Nhận thức của đội ngũ về thương hiệu của trường THCS Phúc Xá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 58)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI

2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ và thương hiệu trường THCS Phúc Xá

2.2.1. Nhận thức của đội ngũ về thương hiệu của trường THCS Phúc Xá

Để đánh giá vấn đề này, tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến thông qua câu hỏi số 1 của phụ lục 1 (phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên và cán bộ nhân viên) nội dung trong bảng hỏi, kết quả thu đựơc như sau:

- Không giáo viên nào cho rằng việc xây dựng thương hiệu trường không quan trọng hay ở mức độ bình thường

- 38/41 giáo viên (92,68%) cho rằng việc xây dựng thương hiệu trường rất quan trọng

- 3/41 giáo viên (7,32%) cho rằng việc xây dựng thương hiệu trường là quan trọng.

Theo kết quả thu đựơc cho thấy nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên trường THCS Phúc Xá đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu của trường bởi trong bối cảnh hiện nay khi mà có sự cạnh tranh mạnh giữa các trường quốc lập- dân lập và giữa các trường quốc lập trong cùng quận. Nếu không có thương hiệu thì không thể thu hút được học sinh.Thực tế trong vài năm trở lại đây lượng học sinh đăng kí nhập học vào trường giảm dần. Ví dụ như năm học 2012- 2013 trường chỉ tuyển được 85 học sinh lớp 6 trong tổng hơn 200 học sinh từ trường tiểu học Nghĩa Dũng trên địa bàn phường, năm học 2013- 2014 tuyển được 80 học sinh lớp 6 còn năm học 2014- 2015 trường chỉ tuyển được hơn 60 học sinh. Hầu hết những học sinh tiểu học không nộp đơn vào học tại trường THCS Phúc Xá là những học sinh có thành tích học tập tốt chính vì vậy chất lượng đầu vào của học sinh trường tương đối thấp. Điều này đặt gánh nặng lớn lên đội ngũ cán bộ và

giáo viên của trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh từ đó xây dựng thương hiệu trường. Từ thực tế như vậy đội ngũ cán bộ và giáo viên đều hiểu rõ để có thể thu hút học sinh, tồn tại và phát triển thì phải từng bước nâng cao thương hiệu của chính bản thân mỗi giáo viên từ đó nâng cao thương hiệu trường.

Tóm lại thương hiệu là hình ảnh của nhà trường trong xã hội và hình ảnh đó được hình thành qua những việc cụ thể. Nhà quản lý cần quân tâm xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, đánh giá được đúng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của nhà trường từ đó tranh thủ những cơ hội tốt để phát huy những điểm mạnh, đương đầu với thách thức tìm cách giải quyết để đẩy lùi hoặc hạn chế tối đa những điểm yếu như vậy việc quản lý xây dựng thương hiệu mới đúng hướng, có sự riêng biệt, đặc sắc, nổi trội và đạt kết quả cao.

Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, tôi cũng đã tiến hành trưng cầu ý kiến phụ huynh thông qua câu hỏi số 4 (Tiêu chí nào được Ông/ bà lựa chọn khi đăng kí học cho con mình)của phụ lục 2 và thu đựơc kết quả như sau

Bảng 2.4: Lí do cho con vào học tại trường

STT Lí do cho con vào học tại trường Số lượng %

1 Trường gần nhà 155 60,07

2 Trường nổi tiếng và có nhiều học sinh tiêu biểu 10 3,87

3 Cơ sở vật chất tốt 13 5,03

4 Tỉ lệ tốt nghiệp cao 21 8,13

5 Trường có nề nếp tốt 22 8,52

6 Đội ngũ giáo viên của trường có uy tín 22 8,52

7 Bên cạnh chương trình giảng dạy trường tổ chức

nhiều hoạt động ngoại khóa 0 0

8 Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường cấp 3 công lập cao 15 5,81

9 Lí do khác 0 0

Dựa vào bảng số liệu cho thấy đa số phụ huynh chọn trường gần nhà:

155/258 phụ huynh học sinh chọn chiếm 60,07%. Chỉ có 3,87% chọn vì trường nổi tiếng và có nhiều học sinh tiêu biểu. 5,03% chọn vì trường có cơ sở vật chất tốt. 8,13% chọn vì trường có tỉ lệ tốt nghiệp cao. 8,52% chọn vì đội ngũ giáo viên cuả trường có uy tín và trường có nề nếp tốt. Không phụ huynh nào chọn trường vì lí do bên cạnh chương trình giảng dạy trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa: không phụ huynh nào lựa chọn. 5,81%

chọn trường vì tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường cấp 3 công lập cao.

