Khái quát về trường THCS Phúc Xá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 52)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI

2.1. Khái quát về trường THCS Phúc Xá

Trường THCS Phúc Xá đóng trên địa bàn phuờng Phúc Xá thuộc quận Ba Đình - Hà Nội. Tiền thân là trường cấp 1, cấp 2 Nghĩa Dũng năm 1991 trưòng tách ra và trở về địa điểm hiện nay lấy lại tên là THCS Phúc Xá.

Trường còn rất nhiều khó khăn trong công tác giáo dục vì diện tích quá nhỏ và đóng trên địa bàn phường Phúc Xá vốn đuợc biết là điểm nóng về tệ nạn xã hội như buôn bán ma tuý, trộm cắp, nghiện hút ma túy…

2.1.1. Đặc điểm tình hình đội ngũ của trường

Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên

Các danh mục T/số

Chia theo trình độ đào tạo Trình độ tin học ≥ A

Trình độ ngoại ngữ

≥A Thạc

Tỉ lệ

%

Đại học

Tỉ lệ

%

Cao đẳng

Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% 1.Cán bộ, giáo viên 43 3 6.9 27 62.7 13 30.4 40 93 35 81.3

1.1.Cán bộ quản lý 2 1 50 1 50 2 100 2 100

a.Hiệu trưởng 1 1 100 1 100 1 100

b.Phó hiệu trưởng 1 1 100 1 100 1 100

1.2.Giáo viên 41 2 4.8 26 63.4 13 31.8 38 92.6 33 80.4 (Nguồn báo cáo của trường THCS Phúc Xá)

Trường có tổng 43 cán bộ, giáo viên. 100% đạt chuẩn, trong đó:

- Trên chuẩn: 30/43 (chiếm tỉ lệ 69,6%) - Trình độ tin học ≥ A: 40/43(chiếm 93%) - Trình độ ngoại ngữ ≥ A: 35/43(chiếm 81,3%)

- Cán bộ quản lý: có năng lực,chuyên môn và nghiệp vụ quản lý(100%

trên chuẩn và đã được đào tạo qua các lớp chính trị, quản lý). Bên cạnh đó cán bộ quản lý có phong cách lãnh đạo dân chủ, biết lắng nghe chọn lọc và phân tích các nguồn thông tin để có những quyết định hợp lý trong giải quyết công việc và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cán bộ quản lý sâu sát tới đời sống của đội ngũ giáo viên, công nhân viên trong trường, thường xuyên tạo điều kiện cho các giáo viên được tham gia các tiết dạy chuyên đề, thực tập mẫu của Quận nhằm giúp giáo viên trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.

- Đội ngũ giáo viên: Trường có tổng số 41 giáo viên trong đó có 2 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 26 giáo viên có trình độ đại học, còn lại là trình độ cao đẳng. Đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục (chuyên môn 100%

CB- GV đạt chuẩn, trong đó có 68,2% trên chuẩn). Đa số giáo viên vận dụng phối hợp thực hiện có hiệu quả các phương tiện dạy học như tranh vẽ, các thiết bị ĐDDH, phiếu học tập, các bảng phụ, bảng học tập nhóm. Trong nhiều năm liền luôn có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Quận, có sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố.Tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng một số giáo viên bằng cấp đạt chuẩn nhưng năng lực sư phạm còn hạn chế, trình độ công nghệ thông tin còn yếu (38 trên tổng số 41 giáo viên có trình độ tin học ≥ A) nên việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào bài giảng còn ít khiến bài giảng kém hấp dẫn. Ngoài ra khả năng sử dụng tiếng anh còn hạn chế của giáo viên (80,4% ≥A) là một bất lợi cho việc học hỏi chuyên môn từ tài liệu nứơc ngoài.Bên cạnh đó,trong số 41 giáo viên thì đa số là giáo viên trẻ (chiếm gần 70%) mặc dù có lòng nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển tuy nhiên bề dày kinh nghiệm đứng lớp không có nhiều.

