Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
3.4.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
3.4.3.1. Giải pháp về môi trường
Để phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc một cách bền vững, cũng như tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường thì cần thực hiện một cách đồng bộ những biện pháp cơ bản sau:
Di dời một số công đoạn sản xuất của các hộ, cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư đến cụm tiểu thủ công nghiệp tập để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng ở trong làng nghề.
Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là nâng cao dân trí cho nhân dân nói chung và người dân làng nghề nói riêng bằng cách xây dựng các chương trình truyền thông, giáo dục về môi trường. Xuất phát từ trình độ và ý thức của người dân địa phương, nhiều khi chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà không chú ý tới môi trường và sức khoẻ. Trước hết nên cung cấp những thông tin đầy đủ và thường xuyên về những vấn đề cấp thiết trong lĩnh vực môi trường, giới thiệu Luật và chính sách bảo vệ môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và hậu quả của nó đối với sức khoẻ con người thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ quận đến phường, trong các trường học và các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn để người dân và các đơn vị hiểu được những tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường do hoạt động sản xuất nghề; nhận thức rõ quyền lợi, trách nhiệm và tự giác thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề.
Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về môi trường làng nghề Thành phố cần sớm đưa ra các chính sách quản lý môi trường phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, như việc quy định về đóng góp cho quỹ
môi trường, chế độ thưởng phạt, kể cả thuế môi trường đối với các hoạt động phát sinh hoặc giảm thiểu ô nhiễm.
Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện vận chuyển cho cơ quan quản lý môi trường cấp quận đáp ứng nhu cầu thu gom, phân loại chất thải rắn để không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân.
3.4.3.2. Giải pháp về phát triển du lịch
Theo số liệu do UBND phường Vạn Phúc thu thập, hiện tại số lượng khách du lịch đến làng nghề Vạn Phúc khoảng trên 20.000 lượt khách/năm, trong đó khoảng 10.352 lượt khách quốc tế, 10.000 lượt khách nội địa. Dự báo trong những năm tới đến năm 2020, với sự hồi phục dần của nền kinh tế, cùng với sự cải thiện trong nhận thức của người dân Vạn Phúc trong việc làm du lịch, lượng khách quốc tế có thể tăng 5 - 6%/năm, trong khi đó lượng khách du lịch nội địa tăng từ 7 - 9%/năm.
Bảng 3.10: Dự báo tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến năm 2020.
Số thứ tự
Tốc độ tăng
trưởng Đơn vị tính Giai đoạn 2013 - 2015
Giai đoạn 2015 - 2020
1 Khách quốc tế %/năm 5% 6%
2 Khách nội địa %/năm 7% 9%
(Nguồn tổng hợp từ UBND phường Vạn Phúc) Bảng 3.11: Dự báo số lượng khách du lịch đến năm 2020.
Số
TT Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2013 Năm 2015 Năm 2020 1 Khách quốc tế Người 10.352 11.413 13.853 2 Khách nội địa Người 10.000 11.449 17.616 3 Tổng số khách Người 20.352 22.862 31.469
(Nguồn tổng hợp từ UBND phường Vạn Phúc)
Đối với khách quốc tế: Đây là thị trường rất quan trọng đối với làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, do vậy cần phải tập trung quảng bá, giới thiệu sản phẩm và thông qua các khách quốc tế này để một phần xuất khẩu trực tiếp sản phẩm, một phần để là cầu nối mở rộng thị trường tại nước ngoài.
Đối với khách nội địa: Đây là thị trường trong những năm tới sẽ tăng cả về số lượng lẫn cả khả năng chi tiêu của khách, do vậy phải tạo được cho họ đây là điểm đến hấp dẫn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của họ và quan trọng hơn nữa là tạo niềm tin tưởng tuyệt đối về sản phẩm của làng nghề đối với nhu cầu tiêu dùng của họ.
