Thực trạng bảo tồn, sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 65 - 81)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng bảo tồn và phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội

3.1.1. Thực trạng bảo tồn, sản xuất kinh doanh

Nghề dệt lụa có từ xa x-a trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt Nam

đã theo chân th-ơng gia lên tầu biển đi tới bạn bè xa gần bốn ph-ơng. Lụa ở Việt Nam có nhiều nơi sản xuất nh-ng đối với ng-ời gắn bó với lụa, không thể không nhắc đến Lụa Vạn Phúc (thuộc quận Hà Đông, Hà Nội), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh với các sản phẩm độc đáo. Nghề dệt lụa là một nghề truyền thống của Vạn Phúc, có lịch sử phát triển trên 1.200 năm và trở lên nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Thời kỳ phong kiến, dệt lụa Vạn Phúc đã phát triển rất tinh xảo, được lựa chọn là sản phẩm may triều phục cho vua quan. Đến thế kỷ XVIII, nghề dệt phát triển mạnh, các mặt hàng trở nên phong phú, đa dạng bên cạnh các mặt hàng truyền thống như lụa, the, xuyến, sa, lương, đoạn, quế, băng, đũi, lĩnh, nỏi, sồi… Đời Nguyễn, triều đình đã đón một số nghệ nhân nổi tiếng vào kinh thành Huế để dạy thêu, dệt gấm cho các cung nữ. Gia đình cụ Đỗ Văn Sửu đã từng dệt bức tr-ớng tặng vua Tự Đức,

đ-ợc triều đình Huế khen ngợi, con trai cụ Sửu là ông Đỗ Văn ái đã dệt Long bào dâng hiến vua Khải Định.

Những năm đầu thế kỷ XX, lụa Vạn Phúc đã đ-ợc nhiều ng-ời n-ớc ngoài biết đến. Các sản phẩm tơ lụa đ-ợc bày bán trong các cửa hiệu nổi tiếng ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào. Tại đây, lụa Vạn Phúc đ-ợc khách du lịch, các nhà buôn Pháp, Nhật, Hồng Kông, Thái Lan, Campuchia đến mua. Tr-ớc đó lụa Vạn Phúc đã đ-ợc đi dự đấu xảo tại Paris. Thời nhà Nguyễn, gấm Vạn

Phúc được đem tiến vua, vua Tự Đức, vua Khải Định đã khen ngợi, ban thưởng cho nghệ nhân của làng. Năm 1931, nghệ nhân Đỗ Đình Lương được nhận giải thưởng về gấm với tấm Nam Long Bội Tinh, Bằng khen và Mề đay vàng ở triển lãm các nước thuộc địa tổ chức tại Paris Pháp và ở triển lãm Batavia ở Indonexia năm 1939. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiển được nhận tước phẩm bá hộ, được thưởng Ngân tiền, Bằng khen hạng ưu trong cuộc thi tơ lụa Hà Đông năm 1935, nhận giải lớn thứ hai ở Cuộc thi thủ công nghiệp toàn Đông Dương năm 1942 tổ chức tại Hà Nội. Ngoài ra nhiều nghệ nhân Vạn Phúc khác được thưởng Bằng khen, Kim Khánh, Ngân tiền hoặc Mề đay danh dự, mề đay cao miên, tước phẩm bá hộ… rất đáng tự hào. Trong những năm 40 - 50 của Thế kỷ 20 lụa Vạn Phúc trở lên nổi tiếng trên thị trường Đông Dương. Có được những thành tựu đó là nhờ vào bàn tay của các nghệ nhân và các thợ giỏi.

Bảng 3.1: Số nghệ nhân và thợ giỏi qua các thời kỳ.

