Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm lịch sử - văn hóa làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
Làng Vạn Phúc x-a có tên gọi là Vạn Bảo, vốn là trang Vạn Bảo, xã
Th-ợng Thanh Oai, tổng Th-ợng Thanh Oai, trấn Sơn Nam. Hiện trên tấm bia
đá ở văn chỉ của làng xây dựng vào đời Tây Sơn cũng thấy ghi thôn Vạn Bảo thuộc xã Th-ợng Thanh Oai. Sang triều nhà Nguyễn, do triều đình phân định lại địa giới hành chính, xã Th-ợng Thanh Oai có bốn thôn là: Cầu Đơ, Kiều Trì, Văn Quán và Vạn Bảo. Riêng làng Vạn Bảo nằm biệt lập bên kia sông Nhuệ nên đổi lệ thuộc vào tổng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Cuối thế kỷ 19, do kiêng húy tên vua Thành Thái (1889 - 1906) là Bảo Lân nên mới đổi thành Vạn Phúc và sau đú sỏt nhập vào tổng Đại Mỗ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau cách mạng tháng Tám, Vạn Phúc thuộc Thị xã Hà Đông và năm 1948 theo yêu cầu chỉ đạo kháng chiến ở vùng bị tạm chiếm, Vạn Phúc thuộc liên huyện Bắc (Đan Phượng + Hoài Đức). Vạn Phúc là xã chỉ có một làng chia thành 5 xóm gồm: xóm Ngoài, xóm Giữa, xóm Trong, xóm Lẻ, xóm Quán và sau đó chia thành 07 xóm với những tên gọi rất ý nghĩa: Độc Lập, Hạnh Phúc, Hồng Phong, Đoàn Kết, Chiến Thắng, Quyết Tiến, Bạch Đằng. Năm 2003, Vạn Phúc chuyển từ xã thành phường thuộc thị xã Hà Đông, các xóm đổi thành Tổ dân phố và sát nhập thêm 05 Tổ dân phố thuộc phường Yết Kiêu tách ra. Đến nay phường Vạn Phúc có 12 Tổ dân phố.
Năm 2008, khi Hà Tây sát nhập về Hà Nội, Vạn Phúc trở thành phường thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Theo sự tích Thành Hoàng làng, bà ả Lã Đê N-ơng là vợ của Cao Biền
đ-ợc phong làm Nga Hoàng Đệ Nhị Cung Phi. Năm 868, bà ả Lã Đê N-ơng cùng chồng đi công du thiên hạ. Thuyền nhằm đúng h-ớng Tây Nam thắng tiến, mới đi cách thành Đại La (Hà Nội) m-ơi dặm thấy một vùng cây cối t-ơi tốt, sông núi vờn quanh như uốn lượn, thế đất “tiền sơn hậu thủy”. Là một t-ớng thông làu kinh sử, giỏi phong thủy, Cao Biền nhìn thấy đất hay liền cho thuyền ghé vào, đến trang Vạn Bảo - huyện Thanh Oai - phủ ứng Thiên - đạo Sơn Nam (nay là ph-ờng Vạn Phúc - quận Hà Đông - thành phố Hà Nội). Bà
ả Lã Đê N-ơng thấy quanh cảnh nh- mới lạ, gió thoảng qua mát mẻ, thật là một cảnh thanh nhàn, thăm dân thấy cuộc sống no đủ, phong tục thuần hậu, Bà bèn xin với chồng ở lại và dạy cho dân làng cách trồng lúa, khoai, trồng dâu, nuôi tằm.
Khi Bà mất dân lập miếu thờ, các V-ơng triều phong kiến Việt Nam sau này chấp thuận và ban cấp sắc phong cho phép thờ phụng, h-ơng hỏa ngàn năm không bao giờ tắt. Hiện ở đình làng Vạn Phúc còn l-u giữ đ-ợc 11 đạo sắc phong: đời Lê còn 3 đạo, đời Tây Sơn còn 2 đạo, đời Nguyễn còn 6 đạo.
Bà là ng-ời có công rất lớn đối với nhân dân Vạn Phúc, đ-ợc coi nh-
“Tổ nghề” của làng, Thần hộ mệnh cho cả làng, trong đó có cả những ng-ời làm nghề dệt. Nhân dân Vạn Phúc tôn sùng Bà, tôn vinh Bà là người “khai trại lập ấp” là “Tổ nghề” dệt lụa, là Thành Hoàng làng, Thánh Mẫu của nhân dân Vạn Phúc.
Trải qua bao thế hệ, với những bàn tay khéo léo của những thợ lành nghề mà lụa Vạn Phúc vẫn l-u giữ đ-ợc những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đ-ờng nét trang trí không r-ờm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ đ-ợc -u chuộng ở trong n-ớc mà đã v-ợt qua đ-ợc ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những du khách thập ph-ơng.
