Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 74 - 77)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚC LỢI, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lý giáo dục KNS tại trường THCS Phúc Lợi của quận Long Biên phải đảm bảo tính khoa học trong sắp xếp chương trình giảng dạy, bố trí lồng ghép giữa các môn học, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho người học những tri thức chân chính, sát thực với cuộc sống dần dần giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con người hiện đại.

Ảnh hưởng giáo dục của khoa học là người đồng hành không tránh khỏi của dạy học. Song từ đó sẽ không đúng khi cho rằng dạy học bao giờ cũng có tác động như nhau đến học sinh và sự nỗ lực một cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo dục không có ý nghĩa quan trọng. Trái lại, tính chất giáo dục của dạy học, phương hướng tư tưởng và sức mạnh ảnh hưởng của nó tới học sinh là do nội dung, phương pháp dạy học, sự tổ chức tiết học và do tác động của chính nhân cách người giáo viên quyết định.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý giáo dục KNS mang tính kế thừa được triển khai theo hướng: Bảo đảm tính liên tục trong quá trình tổ chức dạy KNS; phát huy

những mặt tích cực của cơ chế quản lý, đảm bảo đầy đủ các chức năng quản lý phù hợp với thực tế của nhà trường, thực tế HS.

Tất cả các biện pháp giáo dục KNS của HT trường THCS Phúc Lợi phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất để đạt một kết quả cuối cùng đó là sự quan tâm đầu tư vật lực - trí lực và thống nhất đồng bộ của các lực lượng giáo dục rèn luyện KNS cho HS.

Trong nhà trường cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các văn bản tạo thành cơ sở pháp lý để thống nhất về nội dung, cách thức tiến hành giáo dục KNS cho HS. Khi lựa chọn mục tiêu cần phải đảm bảo mục tiêu rõ ràng, lượng hóa được, có kết quả, có thời gian xác định cụ thể và được quán triệt tới mọi thành viên trong nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính toàn diện

Các biện pháp quản lý giáo dục KNS tại trường THCS Phúc Lợi của quận Long Biên phải đảm bảo tác động một cách toàn diện, đồng bộ đến các thành tố của quá trình dạy KNS, chuẩn bị các điều kiện về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, thông tin, thời gian) đáp ứng yêu cầu.

Đảm bảo tính toàn diện của các biện pháp quản lý giáo dục KNS còn phải chú trọng đến việc tạo môi trường giáo dục đồng thuận, thống nhất và tiến hành tổ chức, quản lý đảm bảo tốt nhất chất lượng của hoạt động giáo dục KNS. Ngoài việc đảm bảo tính hài hòa, tích cực giữa các mối quan hệ của các bên liên quan trong hoạt động này, cần quan tâm đến việc bố trí sắp xếp GV phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Đây là nguyên tắc phù hợp với mục tiêu quản lí, bao gồm hiệu quả giáo dục, hiệu quả xã hội và hiệu quả của bản thân hoạt động quản lí. Có thể nói

hiệu quả là thước đo năng lực của người cán bộ quản lí giáo dục. Thực chất của nguyên tắc này là làm như thế nào để trong điều kiện nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, nhà quản lí có thể tạo ra nhiều kết quả có chất lượng, đạt mục tiêu giáo dục và mục tiêu quản lí như mong muốn.

Nguyên tắc hiệu quả quản lí đòi hỏi người lãnh đạo phải có hai phẩm chất sau:

Thứ nhất, phải nắm vững nội dung, nguyên tắc để đề ra những biện pháp thích hợp.

Thứ hai, phải có tầm nhìn xa và rộng. Hiệu quả của hoạt động quản lí không chỉ dừng lại, bó hẹp ở một bộ phận riêng biệt, mà phải trên quan điểm toàn diện, tổng thể, theo tác động dây chuyền. Điều này tránh cho nhà quản lí nhìn sự vật và sự phát triển của nó một cách thiển cận, chỉ nhìn thấy cục bộ mà không thấy toàn cục, chỉ thấy trước mắt mà không thấy lâu dài. Điều này cũng bị chi phối bởi đặc trưng của giáo dục, một hoạt động mà kết quả của nó xuất hiện sau một thời gian nhất định.

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi

Những biện pháp được đề xuất là những biện pháp mang tính cải tiến tác động đến quá trình giáo dục KNS của nhà trường. Cải tiến đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến những nguồn kinh phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia hoạt động này. Cần chú trọng tới tính khả thi khi đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục KNS tại trường THCS Phúc Lợi.

Các biện pháp quản lý giáo dục KNS của trường THCS Phúc Lợi cần mang lại kết quả cuối cùng cho HS đó là có được vốn kiến thức và khả năng thực hành nhất định. Ngoài ra, các biện pháp quản lý cần được xây dựng trên cơ sở khoa học để có thể áp dụng được trong các trường THCS.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Phúc Lợi, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)