Số thứ

tự

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Giai đoạn

Năm 1962 (thành lập HTX tiểu

thủ công nghiệp)

Năm 2002 (thành lập Hiệp

hội làng nghề dệt)

Năm 2012

1 Tổng số nghệ nhân Người 20 4 6

2 Tổng số thợ giỏi Người 70 12 50

3 Tổng cộng Người 90 16 56

(Nguồn tổng hợp từ Hiệp hội làng nghề và số liệu điều tra) Qua biểu tổng hợp có thể thấy rằng, số nghệ nhân và thợ giỏi giai đoạn 1962 sau khi thành lập Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp là rất cao với tổng số 90 người, sau đó lại giảm đi vào năm 2002 chỉ còn 16 người đây là thời kỳ thành lập Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc và trong vòng 10 năm, năm 2012 số

nghệ nhân và thợ giỏi lại được tăng lên đáng kể, với tổng số 56 người (trong đó 6 người do UBND Thành phố phong tặng, 50 người do Hiệp hội làng nghề suy tôn). Điều này là tín hiệu đáng mừng cho việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Vì phải có nghệ nhân và đội ngũ thợ giỏi có tay nghề cao thì mới bảo tồn được nghề.

Bảng 3.2: Số khung cửi, máy dệt qua các thời kỳ.

Số thứ

tự

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Giai đoạn

Năm 1962 (thành lập HTX tiểu

thủ công nghiệp)

Năm 2002 (thành lập Hiệp hội làng nghề

dệt)

Năm 2012

1 Tổng số khung cửi Chiếc 200 100 28

2 Tổng số máy dệt Chiếc 100 820 1.110

3 Tổng cộng Chiếc 300 920 1.138

(Nguồn tổng hợp từ Hiệp hội làng nghề và số liệu điều tra) Việc bảo tồn và phát triển một làng nghề truyền thống, nếu chỉ nói đến nghệ nhân và thợ giỏi là chưa đủ, một trong yếu tố quan trọng đó là máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất. Qua biểu ta thấy, chỉ tiêu về tổng số khung cửi (cổ) giảm đi rất mạnh từ 200 chiếc năm 1962, xuống 100 chiếc năm 2002, và xuống còn 28 chiếc năm 2012. Tuy nhiêu chỉ tiêu về máy dệt (mới) lại có sự tăng nhanh chóng từ 100 máy vào năm 1962, lên 820 máy vào năm 2002 và 1.110 máy vào năm 2012. Điều này cho thấy việc sử dụng khung cửi (cũ) hoàn toàn phải dùng bằng sức người đã giảm gần như hết, thay vào đó là những máy chạy bằng điện với công nghệ cao, từ đó cho năng suất lao động cao hơn.

Từ một sản phẩm thủ công, lụa Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá được coi là biểu tượng của cái đẹp.

Sản phẩm tơ lụa Vạn Phúc có khoảng trên 70 loại. Gần đây, Vạn Phúc đã nghiên cứu sản xuất ra loại sản phẩm lụa giảm nhàu, không phai đã trở thành một sản phẩm chiến lược thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Có thể nói làng nghề Vạn Phúc đã trở thành một trong số ít các làng nghề sống thực sự bằng chính những sản phẩm thủ công truyền thống.

3.1.1.2. Thực trạng sản xuất và kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm tại làng nghề Vạn Phúc

- Về quy mô sản xuất và lao động tham gia sản xuất.

Khi Hợp tỏc tiểu thủ công nghiệp giải thể, các máy dệt đ-ợc đ-a về sản xuất theo quy mô gia đình là chủ yếu, chỉ có một số ít là đ-ợc giữ lại để HTX sản xuất. Và cho đến năm 2003 thì quy mô gia đình là 100%, và quy mô gia

đình bây giờ không chỉ còn là 1 máy nữa, mà có cả gia đình có 2, 3, 4 máy và

đặc biệt là có hộ sản xuất 10 máy trở lên.

Bảng 3.3: Quy mô sản xuất của các hộ trong ph-ờng năm 2012.

