Thực trạng chỉ đạo xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 65 - 70)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI

2.3. Thực trạng quản lý xây dựng thương hiệu trườngTHCS Phúc Xá

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá

Để đánh giá vấn đề này tôi cũng đã tiến hành sử dụng câu hỏi số 7 của phụ lục 1 và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11: Nội dung và mức độ chỉ đạo tác động đến đội ngũ STT

Mức độ Nội dung chỉ đạo

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa khi nào 1 Xây dựng, nâng cao chất lượng chuyên môn 92,68 7,31

2 Xây dựng phong cách, nâng cao năng lực sư phạm,

tình cảm nghề nghiệp 90,24 9,75

3 Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn

thanh niên trong trường THCS Phúc Xá. 90,24 9,75 4 Huy động tối đa khả năng đóng góp của mỗi cá

nhân trong các hoạt động 73,17 26,82

5.

Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn

92,68 7,31

6 Luôn có ý thức đổi mới, sáng tạo trong phương

pháp làm việc 63,41 36,58

Dựa vào kết quả bảng khảo sát cho thấy việc chỉ đạo xây dựng nâng cao chất lượng chuyên môn, nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, sự phối kết hợp giữa GVCN và GVBM được thực hiện khá thường xuyên (92,68%). Để xây dựng thương hiệu cần phải huy động được sức mạnh của toàn trường trong đó giải pháp giáo dục nhận thức cho giáo viên và học sinh hết sức quan trọng. Trong quá trình xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá luôn chú trọng chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chuyên môn. Điều này thể hiện ở việc nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên dự giờ các chuyên đề của quận, nâng cao chất lượng giờ dạy chuyên đề trường, khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị dạy học hiện đại trong giờ học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Tích cực động viên giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình, kế hoạch dạy học, tích cực đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình GDPT, sát hợp đối tượng học sinh, phù hợp đặc trưng bộ môn. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đổi mới dưới nhiều hình thức như thường xuyên, định kỳ, đột xuất, chuyên đề, toàn diện về các hoạt động soạn bài, giờ lên lớp, dự giờ, đánh giá giờ dạy. Tuy nhiên nhà trường chưa chú trọng nhiều đến việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. 90,24% ý kiến cho rằng việc chỉ đạo xây dựng phong cách, năng lực sử phạm, tình cảm nghề nghiệp và phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên được thực hiện thường xuyên. Chính bởi lẽ đó đội ngũ giáo viên trường theo ý kiến đánh giá của phụ huynh rất thân thiện và thoải mái. Tuy nhiên việc huy động khả năng đóng góp của mỗi cá nhân trong các hoạt động và việc chỉ đạo giáo viên luôn có ý thức đổi mới, sáng tạo trong phương pháp làm việc chỉ thỉnh thoảng diễn (26,82% và 36,58% ). Đây là hai nội dung trường THCS Phúc Xá cần lưu tâm khắc phục trong quá trình chỉ đạo xây dựng thương hiệu.

2.3.3.2. Thực trạng chỉ đạo những tác động đến học sinh

Bảng 2.12: Nội dung và mức độ chỉ đạo tác động đến học sinh

STT

Mức độ

Nội dung chỉ đạo

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa khi nào

1 Đẩy mạnh xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt

động học tập và rèn luyện 90,24 9,75

2 Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục tập thể với giáo

dục cá biệt. 80,48 19,51

3

Phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục và rèn luyện toàn diện.

53,65 46,34

4 Xây dựng phong cách, hình thành nét đẹp riêng

của học sinh. 36,58 63,41

5 Nâng cao chất lượng học tập, chất lượng tự học,

tự tìm tòi của học sinh. 53,65 46,34

6 Tăng cường các hoạt động ngoại khoá 31,7 58,53 9,75 7

Xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định nhằm phát huy cao quyền học tập và rèn luyện của học sinh.

53,65 46,34

8 Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi học tập

với các trường, đoàn thể khác 17,07 63,41 19,51

Theo kết quả khảo sát nhà trường chú ý đến việc đẩy mạnh nề nếp, kỉ cương trong học tập và rèn luyện (90,24% ý kiến đánh giá ở mức thường xuyên). Với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trong 5 năm trở lại đây ý thức đạo đức của học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt.

Số học sinh cá biệt của nhà trường đã giảm đi rất nhiều. Để làm được điều này cũng một phần do có sự chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục tập thể với giáo dục cá biệt (80,48% giáo viên đồng ý). Cũng qua khảo sát cho thấy