Một thực tế nữa là số giáo viên có điều kiện xin chuyển công tác sang trường khác ngày càng nhiều.Vì vậy, số giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm

mất dần, trong khi đó, lớp giáo viên trẻ chưa đủ kinh nghiệm không kịp bù đắp vào số đã chuyển ngay được.

2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất của trường

Như đã phân tích trong chương I, cơ sở vật chất của một trường học không chỉ là yếu tố bên ngoài phản ánh môi trường học tập mà còn thể hiện đẳng cấp thương hiệu của trường học đó. Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình Dạy - Học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực.

Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Do vậy cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.

Hiện nay CSVC - TBDH được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo. Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.

Trường THCS Phúc Xá nằm trên địa bàn tương đối khó khăn về nhiều mặt. Khuôn viên trường nhỏ hẹp (hơn 1000m2), số phòng học của trường còn ít nên học sinh phải học 2 ca sáng và chiều. Khuôn viên trường nhỏ hẹp nên khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy thể dục, thể dục giữa giờ, thể dục đầu giờ và sân chơi của học sinh ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.

CSVC tương đối đầy đủ (bao gồm 12 phòng học,1 phòng thí nghiệm và đồ dùng học tập, 1 phòng Hiệu trưởng và Phó hiệu trưỏng, phòng y tế, phòng

Đoàn Đội, phòng Truyền thống, phòng Tài vụ, phòng Giám thị, Phòng hội đồng giáo viên, các phòng đều có hệ thống ánh sáng đúng chuẩn) nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện đại; nhiều thiết bị lạc hậu, kém chất lượng, chưa phục vụ tốt cho việc giáo dục. Cụ thể trường vẫn chưa có phòng lab học tiếng anh, phòng học chức năng, phòng thí nghiệm riêng và bãi tập.

Phương tiện dạy học thiếu và yếu (cả trường chỉ có 2 máy chiếu) chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Sân trường nhỏ lại phải để xe của học sinh nên học sinh thiếu chỗ chơi. Đầu sách trong thư viện ít và nghèo nàn

Ngoài nguồn cấp theo ngân sách của nhà nước, sự hỗ trợ của Quận, nhà trường ít nhận được sự đóng góp về mặt vật chất của các cơ quan ban ngành, ngay cả với phụ huynh học sinh cũng còn nhiều hạn chế.

Tiến hành lấy ý kiến của 258 phụ huynh học sinh về một số yếu tố liên quan đến thương hiệu trường THCS Phúc Xá đã cho kết quả như sau:

Bảng 2.2: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến thương hiệu của trường THCS Phúc Xá

TT Nội dung Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

1 Chất lượng giáo dục 18,21 52,32 26,74 2,71

2 Cơ sở vật chất 11,62 37,98 46,89 3,48

Với 258 phụ huynh đựơc trưng cầu ý kiến thì có 47 phụ huynh(18,21%) cho rằng chất luợng giáo dục của trường ở mức tốt, 135 phụ huynh (chiếm 52,32%) cho rằng chất lượng giáo dục của trường ở mức khá trong tương quan với các trường trên địa bàn quận, 64 phụ huynh (chiếm 26,74%) đánh giá ở mức độ trung bình và 7 phụ huynh (2,71%) đánh giá ở mức độ yếu. Ở câu hỏi về thực trạng cơ sở vật chất nhà trường 30 phụ huynh (chiếm 11,62) cho rằng cơ sở vật chất của trường rất tốt và đầy đủ tiện nghi, ngược lại 9 phụ huynh (chiếm 3,48%) cho rằng chất lượng cơ sở vật chất của trường còn kém, điều kiện học tập của học sinh còn hạn chế. Đa số phụ huynh (219 phụ huynh)

cho rằng cơ sở vật chất của trường còn ở mức trung bình và khá- 84,87%

(mức trung bình chiếm 46,89%, khá chiếm 37,98%). Qua nội dung khảo sát cho thấy đa số phu huynh đánh giá chất lượng giáo dục của trường ở mức độ khá nhưng cơ sở vật chất ở mức trung bình vì vậy để xây dựng thương hiệu thì một trong những việc nhà trưòng cần làm là nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đặc biệt là cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.