Tổng số máy (chiÕc)

Máy chuyên dùng để sản xuất các loại sản phẩm Lôa hoa

th-êng

Lôa hoa cao cÊp

Satanh th-êng

Satanh

cao cÊp Tapta Hộ có 1 máy dệt 72 72 72

Hộ có 2 máy dệt 397 794 423 371

Hộ có 3 máy dệt 38 114 98 16

Hộ có 4 máy dệt 12 48 21 9 10 8

Hộ có 5 máy dệt 9 45 17 9 12 7

Hộ có từ 10 máy

dệt trở nên 3 37 8 8 7 7 7

Tổng 531 1110 639 26 416 22 7

(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra) Từ biểu ta thấy, thực tế chỉ có 531 hộ có máy dệt, nh-ng cũng giải quyết đ-ợc 1.545 lao động tại chỗ. Mặt khác, lao động trong các hộ có máy dệt chỉ có một hay vài lao động là của gia đình còn chủ yếu là do đi thuê. Cho

nên, sản xuất lụa tơ tằm truyền thống của làng đã đem lại nhiều việc làm cho ng-ời lao động nơi đây và một số lao động bên ngoài. Điều đặc biệt là lao

động nữ (chiếm trên 70% lao động tham gia sản xuất lụa tơ tằm) với tuổi đời còn rất trẻ, chủ yếu từ 20 - 40 tuổi rất thích hợp cho nghề dệt tơ lụa.

Đối với các hộ có từ 2 máy dệt trở lên, ngoài lao động của gia đình thì

số còn lại phải đi thuê, số lao động làm thuê càng tăng khi các nhóm hộ có quy mô càng tăng, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó thể hiện b-ớc

đầu tính hiệu quả theo quy mô sản xuất.

- Về đất đai, mặt bằng sản xuất của hộ.

Bảng 3.4: Bình quân đất đai của 1 hộ sản xuất nghề dệt lụa Vạn Phúc.

Số thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (m2) Cơ cấu %

1 Đất ở 70 38,9

2 Đất sản xuất dệt 85 47,2

- Nhà x-ởng 45

- Kho bãi, sân phơi 40

3 Đất khác 25 13,9

Tổng cộng 180 100

(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua biểu cho thấy các hộ sản xuất trong làng nghề dệt lụa tại Vạn Phúc thì nhà xưởng sản xuất và nhà ở là kết hợp cùng nhau, diện tích đất dùng cho sản xuất bình quân khoảng 85 m2 chiếm 47,2% trong tổng diện tích của hộ gia đình. Điều này là rất bất cập đối với những gia đình có từ 2 thế hệ cùng chung sống, vì vậy vấn đề đặt ra cho việc mở rộng mặt bằng sản xuất ngày càng khó khăn, đòi hỏi các cấp chính quyền cần có sự quan tâm để hỗ trợ các hộ về mặt bằng phát triển sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là một nhu cầu cấp bách với làng nghề dệt lụa Vạn Phúc hiện nay.

- Về sản lượng và doanh thu từ mặt hàng lụa tơ tằm tại Vạn Phúc.

Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của toàn phường. Sản phẩm của nghề dệt lụa ngày càng đa dạng hoá để đáp ứng nhu cầu của thị trường không chỉ là các loại vải mà còn phát triển cả các sản phẩm từ vải như quần áo, khăn, túi, cavat... tuy nhiên các loại vải chất liệu tơ tằm vẫn là sản phẩm chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và tạo thành thương hiệu của Vạn Phúc.

Thị trường nguồn nguyên liệu của làng nghề chủ yếu từ thị trường trong nước (chủ yếu từ Vĩnh Phúc, Lâm Đông) do đó ít bị ảnh hưởng từ sự biến động của tình hình thế giới. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề của Vạn Phúc hầu hết ở trong nước, số lượng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài không nhiều chủ yếu qua con đường xuất khẩu tại chỗ nhờ khách du lịch. Với trên 200 của hàng bán các sản phẩm của làng nghề, Vạn Phúc gần giống như một khu chợ lớn bán các sản phẩm của làng nghề. Trong thời gian qua, tình hình sản xuất và kinh doanh mặt hàng lụa tại làng nghề như sau:

Bảng 3.5: Tình hình sản xuất và kinh doanh lụa 2008 - 2012.