nhà trường mới chỉ chú trọng đến đẩy mạnh xây dựng nề nếp, kỉ cương chứ chưa quan tâm nhiều tới việc chỉ đạo phát huy vai trò tích, chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục và rèn luyện toàn diện, việc xây dựng và thực hiện các quy chế nhằm phát huy cao quyền học tập, rèn luyện của học sinh cũng như việc chỉ đạo nâng cao chất lượng tự học, tự tìm tòi của học sinh. 46,34% ý kiến cho rằng hai việc này thỉnh thoảng nhà trường mới chỉ đạo. Việc xây dựng phong cách, hình thành nét đẹp riêng của học sinh cũng cần được nhà trường tiến hành thường xuyên hơn. Có tới 68,28% ý kiến cho rằng việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa thỉnh thoảng mới diễn ra. Các hoạt động ngoại khóa của trường vừa ít vừa chưa thu hút được học sinh tham gia bên cạnh đó hoạt động Đội ở trường THCS Phúc Xá chưa thực hiện hết trọng trách của mình và chưa thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Điều này thứ nhất là do kinh phí hạn hẹp của nhà trường nên không thể thường xuyên tổ chức các hoạt động cho các con tham gia để qua đó giáo dục lối sống, kĩ năng xử cho các con, thứ hai là do giáo viên Tổng phụ trách phải kiêm nhiệm cả việc dạy học trên lớp nên quỹ thời gian hạn hẹp, chưa đầu tư nhiều cho hoạt động cũng như công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của học sinh không thường xuyên, thứ ba là do một số phụ huynh không muốn con tham gia vào hoạt động Đội vì sợ ảnh hưởng đến việc học của con. Công tác chỉ đạo hoạt động giao lưu, trao đổi học tập với các trường, đoàn thể khác theo đa số của ý kiến giáo viên (63,41) mới chỉ ở mức độ thỉnh thoảng đặc biệt có 19,51% ý kiến cho rằng việc này chưa bao giờ được thực hiện và 17,07% cho rằng việc này được tổ chức thường xuyên. Con số trên cho thấy trong quá trình chỉ đạo các hoạt động nhà trường việc phân công công việc chưa hợp lý, chưa huy động được tập thể trong các hoạt động, có cá nhân thường xuyên tham gia vào các hoạt động, có cá nhân lại ít hoặc không bao giờ tham gia.

2.3.3.3. Thực trạng chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất

Bảng 2.13: Nội dung và mức độ chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất

STT Mức độ

Nội dung chỉ đạo

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa khi nào

1

Chỉ đạo xây dựng cở sở vật chất bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu dạy và học, yêu cầu rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất của học sinh.

46,34 53,65

2 Giữ gìn khung cảnh của trường, bảo đảm cảnh

quan nhà trường xanh - sạch - đẹp. 80,48 19,51

3 Tăng cường trang bị, áp dụng thiết bị kỹ thuật tiên

tiến vào các hoạt động trong trường học. 24,39 75,6 4 Đảm bảo các điều kiện, yêu cầu vệ sinh môi trường

sạch trong và ngoài nhà trường 65,8 34,14

Ngoài việc chỉ đạo tác động đến đội ngũ và học sinh nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo giữ gìn vệ sinh môi trường, khung cảnh nhà trường xanh, sạch, đẹp (80,48% ý kiến cho rằng việc này được tổ chức thường xuyên). Do điều kiện kinh phí hạn hẹn nên việc tăng cường trang thiết bị tiên tiến vào các hoạt động trong trường học còn chưa thường xuyên (75,6% ý kiến). Có 46,34% ý kiến cho rằng việc chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm đáp ứng được yêu cầu dạy và học, yêu cầu rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất của học sinh được chỉ đạo thường xuyên và 53,65% cho rằng thỉnh thoảng mới chỉ đạo. 65,8% ý kiến cho rằng việc chỉ đạo đảm bảo các điều kiện, yêu cầu vệ sinh môi trường sạch trong và ngoài nhà trường được thực hiên thường xuyên và 34,14% cho rằng thỉnh thoảng. Con số trên cho thấy việc chỉ đạo chưa thống nhất cũng như chưa đồng đều, có bộ phận trong nhà trường được chỉ đạo thường xuyên, có bộ phận không được chỉ đạo thường xuyên.

2.3.3.4. Thực trạng chỉ đạo tác động đến phụ huynh và xã hội

Bảng 2.14: Nội dung và mức độ chỉ đạo tác động đến phụ huynh và xã hội STT

Mức độ

Nội dung chỉ đạo

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa khi nào

1

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy cao vai trò của các đoàn thể xã hội, chính trị trong và ngoài nhà trường

26,82 73,17

2 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng

bá hình ảnh của trường. 24,39 73,8

3

Phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong các hoạt động của nhà trường. Tuyên truyền để làm tốt công tác xã hội hoá hàng năm

73,8 24,39

Kết quả khảo sát cho thấy việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy cao vai trò của các đoàn thể, xã hội, chính trị trong và ngoài nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. 73,17% cán bộ giáo viên cho rằng việc này chỉ thỉnh thoảng mới được thực hiện. Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của nhà trường còn yếu.24,39% giáo viên cho rằng việc này diễn ra thường xuyên. Việc phối hợp với cha mẹ học sinh chưa đạt kết quả cao vì nhiều phụ huynh mải lo làm ăn nên không quan tâm đến việc học của con. Do điều kiện kinh tế cùng phường không cao nên công tác xã hội hóa xã dục rất khó thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)