3.4.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách trong công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống
Công tác quản lý của Nhà n-ớc đối với làng nghề là rất cần thiết nhằm
đ-a làng nghề phát triển đúng h-ớng, hạn chế đ-ợc những yếu kém bất cập tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề. Nhà n-ớc cần chú ý tới một số chính sách nh- sau để giải quyết vấn đề này:
- Hiện nay đối với cấp xã, ph-ờng, thị trấn ch-a có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà n-ớc về làng nghề, đa số là do cán bộ Văn phòng thống kê kiêm nhiệm chức năng này, do vậy đã ảnh h-ởng không nhỏ đến sự phát triển chung của một làng nghề. Đề nghị có bổ sung một công chức cấp xã
để quản lý theo dõi về làng nghề.
- Xây dựng và thực hiện các ch-ơng trình, dự án riêng cho từng địa ph-ơng có làng nghề truyền thống, không làm chung, song song với đó là có cơ chế bố trí ngân sách phù hợp để thực hiện đ-ợc ch-ơng trình, dự án đó.
- Xây dựng quy định đối với các tổ chức t- vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Bố trớ kinh phớ hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội làng nghề Vạn Phỳc, bởi thông qua tổ chức này mà các hộ sản xuất, ng-ời lao động đ-ợc cung cấp các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ cũng nh- giá cả thị tr-ờng.
3.4.3.4. Giải pháp về nguồn vốn
Vốn sản xuất tại làng nghề hiện đang thiếu, thiếu vốn đã kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Trong bối cảnh phần lớn các cơ sở sản xuất làng nghề thiếu vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh thì việc đổi mới chính sách tài chính, tín dụng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các làng nghề trong việc huy động vốn. Thông qua chính sách vốn, Nhà nước tạo cú huých cho sự phát triển của làng nghề. Chính vì vậy, xây dựng cơ chế cung ứng vốn, cơ quan quản lý Nhà nước cần:
+ Cần có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về với khu vực có làng nghề, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức ngân hàng, tín dụng hoạt động nhằm hình thành và mở rộng thị trường tín dụng tại đây.
+ Đối với các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề cần được hưởng hỗ trợ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh ở làng nghề được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp nhất.
+ Thực hiện chế độ miễn giảm thuế đối với các chủ thể sản xuất trong làng nghề. Xem xét miễn giảm thuế cho các chủ thể kinh doanh ở các làng nghề trong những trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu.
Đối với các cơ sở sản xuất và các dự án bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có chính sách hỗ trợ thuế theo tỷ lệ nhất định trong thời hạn từ 5 - 10 năm.
+ Tạo điều kiện cho làng nghề tiếp cận được các nguồn vốn. Nhà nước cần tạo điều kiện trong tiếp cận vốn cho làng nghề bằng cách: Đa dạng các hình thức cho vay vốn, thực hiện lãi suất ưu đãi, thay đổi định mức và thời gian vay hướng đến trung và dài hạn…
+ Đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Với các gói ưu đãi lãi suất các ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục để cho các hộ gia đình sản xuất vừa và nhỏ có thể tiếp cận mở rộng quy mô, cải tiến kĩ thuật. Thủ tục hành chính rườm rà là căn bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ quan hành chính. Nó làm
giảm đi tính hiệu quả của các chính sách quản lý nhà nước, người dân khó tiếp cận, làm chậm quá trình sản xuất, ảnh hưởng tới phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc.
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhà nước cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc và các doanh nghiệp, các hộ sản xuất - kinh doanh dệt lụa để các tổ chức khi cần vay vốn có tài sản để thế chấp.
3.4.3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn lao động
Tính đến nay thì Vạn Phúc đã đ-ợc công nhận có 6 nghệ nhân trong sản xuất kinh doanh lụa tơ tằm truyền thống. Hiện cỏc nghệ nhân này đều là thành viên chủ chốt trong hiệp hội làng nghề Vạn Phúc. Đó là điều hết sức đáng mừng, bởi thông qua hoạt động của hiệp hội đã thu hút đ-ợc sự quan tâm của các nghệ nhân để truyền nghề cho các thế hệ đi sau về kỹ thuật sản xuất, khôi phục mẫu mã truyền thống… Nh-ng do những điều kiện khách quan mà các nghệ nhân ch-a thực sự đ-ợc cống hiến và truyền nghề một cách cụ thể cho ng-ời sản xuất nơi đây, cho nên số lao động trẻ có trình độ kỹ thuật không nhiều và còn rất hạn chế. Chính vì thế, trong những năm tới, các cấp địa ph-ơng cần có sự đầu t- hỗ trợ hợp lý cho các nghệ nhân, để các nghệ nhân có đủ điều kiện phát triển nghề bằng cách cải tiến mẫu mã phục hồi quy trình, tìm kiếm thị tr-ờng, tổ chức làm thử sản phẩm… và truyền nghề lại cho các thế hệ sau. Còn các lao động trong làng nghề cần phải nâng cao trình độ dân trí và học vấn, để tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề có trình độ, dễ dàng cho việc tiếp thu công nghệ kỹ thuật đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ thích đáng với những người có công trong việc lưu truyền và phát triển sản phẩm dệt lụa, như:
+ Phong tặng danh hiệu, bằng khen cho những cho các nghệ nhân để khuyến khích họ sản xuất, gắn bó, tâm huyết với nghề hơn nữa. Đồng thời tiến hành suy tôn một số thợ giỏi lên nghệ nhân để họ có cơ hội phát triển tay nghề.
