Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI TRƯỜNG THCS PHÚC XÁ - QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI
2.3. Thực trạng quản lý xây dựng thương hiệu trườngTHCS Phúc Xá
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng nhưng giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nội dung quản lý xây dựng thương hiệu (không có kiểm tra thì không có quản lý). Vấn đề đặt ra là việc kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá đã được thực hiện như thế nào?
Để có được câu trả lời tôi đã thực hiện việc khảo sát đối với các giáo viên trong nhà trường
Bảng 2.15: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng thương hiệu trường THCS Phúc Xá.
STT Ý kiến
Hoạt động kiểm tra, đánh giá Đúng Sai
1 Thực hiện trong suốt năm học 95,12 4,87
2 Chỉ thực hiện sau khi giao nhiệm vụ 4,87 95,12
3 Chỉ thực hiện khi có đợt tuyển sinh đầu năm học 0 0 4 Chỉ thực hiện khi có chương trình hoạt động liên quan đến
xã hội 0 0
5 Xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng 53,65 46,34
6 Có cơ chế thưởng, phạt cụ thể với các cá nhân và tập thể khi
thực hiện nhiệm vụ 87,8 12,19
7 Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra hiệu quả của
việc thực hiện kế hoạch của từng bộ phận trong nhà trường 65,85 34,14 Từ kết quả trên cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện ở mức độ khá, hiệu trưởng nhà trường có quan tâm đến công tác này tuy nhiên thực hiện chưa đồng đều.Ví dụ 12,19% ý kiến cho rằng nhà trường cần có cơ chế thưởng, phạt cụ thể hơn thỏa đáng hơn với cá nhân và tập thể khi thực hiện nhiệm vụ để tạo động lực cho các bộ phận không ngừng cố gắng trong khi đó 87,7% cho rằng nhà trường đã xây dựng được cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Như vậy sẽ có bộ phận được hưởng chế độ thưởng rõ ràng nhưng cũng có những bộ này không được hưởng như bộ phận thiết bị, văn phòng. Kết quả khảo sát công tác kiểm tra kế hoạch, kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch và xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng cũng cho kết quả tương tự ( hơn một nửa số giáo viên được hỏi cho nội dung là đúng, số còn lại cho là sai) . Đại đa số giáo viên cho rằng nhà trường tiến hành công tác kiểm tra hoạt động xây dựng thương hiệu trong suốt cả năm học. Về công tác chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường tăng cường công tác kiểm tra việc
thực hiện đổi mới phương thức dạy học dưới nhiều hình thức như thường xuyên, định kỳ, đột xuất, chuyên đề, toàn diện về các hoạt động soạn bài, giờ lên lớp, dự giờ, đánh giá giờ dạy. Việc kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên bao gồm:
- Kiểm tra sổ báo giảng (hàng tuần giáo viên phải ghi vào sổ báo giảng các tiết dạy trong tuần theo quy định kể cả tiết dạy thay, dạy bù)
- Kiểm tra giáo án (kiểm tra việc soạn giáo án theo các tiết đã ghi trong sổ báo giảng, nội dung giáo viên phải soạn theo đổi mới phương pháp dạy có tính khoa học và sáng tạo)
- Dự giờ, kiểm tra đột xuất việc giảng dạy của giáo viên có đúng chương trình hay không, các giáo viên có dạy trước chương trình hay chậm chương trình để kịp thời nhắc nhở.
Mặc dù hiệu trưởng đã thực hiện quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên dựa trên kế hoạch, chương trình của các tổ chuyên môn tuy nhiên việc kiểm tra cần phải chặt chẽ và sâu sát hơn bởi công tác dự giờ đột xuất ít khi được tiến hành. Đội ngũ quản lý cũng cần tăng cường kiểm tra định kì và đột xuất các bộ phận thiết bị, đoàn đội, y tế… để đánh giá đúng thực chất và có chế độ khen thưởng cũng như góp ý kịp thời. Về công tác quảng bá hình ảnh, nhà trường chưa có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng người. Đội ngũ quản lý nhà trường luôn quan tâm đến công tác kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn, của từng bộ phận nhưng công tác kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch đó không được thực hiện thường xuyên và cũng chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng.
Tóm lại, bên cạnh một số thành tích đã đạt được thì còn rất nhiều những tồn tại mà đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải khắc phục kịp thời nhằm nâng cao uy tín của trường.