Kết quả khảo sát trên cho thấy nhiều phụ huynh học sinh phải lo mưu sinh nên muốn con học trường gần nhà để tiện đi lại, một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như việc giáo dục con em, những phụ huynh này giao phó hoàn toàn việc giáo dục con em cho nhà trường chính vì vậy nhận thức của phụ huynh về thương hiệu trường còn chưa được chú trọng, Đây cũng là một khó khăn cho trường THCS Phúc Xá trong việc kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh trên mọi phương diện trong quá trình xây dựng thương hiệu trường. Vì vậy, nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên là phải có các biện pháp tuyên truyền, giúp phụ huynh nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trường.

2.2.1.2. Nhận thức về giá trị của thương hiệu đối với trường THCS Bảng 2.5: Những giá trị mà thương hiệu trường đem lại

STT Ý kiến

Những giá trị

Đúng Sai

SL % SL %

1 Thu hút sự quan tâm đầu tư của các cấp chính

quyền, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ 33 80,48 8 19,52 2 Thu hút phụ huynh gửi con vào trường học 41 100 0 0 3 Hình thành và phát triển truyền thống dạy học của

nhà trường 37 90,24 4 9,76

STT Ý kiến Những giá trị

Đúng Sai

SL % SL %

4 Tạo niềm tin đối với xã hội và người dân trên địa

bàn 38 92,68 3 7,32

5 Giáo viên và học sinh cảm thấy tự hào hơn 39 95,12 2 4,88 6 GV có cơ hội khẳng định năng lực bản thân 37 90,24 4 9,76 7 HS có cơ hội phát triển năng lực cũng như phẩm

chất cá nhân 30 73,17 11 26,83

8 Nâng cao vị trí của nhà trường trong hệ thống

giáo dục của quận, thành phố 40 97,56 1 2,44

9

Có sự thống nhất trong nội bộ trường, sự thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh

36 87,80 5 12,2

10

Thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ, tinh thần học tập của học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy và học

39 95,12 2 4,88

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy các giáo viên đưa ra phương án trả lời tương đối tập trung. Tất cả giáo viên cho rằng việc khẳng định thương hiệu đối với trường THCS sẽ thu hút phụ huynh gửi con vào trường học bởi rõ ràng hiện nay các trường có thương hiệu mạnh (bất kể là công lập hay dân lập) luôn trong tình trạng quá tải học sinh và ngược lại các trường chưa có thương hiệu thì vấn đề cấp bách đặt lên hàng đầu là đảm bảo đạt được chỉ tiêu tuyển sinh đã đề ra. Bên cạnh đó, 90,24% giáo viên cũng nhận định rằng việc khẳng định thương hiệu đối với trưòng THCS sẽ giúp hình thành và phát triển truyền thống dạy học của nhà trường, giúp giáo viên có cơ hội khẳng định năng lực bản thân và 73,17% ý kiến đồng nhất với quan điểm học sinh có cơ hội phát triển năng lực cũng như phẩm chất cá nhân. Chất luợng công tác giáo dục của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh là nhân tố chính làm nên thương hiệu của một trường học và ngược lại ở trong một ngôi trường có thương hiệu mạnh đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nỗ lực không ngừng để

khẳng định bản thân. 80,48% (33 giáo viên) đồng ý với quan điểm: việc xây dựng thương hiệu trường THCS góp phần thu hút sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ. Hiện nay sự quan tâm đầu tư của các cấp, tổ chức xã hội, cá nhân vào trường THCS Phúc Xá còn chưa cao một phần do hoạt động bề nổi của trường còn ít và chưa đựơc nhà truờng quan tâm thích đáng, một phần công tác tuyên truyền, dân vận của nhà trường còn yếu. Cũng theo bảng số liệu trên có tới 40/41(chiếm 97,56%) giáo viên đồng ý rằng thương hiệu còn giúp nâng cao vị trí của nhà trường trong hệ thống giáo dục của quận và thành phố.

