Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI
2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ và thương hiệu trường THCS Phúc Xá
2.2.2 Thực trạng thương hiệu của trường THCS Phúc Xá
Tiến hành lấy ý kiến của 41 giáo viên trường THCS Phúc Xá đã cho kết quả như sau:
Bảng 2.7: Thực trạng thương hiệu của trường
Nội dung
Mức độ Thương
hiệu mạnh
Có thương hiệu
Chưa có thương hiệu
Thương hiệu kém
SL % SL % SL % SL %
Hiện nay trường THCS Phúc Xá đang được đánh giá là trường có:
0 0 3 7,31 38 92,68 0 0
Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên (38/41) đều đánh giá trường THCS Phúc Xá là trường chưa có thương hiệu chỉ 3/41 giáo viên cho rằng là trường đã có thương hiệu, không thầy cô nào cho rằng trường có thương hiệu mạnh hoặc thương hiệu kém. Điều đó cho thấy trường đang trên con đường xây dựng thương hiệu của mình.
Về phía phụ huynh với câu hỏi số 6 của bảng phụ lục 2 “Ông bà chọn trường cho con thông qua hình thức nào?” đã thu được kết qủa như sau:
- Qua phương tiện thông tin đại chúng: 9/258 phụ huynh chọn chiếm 3,48%
- Qua bạn bè, thầy cô giới thiệu: 31/258 phụ huynh chọn chiếm 12,01%
- Qua website của trường: không phụ huynh nào lựa chọn
- Tự tìm hiểu, đánh giá: 88/258 phụ huynh lựa chọn chiếm 34,10%
- Theo quy định về khu vực tuyển sinh: 130/258 phụ huynh chọn chiếm 50,38%
Kết quả khảo sát cho thấy công tác quảng bá hình ảnh của nhà trường còn yêú. Cũng qua tìm hiểu tại trường tiểu học Nghĩa Dũng - ngôi trường cùng nằm trên địa bàn phường Phúc Xá - thì 2/3 (hầu hết là học sinh khá giỏi) trong số học sinh tốt nghiệp tiểu học đều nộp đơn xin học trái tuyến tại trường cấp 2 Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Trứ mà không học đúng tuyến tại trường THCS Phúc Xá. Điều này cho thấy trường THCS Phúc Xá chưa có thương hiệu cũng như việc quảng bá hình ảnh của trường chưa tốt nên việc thu hút học sinh rất khó. Để giải quyết bài toán khó này lãnh đạo nhà trường cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực và có kế hoạch triển khai cụ thể
Để cụ thể hơn trong vấn đề đánh giá thương hiệu trường tôi đã khảo sát đến mức độ những nội dung liên quan đến việc xây dựng thương hiệu.
Bảng 2.8: Các nội dung liên quan đến thương hiệu trường học ở trường THCS Phúc Xá và mức độ đạt được
(Tổng số người được hỏi là 41)
STT Mức độ (%)
Nội dung
Tốt Trung bình Kém
SL % SL % SL %
1 Thành tích của GV 15 36,58 26 63,41
2 Sự nhiệt tình của GV với công tác
GD học sinh 25 60,97 16 39,02
3 Thành tích học tập của HS 9 21,95 20 70,73 12 29,62 4 Phẩm chất đạo đức, nề nếp của HS 17 41,46 12 29,26 12 29,26 5 Thành tích phong trào thi đua của
HS 16 39,02 22 53,65 3 7,14
STT Mức độ (%) Nội dung
Tốt Trung bình Kém
SL % SL % SL %
6 Cơ sở vật chất của trường 3 7,3 19 46,34 19 46,34 7 Công khai, minh bạch trong các
khoản thu - chi liên quan đến HS 22 53,65 18 43,9 1 2,43 8 Các hoạt động ngoại khóa của HS 5 12,19 20 48,78 6 14,63 9 Sự quan tâm đầu tư của các tổ
chức xã hội 30 73,17 11 26,82
10 Sự liên kết với các tổ chức giáo
dục trong nước và quốc tế 6 6,41 35 35,41
11 Biểu tượng của trường 2 4,87 18 43,9 21 51,21
12 Xây dựng trang Web của trường 2 4,87 20 48,78 19 46,34 13
Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường trong công tác giáo dục học sinh
4 9,75 20 48,78 17 41,46
14
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh qua đó khích lệ và tạo hứng thú cho học sinh học tập tốt hơn
8 19,51 30 73,17 3 7,31