2.1.3. Những thành tích đạt được của nhà trường trong 5 năm qua

Trường THCS Phúc Xá còn có nhiều khó khăn song trong suốt hơn 24 năm qua thầy và trò trường THCS Phúc Xá vẫn vượt khó vươn lên trong công tác giảng dạy và học tập. Nhiều thế hệ học trò từ mái trường THCS Phúc Xá đi lên đã trưởng thành và đã trở thành những học sinh giỏi, những cán bộ lớp tích cực trong các trường phổ thông danh tiếng ở Hà Nội. Trường THCS Phúc Xá trong nhiều năm qua liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn xuất sắc, liên đội mạnh cấp quận.

Thành tích của giáo viên và học sinh đựơc thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Bảng thống kê thành tích đạt đựơc của giáo viên và học sinh trường THCS Phúc Xá trong 5 năm trở lại đây

Năm học

Thành tích đạt đựơc

Giáo viên Học sinh

SL/ giải Cấp Môn SL/giải Cấp Môn

2010- 2011

1- Nhất 3- Ba 1- Ba

Quận Quận Quận

Thể dục Ngữ Văn, Địa lí,

GDCD SKKN- Ngữ văn

1- Ba 1- KK

Quận Quận

Anh Văn Sinh học

2011- 2012

2- Nhất 2- KK 1- Nhì 1- Ba

Quận Quận Quận TP

Vật lý, Mĩ thuật Âm nhạc, Sinh học

SKKN- Hoá học SKKN- Mĩ thuật

2- KK Quận Sinh học, Anh Văn

2102- 2013 2- Ba Quận Toán, Anh Văn 1- Ba TP Lịch Sử

1- Ba 1- Ba

Quận Quận

GVCN giỏi SKKN- Anh Văn

1- Ba 1- Nhì

Quận Quận

Địa lí Điền kinh nữ

2013- 2014

1- Nhất 2- Ba 1- Ba 1- Ba

Quận Quận Quận Quận

GDCD Lịch Sử, Hoá Nếp sống văn minh

SKKN- Toán

1- Nhì 2- KK 1- KK 1- KK 1- Nhì

Quận Quận Quận TP Quận

Địa lí Địa lí IOE

Olympic Tiếng Anh Bóng đá

2014- 2015

1- Nhất 1- Nhì 1- Ba 1- Nhì 1- Ba

Quận Quận Quận Quận Quận

Thể dục Ngữ Văn

Địa lí SKKN- Vật lí SKKN- Ngữ Văn

1- KK 1- Ba 1- KK 1- KK 1- Nhì 1- Nhất

TP Quận Quận Quận Quận Quận

Toán (trên máy tính) Địa lí

Địa lí GDCD Điền kinh Bóng đá nam Dựa trên số liệu thống kê trên cho thấyphong trào thể dục thể thao của trưòng tương đối tốt (1giải nhất và 2 giải nhì cấp Quận môn bóng đá nam) tuy nhiên số lượng giáo viên đạt giải cấp quận chưa cao đặc biệt làsố lượng giáo viên, học sinh đạt giaỉ các môn Toán, Lí, Hoá, Văn, Anh còn thấp.Giải cấp thành phố có 2 học sinh đạt đuợc ở bộ môn Địa lí (giải 3) và giải Toán trên máy tính (giải khuyến khích) tuy nhiên về phía giáo viên mới chỉ dừng lại ở sáng kiến kinh nghiệm(1 giải ba ở bộ môn Mĩ thuật) chứ chưa có tiết dạy đạt giải. Một trong những nguyên nhân là hầu hết các giáo viên đều có tâm lý ngại tham gia các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp quận, viết sáng kiến kinh nghiệm, sự đầu tư về chuyên môn chưa cao.Trong khi đó các thành tích trong học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu trường. Chính vì vậy nhà trường cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy và học từ đó nâng cao thành tích của giáo viên và học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)