Lãi suất cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 59 - 60)

Lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng. Biến động lãi suất thường tác động rất nhiều đến tâm lý vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân. 6 tháng đầu năm 2010, ngoài việc phải gánh chịu lãi cao, hầu như toàn bộ các khách hàng vay vốn tiêu dùng phải gánh chịu rủi ro biến

động lãi suất thị trường và thường được các NH quy định rất rõ trong khế ước vay nợ. Với quy định này, thông thường 3 tháng hoặc 6 tháng, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi vay theo tín hiệu thị trường. Sẽ là gánh nặng lớn với người vay nếu LS thị

trường cứ liên tục tăng. Lãi cao và rủi ro biến động trái ngược với tâm lý muốn trả

gốc, lãi ổn định và kiểm soát được nguồn tiền phải trả hằng tháng đã kiềm chế rất nhiều nhu cầu vay vốn mua nhà, ôtô hay sửa chữa nhà cửa của người dân.

Về phía ngân hàng, hiện nay, các Ngân hàng không thể cắt giảm thêm chi phí

đầu vào; trong khi đó, Nhà nước vẫn chủ trương chung là đưa lãi suất cho vay đối với khu vực sản xuất - kinh doanh tiếp tục hạ. Do vậy, việc giảm lãi suất CVTD là rất khó khăn và khách hàng cá nhân vẫn phải chấp nhận mức lãi suất như hiện nay nếu có nhu cầu chi tiêu.

Bảng 2.12: Lãi suất bình quân CVTD của một số NHTM

Ngân hàng Lãi suất CVTD bình quân

- NHTM nhà nước (BIDV) 13%-14%

- NHTM nhà nước (Vietinbank, Vietcombank) 14.5%-15.5% - NHTM cổ phần (Habubank, ACB, SHB,

Maritime Bank, VietABank, Techcombank) 16%-17%

Có thể nhận thấy là các NHTM nhà nước đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn so với các NHTM cổ phần, đặc biệt là BIDV đã có mức lãi suất bình quân cho vay thấp so với thị trường. Rõ ràng BIDV đã chấp nhận khó khăn trước mắt để có thể giành lợi thế với các NHTM khác vốn có thị phần lớn trên thị trường.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)