS cho HS.

Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; mối quan hệ giữa các môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội về giáo dục KNS.

Tóm lại, việc quản lý hoạt động giáo dục KNS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, xác định và làm rõ các yếu tố trên giúp cho việc quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường đạt hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục KNS trong nhà trường. HS có điều kiện rèn KNS để thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội.

Kết luận chương 1

Những nghiên cứu về quản lý giáo dục KNS là khá phong phú và đã xác định được mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình, các phương pháp giáo dục cũng như tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS. Vấn đề quản lý giáo dục KNS cho học sinh THCS mặc dù đã được quan tâm nhưng triển khai thực tiễn hoạt động này trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Giáo dục KNS mới chỉ được thực hiện như một nội dung, một mục tiêu phụ của các chương trình/ dự án cho cấp học này.

Quản lí hoạt động GD kỹ năng sống cho HS ở nhà trường là quản lí hoạt động GD toàn diện cho học sinh, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Để quản lí GDKNS cho học sinh cần thực hiện tốt các chức năng quản lí trong hoạt động GD và biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Luận văn đã sơ lược về tình hình của vấn đề nghiên cứu, đưa ra các khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu: KNS, giáo dục KNS, quản lý, quản lý giáo dục , quản lý giáo dục KNS. Đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về giáo dục KNS, nội dung, mục tiêu, tầm quan trọng , các con đường giáo dục cũng như các phương pháp giáo dục và các KNS cần giáo dục cho học sinh. Đặc biệt luận văn đã làm rõ đặc điểm của học sinh THCS để đưa ra các nội dung giáo dục phù hợp. Xác định được các nội dung của công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS cũng như phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNS. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm đối tượng là học sinh THCS, với đặc điểm công việc là giáo dục KNS và sát thực với tình hình của trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên,thành phố Hà Nội.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS PHÚC LỢI

QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)