Số thứ

tự

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm

2008 2009 2010 2011 2012

1 Tổng sản lượng Triệu mét 2,4 2,4 2 1,5 1,5 2 Tổng doanh thu Triệu đồng 48 48 52 46 48

3 Kế hoạch năm % 80 80 80 75 74

(Nguồn tổng hợp từ UBND phường) Năm 2008: Sản lượng đạt 2,4 triệu mét lụa, giá trị 48 tỷ đồng đạt 80%

kế hoạch năm. Hợp tác xã dệt lụa đã khắc phục khó khăn nhập nguyên liệu để bình ổn giá nguyên liệu cho nhân dân, đồng thời phối hợp với Hiệp hội làng

nghề đã tích cực duy trì, tham gia các hội chợ nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề.

Năm 2009: Sản lượng đạt 2,4 triệu mét lụa, giá trị 48 tỷ động đạt 80%

kế hoạch năm. Về sản lượng và doanh thu của năm 2009 vẫn giữ nguyên so với năm 2008. Tuy nhiên để khẳng định thương hiệu của làng nghề, Hợp tác xã dệt đã thực hiện gắn lôgo thương hiệu làng nghề lên biên vải lụa nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm lụa truyền thống.

Năm 2010: Sản lượng đạt 2 triệu mét, giá trị đạt 52 tỷ đồng đạt 80% kế hoạch năm. Tuy sản lượng giảm so năm trước nhưng doanh thu tăng là do có sự biến động về giá cả của mặt hàng lụa. Cũng trong năm 2010, các nghệ nhân đã sáng tạo được 2 mẫu sản phẩm “Lụa vân ngàn năm văn hiến“ và

“Rồng chầu khêu văn các“ chào đón 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Năm 2011: Sản lượng đạt 1,5 triệu mét lụa, giá trị đạt 46 tỷ đồng, giảm so năm 2010, đạt 75% kế hoạch năm.

Năm 2012: Sản lượng đạt 1,5 triệu mét lụa, giá trị đạt 48 tỷ đồng, tăng so với năm 2011, nhưng chỉ đạt 74% kế hoạch năm.

Như vậy sản lượng lụa cũng như doanh thu từ lụa có xu hướng giảm do biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó theo khảo sát có tới 58% sản lượng là được tiêu thụ tại chỗ; 14% tiêu thụ tại thị trường các tỉnh trong nước; 28% tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn hàng xuất khẩu đều qua trung gian, thông qua công ty xuất khẩu hoặc thông qua du khách quốc tế.

3.1.1.3. Thực trạng về lao động trong làng nghề Vạn Phúc

Hiện tại nghề dệt lụa ở Vạn Phúc thu hút trên 800 hộ/4.183 hộ (chiếm khoảng 19%) tổng số hộ toàn phường tham gia vào các công đoạn của sản xuất nghề dệt, trong đó (314 hộ sản xuất, trên 200 hộ kinh doanh, 10 cơ sở, doanh nghiệp, 300 hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa dệt). Số lượng máy dệt

hiện tại khoảng trên 1.110 máy, thu hút 1.545 lao động trong đó trên 1.000 lao động địa phương và gần 500 lao động từ nơi khác. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2 đến 2,5 triệu m2 vải, chiếm 65% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng từ 45 đến 50 tỷ đồng). Điều này cho thấy, làng nghề Vạn Phúc đã tạo ra sức hút lao động đáng kể, tạo ra được việc làm cho người dân trong phường và một số lao động ở các địa phương khác, giải quyết được tình trạng bán thất nghiệp của một bộ phận dân cư không nhỏ.

Về chất lượng lao động: đáng chú ý là hiện nay, các lao động hầu hết chưa qua đào tạo, chủ yếu bằng kinh nghiệm và truyền nghề.

Bảng 3.6: Trình độ lao động ở làng nghề Vạn Phúc.