+ Mở khóa dạy nghề cho thế hệ trẻ trong làng. Hàng năm cần mở các khóa giới thiệu về nghệ nhân trong làng và các tác phẩm xuất sắc của họ, đồng thời mở các lớp để các nghệ nhân có thể truyền nghề cho các thế hệ trẻ.
+ Cấp sổ bảo hiểm y tế. Số nghệ nhân hiện nay đều không được hưởng lương Nhà nước, không có chế độ bảo hiểm. Việc cấp sổ bảo hiểm y tế cho các nghệ nhân là một hình thức thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với những người có công với việc giữ gìn và phát triển làng nghề Vạn Phúc, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp tục cống hiến cho làng nghề.
+ Đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở làng nghề, nhất là cán bộ quản lý các doanh nghiệp, các hợp tác xã phần lớn trưởng thành từ người lao động, chưa được đào tạo qua các trường lớp về quản lý, quản trị kinh doanh, năng lực quản lý, các kiến thức về kinh tế thị trường, quản trị doanh nghiệp, marketing, xuất nhập khẩu... còn nhiều hạn chế. Do đó, các cơ quan chức năng cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý ở làng nghề.
3.4.3.6. Giải pháp về mở rộng sản xuất, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại
* Mở rộng sản xuất: Theo quy hoạch được duyệt phường Vạn Phúc được nhà nước quyết định đầu tư cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Vạn Phúc với quy mô 13,5 ha ra một khu vực riêng để phục vụ sản xuất của làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc bảo tồn cũng như phát triển nghề truyền thống dệt lụa tại Vạn Phúc. Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành và việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đã xong. Các bước tiếp theo các cấp, các ngành từ quận Hà Đông đến phường Vạn Phúc cần phải khẩn trương hoàn thiện các công việc sau:
- Xây dựng tiêu chí và xét duyệt đối tượng tại làng nghề để phục vụ công tác giao đất tại cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
- Hoàn thiện phương án nộp tiền sử dụng đất để các hộ được giao đất thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
- Xây dựng quy định cấp giấy phép xây dựng nhà xưởng cho các hộ được giao đất tại cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
- Hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được giao.
- Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các hộ di chuyển trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng ra nơi sản xuất mới.
* Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại: Thị trường của sản phẩm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cần tập trung vào hai thị trường chính sau:
- Thị trường nội địa: Sẽ đóng vai trò là thị trường chủ đạo, nền tảng cho sự phát triển của làng nghề. Hiện nay trên thị trường nội địa, sản phẩm dệt lụa Vạn Phúc đã phần nào xây dựng được thương hiệu do đó cần thiết tiếp tục khai thác, mở rộng thị trường nội địa. Trong thời gian tới cần khai thác các thị trường sau:
+ Các Thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh… đây là các thị trường nơi lụa Vạn Phúc đã có chỗ đứng.
+ Các Thành phố, đô thị mới: Đây là các thị trường mới, có sự tăng trưởng kinh tế mạnh, đời sống của người dân được nâng cao và cùng với nó nhu cầu về may mặc cũng sẽ tăng nhanh.
