Xác định quy trình xây dựng thương hiệu nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 79 - 82)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - BA ĐÌNH - HÀ NỘI

3.2. Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá

3.2.1. Xác định quy trình xây dựng thương hiệu nhà trường

Nhằm xác định tổng thể những bước cần thực hiện khi xây dựng thương hiệu nhà trường để các hoạt động được tường minh, cụ thể. Quy trình là cơ sở để khâu tổ chức, chỉ đạo được đầy đủ, khái quát tránh sơ suất khi xây dựng thương hiệu nhà trường

Việc xác định quy trình xây dựng thương hiệu giúp nhà trường:

- Làm rõ định hướng tương lai.

- Đề ra các ưu tiên.

- Tập trung sức mạnh vào các ưu tiên.

- Xây dựng và thực hiện điều chỉnh chiến lược có hiệu quả.

- Xây dựng tổ/nhóm làm việc có tính chuyên nghiệp trong nhà trường.

- Xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức bên ngoài.

- Đánh giá sự tiến bộ của nhà trường.

- Nâng cao chất lượng quản lý nhà trường.

- Thích nghi một cách sáng tạo, có hiệu quả trước sự thay đổi.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Bước 1: Xác định đối tượng và chất lượng giáo dục hướng tới

Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xác định sai lầm thì khó có thể điều chỉnh sau này. Để làm được việc này nhà quản lý phải trả lời được những câu hỏi sau:

- Đặc trưng nổi bật nhất của thương hiệu mình đang xây dựng là gì?

- Lợi ích thực tính, lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người học? và điều gì chứng tỏ được điều đó?

- Sự khác biệt và phương châm hoạt động của thương hiệu?

Bước 2: Thực tế nguồn lực của nhà trường: Đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng tuyển sinh.

- Căn cứ vào thực tế nguồn nhân lực về chất lượng đội ngũ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng. Ví dụ với đội ngũ giáo viên của trường Phúc Xá 100% đạt chuẩn trong đó 68% trên chuẩn thì nhiệm vụ trọng tâm là bồi dưỡng năng lực, phương pháp sư phạm chứ không phải nâng cao trình độ.

- Đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá.

- Từng bước khẳng định tên tuổi nhà trường qua điểm chuẩn tuyển sinh.

Bước 3: Xây dụng chiến lược thương hiệu phát triển trong tương lai.

Sau khi xác định được thực tế nguồn lực, cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên) bao gồm:

- Mục tiêu của nhà trường trong từng năm

- Mức chi tiêu cho việc quảng cáo thương hiệu trong từng năm.

- Kế hoạch về chất lượng giáo dục theo từng năm...

Bước 4: Xây dựng chiến dịch quảng bá hình ảnh

- Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu nhà trường dựa trên ngân sách của năm thứ nhất để lên kế hoạch quảng bá cho cả năm.

- Kế hoạch bao gồm kinh phí và hình thức cũng như nội dung quảng cáo.

- Xác định vị trí của thương hiệu trong suy nghĩ của phụ huynh học sinh Bước 5: Phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình xây dựng “thương hiệu” mà mình lựa chọn. Sau mỗi giai đoạn, cần có sự phân tích thành công hay thất bại để có sự hiệu chỉnh kịp thời.

Các thông tin thường phải được thu thập bao gồm:

- Có bao nhiêu % người biết đến thương hiệu của nhà trường?

- Họ nhớ được những yếu tố nào của thương hiệu đó?

- Họ có nhận xét về thương hiệu của trường?

- Họ biết đến thương hiệu của trường bằng cách nào?

- Có bao nhiêu % người muốn cho con học ở trường?

- Có bao nhiêu % người giới thiệu cho người khác về trường?

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đưa vấn đề xây dựng thương hiệu nhà trường ra trong các cuộc họp Chi bộ, Đảng ủy, Hội đồng trường.

- Nhà quản lý phác thảo sơ bộ quy trình xây dựng thương hiệu nhà trường - Lấy ý kiến tập thể.

- Lập quy trình xây dựng thương hiệu cụ thể sau khi có sự thống nhất - Lập văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình xây dựng tới từng tổ nhóm chuyên môn, từng bộ phận được phân công thực hiện nhiệm vụ

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của từng bộ phận, từng cá nhân và có hình thức khen thưởng kịp thời, thỏa đáng.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tập thể đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giáo viên cần có sự đoàn kết, thống nhất, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân

- Các tổ, nhóm chuyên môn phải tự xây dựng kế hoạch cho riêng mình dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường

- Có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như kế hoạch xây dựng thương hiệu nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)