Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phường Vạn Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của phường Vạn Phúc

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, tình hình phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại phường Vạn Phúc luôn ổn định. Thực hiện đề án số 02-ĐA/QU ngày 28/12/2010 của Quận ủy Hà Đông về "Phát triển thương mại dịch vụ quận Hà Đông giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo”, phường đã xây dựng kế hoạch khôi phục, phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Ngoài việc duy trì gần 200 gian hàng kinh doanh giới thiệu sản phẩm, phường đã mở rộng thêm các tuyến phố và mô hình kinh doanh dịch vụ khác như phố Lụa, phố Ẩm thực, chợ cây sinh vật cảnh, kinh doanh may mặc… Đồng thời, phường cũng xây dựng dự án cụm điểm tiểu thủ công nghiệp làng dệt lụa Vạn Phúc làm cơ sở để phát triển kinh tế nói chung và ngành dệt lụa truyền thống nói riêng. Cụ thể, phường Vạn Phúc đã có mục tiêu về tăng số lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm trung bình 10%/năm, giải quyết việc làm cho khoảng gần 3 nghìn lao động, tăng tỷ lệ đào tạo lên tới 25% tổng số lao động của phường.

Phường có dự kiến tiếp tục phát huy và đến năm 2015 xây dựng hoàn chỉnh cụm điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề sẽ giải quyết được 4.124 lao động bao gồm cả lao động chuyên và lao động kiêm đem lại thu nhập đạt trên 3,2 triệu đ/tháng, tổng doanh thu hàng năm từ sản phẩm lụa ước tính đạt 60 tỷ (chiếm khoảng 65/% doanh thu của phường). Theo đó, phường đã khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng tay nghề do các cấp đào tạo. Hỗ trợ ngân sách củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước, cải tạo môi trường cũng như rót kinh phí hỗ trợ cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Phường tăng cường tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện cho các gia đình vay vốn thông qua hệ thống tín dụng nông thôn và hỗ trợ về kỹ thuật thông qua các công trình khuyến công.

Tóm lại, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền của quận Hà Đông, Đảng uỷ và UBND phường Vạn Phúc rất quan tâm đến vấn đề phát triển và bảo tồn làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Các cơ quan, ban ngành có trách nhiệm trong quận đã và đang tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy sự phát triển của làng nghề và trong thời gian tới, Hà Đông sẽ còn áp dụng nhiều biện pháp thực tiễn để làng nghề dệt lụa Vạn Phúc phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương.

2.1.5.2. Tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế của phường Vạn Phúc Bảng 2.4: Giá trị tăng trưởng kinh tế của phường Vạn Phúc

giai đoạn 2008 - 2012.

Số thứ

tự

Ngành kinh tế

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (tỷ đồng)

%

Giá trị (tỷ đồng)

%

Giá trị (tỷ đồng)

%

Giá trị (tỷ đồng)

%

Giá trị (tỷ đồng)

%

1 Tiểu thủ

công nghiệp

46 54,7% 48 52,2% 60 42,3% 40 39,6% 42,8 41,4%

2 Nông

nghiệp 2,2 2,6% 2,1 2,2% 1,8 1,3% 0,9 0,9% 0,4 0,38%

3 Thương

mại - Dịch vụ

36 42,7% 42 45,6% 80 56,4% 60 59,4% 60 58,1%

4 Tổng 84,2 100 92,1 100 141,8 100 100,9 100 103,2 100

(Nguồn tổng hợp từ UBND ph-ờng Vạn Phúc) Trong giai đoạn 2008 - 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục giảm. Kinh tế phát triển nhanh, cùng với tốc độ phát triển của toàn quận Hà

Đông, tổng thu nhập từ các ngành kinh tế đạt mức độ cao nhất vào năm 2010 và giảm trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, tính ở mức chung, tổng thu từ các ngành vẫn đạt mức tăng trưởng mới và có sự chuyển dịch rõ rệt các nguồn thu từ các ngành. Sản xuất phát triển, đời sống kinh tế của người dân được tăng lên.

Phường Vạn Phúc hiện có 4.183 hộ gia đình với 14.425 nhân khẩu.