2.2.1.3. Nhận thức về những nội dung cần quan tâm khi xây dựng thương hiệu Để đánh giá vấn đề này, tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến thông qua câu hỏi số 3 của phụ lục 1(phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ, giáo viên trường) nội dung trong bảng hỏi, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Những nội dung cần quan tâm khi xây dựng thương hiệu trường (Tổng số giáo viên được hỏi là 41)

STT Mức độ (%)

Nội dung

Rất cần Cần Không cần

SL % SL % SL %

1

GV được giải cao trong các kỳ thi GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi, các cuộc thi do ngành giáo dục phát động.

29 70,73 12 29,26 2 GV nhiệt tình dạy dỗ và chăm sóc HS 100

3 HS đạt giải cao trong các kỳ thi HS giỏi 34 82,92 7 17,07

4 HS ngoan ngoãn, lễ phép 28 68,29 13 31,7

5 HS đạt giải cao trong các phong trào thi

đua 11 26,82 30 73,17

6 Cơ sở vật chất của trường khang trang,

tiện nghi đầy đủ 10 24,39 27 65,85 4 9,75

7 Công khai, minh bạch trong các khoản

thu - chi liên quan đến HS 11 26,82 27 65,85 3 7,31 8

Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa thiết thực, bổ ích và phù hợp với HS

13 30,95 28 68,29

STT Mức độ (%) Nội dung

Rất cần Cần Không cần

SL % SL % SL %

9 Sự quan tâm đầu tư của các tổ chức xã

hội 8 19,51 33 80,48

10

Có sự liên kết với nhiều tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế để phát triển năng lực học sinh

7 17,07 28 68,29 6 14,63 11 Xây dựng biểu tượng của trường 3 7,31 20 48,78 18 43,9 12

Chú trọng đến việc đổi mới phương pháp làm việc tuy nhiên vẫn phải phù hợp với đối tượng học sinh của trường

26 63,41 15 36,58

13

Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có sự động viên, khích lệ kịp thời

27 65,85 14 34,14 14 Sự đồng thuận của đội ngũ nhà trường 19 46,34 22 53,65 15

Xây dựng trang web của trường với hình thức đẹp, nội dung phong phú, hữu ích

8 19,51 25 60,97 8 19,51

Kết quả thu được cho thấy hầu hết giáo viên đều nhận thấy sự cần thiết về thành tích của giáo viên và học sinh trong các cuộc thi cũng như mặt đạo đức của học sinh trong việc khẳng định thương hiệu trường (trên 68%), 100%

giáo viên đánh giá sự nhiệt tình của giáo viên ở mức độ rất cần. Đây cũng là một điểm mạnh của đội ngũ giáo viên trường vì đa số giáo viên còn trẻ nên lòng nhiệt huyết với nghề caovà rất thân thiện. 65,85% ý kiến giáo viên cho rằng việc công khai minh bạch các khoản thu- chi và cơ sở vật chất hiện đại cần được quan tâm trong khi 1 số người lại cho rằng việc này lại không cần (7,31% và 9,75%).Qua tìm hiểu và quan sát tác giả thấy tại trường THCS Phúc Xá các khoản thu, chi của học sinh rất minh bạch và công khai. 63,41%

cho rằng rất cần quan tâm đến việc đổi mới phương pháp làm việc.68,29% ý kiến dừng lại ở mức cần đối với việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá và liên kết với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước tuy nhiên thực tế thì số buổi

hoạt động ngoại khoá của học sinh còn rất ít và chưa thu hút được học sinh tham gia nhiều. Ngoài ra việc thiết kế logo, biểu tượng, slogan, thiết kế trang web cho trường là một việc không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu trường tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy chưa nhiều giáo viên coi trọng việc xây dựng biểu tượng logo của nhà trường (43,9% cho rằng không cần thiết). Về việc xây dựng trang web của nhà trường có 8/41 người được hỏi cho rằng không cần thiết còn chiếm đa số ở mức độ cần (60,97%).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá Ba Đình Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)