2.1.2.2. Văn hóa
* Văn hoá vật thể:
* Không gian truyền thống làng nghề Vạn Phúc.
Cho tới nay làng nghề dệt lụa Vạn Phúc là một trong số rất ít làng còn giữ được một số không gian truyền thống. Với hình ảnh thân quen, cây đa, đường gạch quanh co, mái đình rêu phong cổ kính, cảnh quan làng nghề Vạn Phúc tạo cho du khách được sống lại trong không gian điển hình của một làng quê Bắc Bộ truyền thống xưa kia. Một số công trình kiến trúc văn hoá và tôn giáo vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn: cổng làng, đình, chùa, miếu thờ, giếng nước, chợ làng… Cảnh quan làng nghề là một di sản văn hoá quý báu của làng Vạn Phúc.
Không gian truyền thống của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc được cấu thành bởi nhiều loại không gian mang chức năng khác nhau đảm bảo các nhu cầu sử dụng khác nhau của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên không thể tách biệt một cách rạch ròi chúng với nhau, bởi trên thực tế có sự hoà trộn, đan xen cả về mặt chức năng lẫn không gian giữa chúng tạo nên những nét đặc trưng rất riêng, rất có hồn của không gian cảnh quan nói chung và không gian công cộng nói riêng. Tuy nhiên, các không gian truyền thống đã bị biến đổi rất nhiều dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế và sự đô thị hoá, đặc biệt trong vài năm gần đây. Các kiểu kiến trúc nhà vườn Bắc Bộ xưa đang dần bị thay thế bởi các trào lưu kiến trúc mới, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan của làng.
* Đình làng Vạn Phúc.
Đình làng Vạn Phúc là bộ mặt văn hóa của làng. Đây là nơi thờ Đức Thành H oàng làng, là công trình kiến trúc truyền thống rất có giá trị lịch sử, được giữ gìn khá nguyên vẹn. Đình làng Vạn Phúc không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự mà thực sự nó là nơi lý tưởng cho các hoạt động văn hoá, lễ hội
cộng đồng của nhân dân làng Vạn Phúc. Vì vậy đình làng có một ý nghĩa rất quan trọng không thể thay thế trong các hoạt động sinh hoạt công cộng của làng Vạn Phúc.
* Chùa làng Vạn Phúc.
Ngôi chùa của làng Vạn Phúc nằm ngay bên trái lối vào chính của làng, cách một khoảng ao rộng, chùa có cảnh quan đẹp, mới được sửa chữa.
Đây là nơi vào ngày lễ Tết, rằm, mồng một, dân làng thường hay đến dâng hương. Nằm trong khuôn viên của chùa còn có Đền phường cửi, nhà thờ Tổ nghề, nhà thờ chân linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sỹ của làng.
* Miếu làng Vạn Phúc.
Miếu thờ của làng nằm sát bên dòng sông Nhuệ, lưu truyền rằng đây là nơi hoá của bà Ả Lã. Trước đây, khu vực này là một quần thể kiến trúc cảnh quan đẹp gồm miếu thờ và khu cây xanh bao quanh kết hợp với bến thuyền. Hằng năm vào ngày giỗ Bà (25 tháng chạp), dân làng thường tổ chức lễ dâng hương bày tỏ lòng thành kính với bà tổ nghề tại đây. Đây còn là nơi liên lạc, cất giấu truyền đơn trong thời kỳ 1938 - 1945 và thời kỳ kháng chiến chống Pháp sau này.
* Cổng làng Vạn Phúc.
Hệ thống cổng và đường làng Vạn Phúc mang một giá trị văn hoá cộng đồng, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá… Cổng làng là một cái mốc quy ước không gian. Do đó có thể coi cổng làng là biểu tượng của làng.
Cổng làng Vạn Phúc được xây dựng theo phong cách kiến trúc điển hình của cổng làng quê Việt Nam, qua nhiều lần cổng làng vẫn giữ được hình dáng ban đầu.
* Các di tích lịch sử cách mạng.
Nhân dân Vạn Phúc có truyền thống yêu nước và sớm tham gia vào phong trào cách mạng. Ở đây có rất nhiều di tích lịch sử cách mạng. Vạn
Phúc vinh dự đã từng nuôi dấu, bảo vệ các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh và nhiều thế hệ cán bộ ưu tú của Đảng. Nơi đây là "An toàn khu" của Xứ uỷ Bắc Kỳ và Tỉnh uỷ Hà Đông (ngay từ thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936 - 1939). Đặc biệt căn nhà gác 2 tầng của ông Nguyễn Văn Dương là nơi Bác Hồ đã ở và làm việc 16 ngày, viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" đã được phát đi ngày 19/12/1946. Hiện nay ngôi nhà đã trở thành N hà lưu niệm Bác Hồ với rất nhiều kỷ vật mà Bác đã sử dụng trong thời gian ở đây.
