Tiềm năng của làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 100 - 103)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Những tiềm năng và xu hướng phát triển của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông

3.3.1. Tiềm năng của làng nghề

Với dân số gần 90 triệu người trên cả nước thì đây là thị trường lớn cho các sản phẩm của làng nghề vốn đã rất quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Cùng với việc phát triển kinh tế, các sản phẩm thủ công nói chung, sản

phẩm lụa tơ tằm Vạn Phúc nói riêng có thị trường rộng lớn, ngày càng được tiêu thụ mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm của làng nghề có sức thu hút và hấp dẫn người dân với số lượng lớn ở thị trường trong nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Cần tăng cường những hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề mở rộng thị trường, tiếp cận với thị trường mới có tầm quan trọng lớn đối với việc phát triển của làng nghề. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì thị trường càng có ý nghĩa là vai trò động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển sản xuất hàng hoá của làng nghề. Tuy nhiên, như sự phân tích ở trên thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Vạn Phúc chưa được mở rộng, vẫn còn mang tính tự phát, thiếu ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người nước ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển đang hướng vào hàng thủ công truyền thống, bởi nó có sức hấp dẫn cao. Nhu cầu của các khách hàng trên thế giới đang hướng đến những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, có độ tinh xảo và khéo léo trong sản phẩm: đó là những sản phẩm không phải sản xuất hàng loạt trên các thiết bị công nghiệp mà là những sản phẩm sản xuất thủ công truyền thống, mang bản sắc văn hoá riêng của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nơi mà chúng được sản xuất.

Mặt khác, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị trường nước ngoài đã được mở rộng, sản phẩm hàng thủ công truyền thống của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó có những thị trường có nhu cầu lớn, thường xuyên và phong phú như: thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU, thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, thị trường Nga và các nước Đông Âu, Trung Đông, Nam Phi, Nam Mỹ...

3.3.1.2. Về Văn hóa - Du lịch

Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng, đặc biệt có nền văn hoá lâu đời với 1000 năm Thăng Long lịch sử, có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã tạo ra nhiều địa điểm cho du lịch để Hà Nội trở nên hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước. Đây là tiền đề hết sức thuận lợi để làng nghề dệt lụa Vạn Phúc phát triển du lịch, giới thiệu làng nghề cổ truyền cho khách du lịch nước ngoài biết.

Ngoài những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc có sức hút đặc biệt đối với du khách bởi nơi đây là một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa. Đến với làng nghề Vạn Phúc du khách không chỉ được ngắm cảnh quan mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc với những người thợ thủ công, thậm chí còn được trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm.

Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tạo thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữa phát triển làng nghề còn giúp cho ngành du lịch quảng bá được hình ảnh của Vạn Phúc ra nước ngoài thông qua các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

3.3.1.3. Về việc làm, thu nhập của người lao động

Một trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược là phát triển làng nghề ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú và có khả năng phát triển rộng khắp trong nông thôn. Sự phát triển của các làng nghề không những chỉ thu hút lao động ở gia đình mình, làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến. Hiện nay, bình quân mỗi hộ gia đình chuyên làm nghề ở Vạn Phúc tạo việc làm ổn định cho 3 - 5 lao động thường xuyên và 2 - 3 lao động thời vụ. Đồng thời sự phát triển của làng nghề còn kéo theo sự phát triển nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra các loại dịch vụ

tín dụng, ngân hàng, may mặc cũng phát triển do yêu cầu sản xuất trong các làng nghề ngày càng tăng.

Sự phát triển nghề truyền thống ở Vạn Phúc được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động làng nghề.

Ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì ở nơi đó có thu nhập cao và mức sống cao hơn ở các vùng thuần nông. Thu nhập từ nghề dệt thủ công truyền thống ngày một cao mà nhiều gia đình đã xây dựng được nhà kiên cố và mua sắm những thứ đắt tiền. Đời sống người làm nghề được cải thiện, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội cũng từ đó dần dần bị đẩy lùi. Ở Vạn Phúc bình quân thu nhập của một lao động trong hộ chuyên ngành nghề là: 3.500.000 - 4.500.000 đồng/ tháng, thợ cả 4.500.000 đồng đến 5.500.000 đồng/tháng, ở hộ kiêm nghề từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng/tháng, trong khi đó ở các hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 500.000 đồng/người/tháng.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)