Số thứ

tự

Quy trình sản xuất, kinh

doanh

Tổng số lao động

Chưa qua đào

tạo

Đã qua đào tạo

Tổng số cấp

Trung

cấp CĐ, ĐH

1 Khâu tơ, hồ

sợi 170 170 0 0 0 0

2 Giặt, nhuộm

tơ 137 120 17 0 0 17

3 Dệt lụa

387 387 0 0 0 0

4 Xử lý chất lượng sản

phẩm 157 131 26 6 3 17

5 Tiêu thụ sản

phẩm 694 468 226 42 75 109

6 Tổng số

1.545 1.276 269 48 78 143 (Nguồn tổng hợp từ Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc và số liệu điều tra)

Có thể thấy rằng, tỷ lệ lao động đã được đào tạo tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh của làng nghề còn rất ít chỉ có 143/1.545 lao động, chiếm 9,25% tổng số lao động tham gia vào làng nghề, trong đó (chỉ có 34 người đã qua đào tạo tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chiếm 2,2%; còn lại 109 người tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, chiếm 7,05%).

Theo thống kê, phường Vạn Phúc hiện nay gần 400 lao động có tay nghề, trong đó có 50 người thợ giỏi và 6 nghệ nhân. Số lượng lao động có tay nghề này chủ yếu được đào tạo, rèn luyện qua thực tiễn và theo dạng cha truyền, con nối.

Một vấn đề nữa là trình độ quản lý của chủ các cơ sở sản xuất ở Vạn Phúc hiện cũng chưa cao. Nguyên nhân do sản xuất vẫn dừng ở quy mô gia đình nên chủ hộ thường là chủ cơ sở sản xuất, quyết định mọi vấn đề liên quan đến sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay, người quản lý cần có một lượng kiến thức nhất định trong sản xuất kinh doanh để có được những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Tóm lại, trình độ lao động nói chung của các lao động làng nghề ở Vạn Phúc hiện nay là chưa cao, gần 90% lao động chưa qua đào tạo tại các trường nghề, chỉ có khoảng 9,25% lao động được qua đào tạo, tuy nhiên, số lượng đào tạo chủ yếu tập trung vào nhóm tiêu thụ sản phẩm, điều này cho thấy trong thời gian gần đây, các gia đình trong phường đã chú trọng đến công tác giáo dục, đầu tư để con em học hành tiến tới phát triển làng nghề của chính địa phương. Để phát triển sản xuất cũng như duy trì và phát triển làng nghề thì trong thời gian tới cần có biện pháp thúc đẩy công tác dạy và học nghề, nâng cao trình độ của người làm nghề.

3.1.1.4. Tình hình về vốn của các hộ trong làng nghề Vạn Phúc

Vốn là một nhân tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế, là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để các làng nghề

phát triển, có điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, thì nhu cầu về vốn lớn và đòi hỏi vốn phải được sử dụng có hiệu quả.

Vốn, bao gồm cả vốn bằng tiền và tài sản khác phục vụ cho sản xuất, tác động đến làng nghề trên nhiều khía cạnh. Nhờ có vốn mà tạo điều kiện cho làng nghề tự chủ trong nền kinh tế thị trường, có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Tạo điều kiện cho các làng nghề chủ động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho người làm nghề, chủ động trong du nhập sản phẩm mới và ngành nghề mới đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường.

Bảng 3.7: Tình hình huy động vốn bình quân 1 hộ dệt lụa Vạn Phúc năm 2012.

Số thứ

tự

Chỉ tiêu Số lượng vốn

(triệu đồng) Cơ cấu vốn (%)

1 Tổng vốn 855 100

2 - Vốn tự có 600 70

3 - Vốn vay 255 30

+ Vay ngân hàng 100 11,6

+ Vay ưu đãi 5 0,6

+ Vay khác 150 17,5

(Nguồn tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua biểu trên ta thấy số lượng vốn bình quân của 1 hộ cần để phục vụ cho sản xuất là rất lớn, đầu tư ban đầu khoảng gần 1 tỷ đồng, tuy nhiên cơ cấu các nguồn chủ yếu là vốn tự có chiếm 70%, phần còn lại là nguồn đi vay,

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)