Trước đây trong quần thể các công trình, các thành phần tạo nên không gian truyền thống như Đình - Chùa - Đền - Miếu - Chợ - Ao của làng liên hệ mật thiết thông qua hệ thống đường làng quanh co, có tính hỗ trợ và liên tục với nhau. Mối liên hệ này đặc biệt thể hiện qua các hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc dẫn dắt du khách trong quá trình tham quan.
* Văn hoá phi vật thể
Làng được xem là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, là kho tàng lưu giữ các bản sắc văn hoá truyền thống như lễ hội, đình đám, phong tục tập quán…
Lối sống nông thôn mang tính cộng đồng cao thể hiện qua các quan niệm đời sống như các quan hệ trong gia đình, quan hệ hàng xóm láng giềng, quan hệ với mọi người trong cộng đồng và xã hội mang những nét rất riêng biệt so với các làng nghề khác và đặc biệt là so với lối sống đô thị hiện đại.
* Lễ hội làng Vạn Phúc.
Các lễ hội của làng Vạn Phúc cũng mang phong cách chung của các lễ hội ở làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng mang những nét đặc thù rất riêng của làng, dễ dàng phân biệt với các làng quê khác. Những nét văn hoá thể hiện cái hồn, sự tự hào của người dân Vạn Phúc đối với quê hương. Qua ba ngày hội, ta có thể thấy Thành Hoàng làng có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với đời sống sinh hoạt văn hoá của làng.
Các phong tục, lệ làng: Làng Vạn Phúc còn giữ lại được nhiều phong tục truyền thống: Tặng lụa cho các cụ già trong làng trong các buổi lễ mừng thọ; trong ngày hội, làng quy định các cụ trên 60 tuổi, mỗi cụ đóng góp 1 yến gạo và một con lợn để khao cả làng.
* Nghề dệt lụa truyền thống.
Nghề dệt lụa là nét văn hoá đặc trưng của làng Vạn Phúc. Qua quá trình lịch sử, nghề dệt lụa đã trở thành một nghề thực sự và trở nên nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
Đến thế kỷ XVIII, nghề dệt phát triển mạnh, đặc biệt vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự cải tiến của nghệ nhân, các mặt hàng trở nên phong phú đa dạng: lụa, the, gấm, vóc và các mẫu hàng cao cấp khác. Sản phẩm lụa Vạn Phúc tham gia triển lãm và đạt nhiều giải thưởng tại nhiều hội chợ trên thế giới vào thập niên 40. Trong những năm 40-50 của thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc đã nổi tiếng trên thị trường Đông Dương. Cứ 6 ngày một phiên chợ Hà Đông lại họp bày bán lụa Vạn Phúc, thu hút khách hàng trong và ngoài tỉnh. Lụa Vạn Phúc mang tên lụa Hà Đông từ đó.
Thực hiện chủ trương đổi mới, từ năm 1990 HTX đã chuyển giao công cụ sản xuất và giao quyền kinh doanh cho từng hộ gia đình. Kinh tế tập thể chỉ còn đảm nhận những khâu quan trọng, có sự hỗ trợ phát triển, nghề dệt lụa truyền thống ở Vạn Phúc đã được duy trì và phát triển trong các hộ gia đình. Đến nay, trong địa phương có trên 1 . 0 0 0 máy dệt, nhiều hộ có đến 5 - 7 máy, sản lượng trung bình hàng năm lên tới 2.400.000 m tăng lên gấp 10 lần so với thời bao cấp.
Từ một sản phẩm thủ công, lụa Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá được coi là biểu tượng của cái đẹp. Lụa Hà Đông luôn đưa yếu tố thẩm mỹ lên hàng đầu. Vạn Phúc nổi tiếng với các sản phẩm tơ lụa đặc sắc phong phú về chủng loại, tổng số tới gần 70 thứ hàng the, lụa, gấm, lĩnh… khác nhau, phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng như: Băng hoa, Long phượng, Mây bay, Tứ quế, Sa trơn, The trơn, Đũi hoa, Vân thọ đỉnh… Ngoài hàng trơn, Vạn Phúc còn dệt các lụa hoa với các hoạ tiết: hoa ngũ phúc, hoa lộc thọ, đỉnh… Làng Vạn Phúc còn nổi tiếng với các mặt hàng tinh xảo thể hiện trình độ tay nghề cao, kỹ thuật điêu luyện.
Có thể nói, Vạn Phúc là một trong những làng nghề truyền thống có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể còn lưu giữ đến ngày nay, chúng có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.