Dựa vào kết quả cho thấy đánh giá của hầu hết giáo viên về thành tích của giáo viên và học sinh còn ở mức độ trung bình (lần lượt là 63,41% và 70,73%). Mặc dù trong vài năm trở lại đây số lượng giáo viên và học sinh đoạt giải trong các cuộc thi đã có sự tăng lên tuy nhiên so với các trường trong Quận thì vẫn còn tương đối thấp đặc biệt giải thưởng ở các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa của cả giáo viên và giáo viên còn ít. Giải thưởng cấp thành phố của giáo viên mới chỉ dừng lại ở SKKN. Có thể thấy rằng đội ngũ giáo viên trường có sự nhiệt tình trong công tác giáo dục học sinh tuy nhiên về chuyên môn cần có sự đầu tư hơn. So với 5 năm trước thì mặt đạo đức của học sinh đã có sự chuyển biến tốt hơn tuy nhiên sở dĩ có sự đánh giá ở mức hạn chế thứ nhất là xuất phát từ phía gia đình, một số gia đình chưa quan tâm tới việc học tập và rèn luyện đạo đức, kĩ năng cho con mà phó mặc hoàn toàn
cho nhà trường chính vì vâỵ nhà trường không có sự hợp tác tích cực từ phía gia đình(41,46% ý kiến cho rằng sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường còn ở mức hạn chế); thứ hai là số lượng giáo viên trẻ nhiều nên năng lực quản lý học sinh còn chưa tôt. Do vậy, về phẩm chất đạo đức, nề nếp có 41,46% ý kiến cho là tốt còn lại chia đều cho mức độ bình thường và hạn chế (29,26%). Như đã nêu ở chương 1 cơ sở vật chất đầy đủ hiện đại góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trường tuy nhiên thực tế là trường THCS Phúc Xá có diện tích nhỏ và trang thiết bị học hiện đại thiếu nhiều do vậy trong năm học tới nhà trường cần đầu tư tài chính nhiều hơn vào việc sắm trang thiết bị dạy học cũng như kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ của cấp chính quyền, các tổ chức trên địa bàn hoạt động. Chỉ có 7,31% ý kiến cho rằng cơ sở vật chất của trường ở mức độ tốt còn lại chia đều cho mức trung bình và kém (46,34%), không giáo viên nào cho rằng trường có sự quan tâm đầu tư tốt của các tổ chức xã hội và 26,82% ý kiến cho rằng sự quan tâm đầu tư đó còn ở mức độ hạn chế. Công tác liên kết với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước của nhà trường vẫn còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức (85,36% giáo viên đồng ý với ý kiến trên). Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, bên cạnh chất lượng giáo dục các trường còn tạo ra sự khác biệt bằng cách xây dựng cho mình logo, slogan và trang web riêng nhằm thu hút sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh và phụ huynh nắm bắt thông tin.Tuy nhiên công việc này theo đại đa số giáo viên đánh giá mới chỉ được nhà trường thực hiện ở mức độ bình thường hoặc còn hạn chế (trên 90%). Đội ngũ lãnh đạo và giáo viên nhà trường cần hiểu rằng một yếu tố nữa quyết định sự thành công hay thất bại của một thương hiệu giáo dục chính là sự nhận thức và việc vạch ra mục tiêu, kế hoạch thực hiện các biện pháp quảng bá thương hiệu. Nếu chỉ chú tâm xây dựng chất lượng giáo dục mà không quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh của mình sẽ là một sai lầm đáng tiếc. Học sinh chiếm lượng khách khá đông của các đài truyền hình, và cũng là “nhân vật chính” trong rất nhiều chương trình. Do vậy, truyền hình là kênh
quảng bá hữu hiệu nhất hiện nay mà nhiều nhà trường ngoài việc tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong hoạt động giao lưu lại chọn tivi làm kênh quảng bá hữu hiệu về trường mình.