Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - BA ĐÌNH - HÀ NỘI
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
- Tìm hiểu ý kiến tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp
- Xác định tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội.
3.3.3. Nội dung khảo nghiệm
Nhận thức về mức độ cần thiết của 8 biện pháp đề ra ở 3 mức độ:
- Rất cần thiết - Cần thiết
- Không cần thiết
Nhận thức về mức độ khả thi của 8 biện pháp đề ra có 3 mức độ:
- Rất khả thi - Khả thi
- Không khả thi
3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm - Điều tra bằng phiếu hỏi - Phỏng vấn sâu
Tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đề xuất được ghi nhận trong kết quả của bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp
Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất
cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi 1 Xác định quy trình xây dựng
thương hiệu nhà trường 97,56 2,43 95,12 4,87
2
Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường
95,12 4,87 92,68 7,31
3 Tổ chức xây dựng thương hiệu
nhà trường 100 95,12 4,87
4 Chỉ đạo xây dựng thương hiệu
nhà trường 95,12 4,87 87,8 12,19
5
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quy trình xây dựng thương hiệu nhà trường
90,24 9,75 82,92 17,07
6
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ xây dựng thương hiệu nhà trường
97,56 2,43 87,8 12,19
7
Tăng cường hợp tác với các tổ chức, đoàn thể doanh nghiệp ở địa phương
87,8 12,19 85,36 14,63
8
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động xây dựng thương hiệu trường theo từng giai đoạn thực hiện
92,68 7,31 92,68 7,31
Nhận xét chung:
Sau khi tập hợp, tổng hợp số phiếu điều tra thu được cho thấy:
Cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá các biện pháp quản lý xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá- Ba Đình có sự cần thiết và tính khả thi cao nên trong thời gian tới có thể áp dụng những biện pháp này trong hoạt động quản lý xây dựng thương hiệu trường. Mỗi biện pháp được thể hiện bằng các tỉ lệ điều tra theo từng mức cụ thể như sau:
- Biện pháp 1: Xác định quy trình xây dựng thương hiệu nhà trường.
97,56% ý kiến cho rằng biện pháp là cần thiết và 95,12% cho là rất khả thi.
2,43% ý kiến cho rằng biện pháp này là cần thiết và 4,74% cho là khả thi.
Nhìn chung có trên 95% cán bộ quản lý và giáo viên cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 2: Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường. Có tới 95,12% cán bộ, giáo viên được hỏi cho là rất cần thiết và 4,87% cho là cần thiết trong khi có 92,68% cán bộ, giáo viên cho là biện pháp này rất khả thi và 7,31% cho là khả thi. Nhìn chung có trên 92% cán bộ quản lý và giáo viên cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng thương hiệu nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết và 95,12% cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi còn lại 4,87% cho là khả thi. Nhìn chung có trên 95% cán bộ, giáo viên cho rằng rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng thương hiệu nhà trường. 100%cán bộ giáo viên cho rằng biện pháp này là rất cần thiết. 95,12% cán bộ giáo viên cho rằng biện pháp này là rất khả thi và 4,87% cho là khả thi. Nhìn chung có trên 95% cán bộ giáo viên cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 5: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quy trình xây dựng thương hiệu nhà trường. Có 90,24% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết và 9,75%
cho là cần thiết trong khi có 82,92% cho là biện pháp này rất khả thi còn lại 17,07% cho là khả thi. Nhìn chung có trên 82% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ xây dựng thương hiệu nhà trường. Có 97,56% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết và 2,43% cán bộ, giáo viên cho là cần thiết. Trong khi đó có 87,8%
cán bộ, giáo viên cho là biện pháp này rất khả thi, 17,07% còn lại cho là khả thi. Nhìn chung có trên 87% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 7: Tăng cường hợp tác với các tổ chức, đoàn thể doanh nghiệp ở địa phương. Có 87,8% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết, 12,19%
còn lại cho là cần thiết trong khi đó có 85,36% cán bộ, giáo viên cho là rất khả thi và 14,63% còn lại cho là khả thi. Nhìn chung có trên 85% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết và rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 8: Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng kết hoạt động xây dựng thương hiệu trường theo từng giai đoạn thực hiện. Có 92,68% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết, rất khả thi và 7,31% cho là cần thiết, khả thi.
Nhìn chung có trên 92% cán bộ, giáo viên cho là rất cần thiết, rất khả thi để tiến hành biện pháp này.
Như vậy, với 8 biện pháp mà tác giả trình bày ở trên là nhằm xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá nói riêng và các trường THCS nói chung.
Tiểu kết chương 3
Từ yêu cầu thực tiễn của xã hội và thực trạng của trường THCS Phúc Xá, để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng của trường, xây dựng thương hiệu trường, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý cùng các biện pháp quản lý khác vẫn đang được thực hiện trong các nhà trường
Các biện pháp được đề xuất căn cứ vào các văn bản chỉ đạo về phát triển giáo dục trong giai đoạn mới và dựa trên thực trạng quản lý hoạt động dạy của trường THCS Phúc Xá. Bên cạnh đó, các biện pháp được đề xuất (xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường; thành lập các tổ chức chuyên trách nội dung xây dựng thương hiệu nhà trường; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quy trình xây dựng thương hiệu nhà trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; tăng cường hợp tác với các tổ chức, đoàn thể doanh nghiệp ở địa phương; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tổng kêt hoạt động xây dựng thương hiệu theo từng giai đoạn thực hiện) nhằm phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tận dụng mọi nguồn lực để phát triển nhà trường từ đó xây dựng thương hiệu nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