Trong đó có khoảng 7.212 người trong độ tuổi lao động, lao động có kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho làng nghề chiếm 9,25%. Số người trực tiếp phục vụ cho nghề dệt lụa khoảng 1.545 người, hàng năm đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của phường trung bình khoảng 50 tỷ /năm. Dân cư trong phường phân bố đồng đều và có mật độ tương đối đông. Về trình độ dân trí nói chung qua những năm qua đã được nâng lên tương đối cao so với mặt bằng chung của cả quận. Vạn Phúc được đánh giá là một phường có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có trên các lĩnh vực.

Như vậy, có thể thấy, Vạn Phúc là một phường có nhiều tiềm năng phát triển và có những lợi thế cơ bản về vị trí địa lý, về lao động, về cơ sở hạ tầng… so với một số địa phương khác. Những điều kiện thuận lợi này là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nói riêng. Những thành công bước đầu trong thời gian qua về một làng nghề cổ truyền được khôi phục và phát triển là một minh chứng.

Vai trò của Nhà nước, của Quận là rất quan trọng trong phát triển làng nghề, do đó, đây cũng là một lợi thế của việc phát triển làng nghề dệt lụa trong hiện tại và tương lai.

Với những lợi thế của phường Vạn Phúc là khá cơ bản. Điều quan trọng là vận dụng sao cho có hiệu quả những yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế làng nghề góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của phường,

đúng với định hướng và yêu cầu CNH - HĐH của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hơn nữa, cũng cần chú ý đến những khó khăn hiện tại, là nguyên nhân khiến làng nghề dệt lụa Vạn Phúc chưa phát triển tương xứng với tiềm năng đó là vấn đề về vốn, vấn đề quảng bá và tiêu thụ sản phẩm…

2.1.5.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Các sản phẩm của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc từ lâu đã không chỉ phục vụ nhu cầu của địa phương mà còn phục vụ cả nhu cầu của trong nước như đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh Tây Nam Bộ và còn có mặt ở một số nước trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Nhật, Đức…

Bảng 2.5: Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.

Thị trường tiêu thụ

Doanh thu

Trung bình Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Trên địa bàn

phường (%) 62,34 62,75 55,43 45,82 47,04 58,19 Ở các tỉnh

trong nước (%)

6,45 6,79 14,22 8,36 11,54 13,67

Xuất khẩu

trực tiếp (%) 31,21 30,46 30,35 45,82 41,42 28,74 (Nguồn tổng hợp từ UBND, Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc)

Theo bảng thống kê có thể thấy, qua các năm sản phẩm lụa chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương, điều này cho thấy công tác phát triển loại hình

dịch vụ - du lịch - thương mại đã đạt được mục tiêu là giới thiệu sản phẩm lụa đến với du khách trong nước và quốc tế, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của thương hiệu lụa Vạn Phúc. Sản phẩm tiêu thụ tại địa bàn là rất lớn, doanh thu tính trung bình qua các năm là 58,19%; tổng doanh thu của sản phẩm tiêu thụ trung bình ở các tỉnh khác là 13,67% và cho việc xuất khẩu trực tiếp là 28,74%. Điều này phản ánh chất lượng của làng nghề hiện nay. Do đội ngũ có tay nghề cao, thợ giỏi còn chưa nhiều, khả năng nắm bắt diễn biến tâm lý thị trường còn chưa tốt nên việc tiêu thụ sản phẩm còn cho kết quả doanh thu chưa đạt được kỳ vọng. Sản phẩm làng nghề chưa thực sự đa dạng về chủng loại, chất lượng một số sản phẩm chưa cao, hình thức chưa tốt. Do đó, mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tính cạnh tranh so với sản phẩm của Trung Quốc là còn thấp.

Việc sản xuất hiện nay còn chưa mang tính chuyên nghiệp, sản phẩm phát triển chưa có chỗ đứng lâu dài trong lòng người sử dụng, thông tin thị trường chủ yếu do các chủ cơ sở sản xuất tự tìm hiểu chưa chính xác, chưa đánh giá đúng thị hiếu người tiêu dùng làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị sản xuất có nhưng chưa đủ để tạo hiệu ứng xã hội. Điều này cho thấy, để tăng được doanh thu hàng năm, thì các cấp chính quyền cần có chiến lược nắm bắt diễn biến thị trường đối với làng nghề, tạo ra nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh, độc đáo, có như vậy thì sản phẩm lụa Vạn Phúc mới có thể tồn tại và phát triển.