- Thị trường nước ngoài: Cần xác định là thị trường mục tiêu nhằm nâng tầm của làng nghề dệt Vạn Phúc. Để có thể vươn lên một tầm cao mới, dệt lụa Vạn Phúc phải vươn ra thị trường nước ngoài. Các thị trường nước ngoài là thị trường có nhu cầu lớn, khả năng thanh toán cao song đòi hỏi phải
có những nỗ lực quảng cáo. Trong thời gian tới cần tập trung vào các thị trường sau:
+ Thị trường Châu Âu: Đặc biệt chú ý đến thị trường Pháp, là thị trường có mối liên hệ lịch sử lâu đời với Việt Nam. Bản thân lụa Vạn Phúc cũng từng được đánh giá cao tại Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc do đó nếu khai thác thị trường này sẽ có những thuận lợi nhất định.
+ Thị trường Đông Âu: Đặc biệt là thị trường Nga, đây là thị trường đang có sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt nhờ những mối quan hệ mật thiết trước đây, nên hàng hoá sản phẩm Việt Nam nói chung và lụa Vạn Phúc nói riêng sẽ có điều kiện thuận lợi để khai thác và chiếm lĩnh thị trường.
+ Thị trường Mỹ: Đây có thể nói là thị trường lớn nhất thế giới. Mọi loại hàng hoá muốn đạt đến đẳng cấp thế giới đều phải khai thác thị trường này. Thị trường Mỹ cũng là thị trường có mối liên hệ lịch sử với Việt Nam, đặc biệt trong thời gian gần đây khi quan hệ thương mại giữa hai bên được bình thường hoá, nó sẽ tạo ra những cơ hội không nhỏ cho làng nghề và sản phẩm của Vạn Phúc.
* Quảng bá giới thiệu sản phẩm:
Để thương hiệu lụa Vạn Phúc nổi tiếng hơn nữa không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài thì còn cần nhiều biện pháp thiết thực:
+ Hiệp hội làng nghề và Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc cần nâng cao chất lượng bằng biện pháp xây dựng quy chuẩn để xét gắn thương hiệu hàng hóa đã được Nhà nước bảo hộ, tạo thế cạnh tranh trên thị trường.
+ Vận động các gia đình đăng ký dệt thương hiệu lên biên vải. Đồng thời tổ chức kiểm tra chất lượng máy dệt của toàn thể các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất để gắn thương hiệu lụa Vạn Phúc - Hà Đông lên biên vải.
+ Mở thêm nhiều cuộc triển lãm để quảng bá thương hiệu lụa Vạn Phúc với khách du lịch trong và ngoài nước.
+ Hằng năm giành một tỷ lệ nhất định từ quỹ khuyến công để đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho các làng nghề; ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ;
khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho các nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất sản phẩm mới, các đề tài khôi phục kỹ thuật truyền thống.
+ Tổ chức giao lưu văn hóa với các làng nghề, nhất là các làng có nghề dệt truyền thống trong cả nước. Qua đó, các địa phương mang đến với nhau những nét văn hóa của vùng quê mình, giới thiệu cho làng nghề bạn những sản phẩm, kỹ thuật, công nghệ độc đáo mang bản sắc của địa phương, đồng thời học tập kinh nghiệm của làng nghề bạn những kỹ thuật, những sản phẩm, kỹ năng mà ta chưa làm ra được.
+ Xây dựng các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, phát thanh, truyền hình nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Kết hợp với các tour du lịch, giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, nét văn hoá dân tộc đặc sắc, của làng nghề với du khách. Điểm hấp dẫn của làng nghề chính là yếu tố nguyên gốc, môi trường ngành nghề mang tính cộng đồng.
Nếu như trước đây, chúng ta chỉ quan tâm đến sản xuất hàng hóa mà không chú ý đến thương hiệu của nhà sản xuất thì đến nay việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu là hết sức quan trọng. Thương hiệu làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã được thị trường chấp nhận và ngày một lan tỏa tới nhiều vùng trong cả nước. Nó đã gắn vào tâm thức người dân từ nhiều đời nay. Để có được thương hiệu như vậy, biết bao nhiêu thế hệ người dân Vạn Phúc đã dày công vun đắp. Những người thợ đã gửi gắm niềm tin vào mỗi sản phẩm thông qua chất lượng, kiểu dáng... để góp phần làm sáng lên thương hiệu truyền thống.