2.1.5.4. Về thu nhập và mức sống của hộ dân làng nghề hiện nay

Việc so sánh tỷ trọng doanh thu của làng nghề là giá trị bằng tiền thu được do tham gia sản xuất sản phẩm lụa. Mức thu nhập của lao động phần nào cho thấy hiệu quả sản xuất của việc phát triển ngành lụa truyền thống với

ngành nông nghiệp. So sánh mức thu nhập của người tham gia các ngành nông nghiệp và ngành dệt lụa cụ thể cho thấy hiệu quả so sánh giữa các ngành này. Qua đó, cũng có thể thấy phần đóng góp của việc bảo tồn, phát triển nghề lụa truyền thống cho đời sống nhân dân trong phường và việc phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của hộ và thu nhập của lao động tại một số ngành, nghề năm 2012.

Số thứ

thự Ngành nghề Số

hộ

Thu nhập

(triệu/1 năm)

Tỷ trọng

(%)

Thu nhập trung

bình

(Triệu/Hộ/

Năm)

Thu nhập trung

bình

(Triệu/lao động/Năm)

1 Sản xuất nông nghiệp 415 3.544 1,34 8,54 4,95

2 Dệt lụa 314 20.768 7,89 66,14

38,32

3

Kết hợp dệt và nông

n g hiệp 300 14.466 5,50 48,22

27,98 4 Dịch vụ và nghề khác 3.154 224.502 85,27 71,18 41,27 5 Tổng cộng 4.183 263.280 100 62,94

36,50 (Nguồn tổng hợp từ UBND Vạn Phúc và số liệu điều tra)

Thu nhập bình quân một hộ gia đình dệt lụa vào khoảng 66,14 triệu/hộ gia đình/năm (đối với những lao động có việc làm thường xuyên). So sánh với thu nhập tính từ việc sản xuất nông nghiệp đơn thuần 8,54 triệu/hộ gia đình/năm thì thấy con số thu nhập từ sản xuất lụa gấp khoảng 7,7 lần. Đối với

những hộ kết hợp dệt và nông nghiệp cũng mang đến cho mỗi gia đình mỗi năm 48,22 triệu, gấp 5,64 lần với lao động nông nghiệp đơn thuần. Điều này cho thấy lao động làng nghề đem đến hiệu quả cao cho người dân tại phường.

Nhất là đối với thợ giỏi, có kinh nghiệm và tay nghề cao, thu nhập trung bình lên tới hàng triệu đồng mỗi tháng, thậm chí có nghệ nhân thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng/tháng. Đây quả là con số không nhỏ đối với mặt bằng chung thu nhập hiện nay. Tuy nhiên, số liệu thống kê cũng cho thấy, thu nhập cho những người hoạt động trong nhóm nghề dịch vụ - du lịch là cao hơn hẳn 71,18 triệu/hộ gia đình/năm, điều này cho thấy hiệu quả của ngành công nghiệp không khói và phù hợp với xu thế phát triển chung của một phường trung tâm của quận Hà Đông.

Việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển làng nghề cũng đã nâng mức thu nhập bình quân trong phường vào khoảng 3 triệu đồng/người/tháng, đây là mức thu nhập tương đối cao so với cả nước. Hiện nay toàn phường có khoảng trên 71% hộ giàu và khá, 28,7% hộ trung bình và không còn hộ nghèo.

Có thể nói, việc chú trọng phát triển nghề dệt lụa truyền thống của phường Vạn Phúc trong thời gian qua đã tạo hiệu ứng tích cực, là đòn đẩy thúc đẩy kinh tế của phường phát triển. Hoạt động sản xuất làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của phường theo đúng định hướng phát triển.

Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi phường đang trong giai đoạn đô thị hóa với tốc độ nhanh, diện tích đất nông nghiệp dần bị thu hẹp. Việc phát triển làng nghề đã giúp cho người dân phường Vạn Phúc có thu nhập ổn định và cao hơn so với làm nông nghiệp rất nhiều. Đồng thời, làng nghề Vạn Phúc thời gian qua cũng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của quận Hà Đông nói chung và cho phường Vạn Phúc nói riêng. Tổng giá trị trung bình đạt 62,94 triệu đồng/hộ/năm và nó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa vạn phúc, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)