Hiện nay trên địa bàn thành phốĐà Nẵng có gần 50 Chi nhánh NHTM cấp1 hoạt động, đây là một con số khá ấn tượng, nếu như so sánh với năm 2000 thì số
lượng các TCTD trên địa bàn Đà Nẵng đã phát triển khá nhanh, gần như gấp đôi. Sự phát triển rất nhanh của các Ngân hàng trên cả nước đã ảnh hưởng rất lớn đến BIDV. Một khi số lượng các Ngân hàng mới ngày càng xuất hiện nhiều hơn, cộng với các Ngân hàng cũ ngày càng lớn mạnh, thì việc khách hàng bị chia xẻ, thị phần giảm sút… là điều hiển nhiên. Ngoài ra còn phải kểđến sự xâm chiếm thị phần của các công ty bảo hiểm, bưu điện, các sàn giao dịch…Tất cảđang tăng tốc cạnh tranh với nhiều các phương thức khác nhau nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng, không chỉ
bằng lãi suất, phí, khuyến mãi, mở rộng mạng lưới mà còn cạnh tranh đầu tư cho công nghệ, hiện đại hóa giao dịch đến chính sách marketing, thay đổi thái độ phục
vụ khách hàng...Trong lĩnh vực tín dụng, trong khi BIDV Chi nhánh Đà Nẵng tập trung vào các dự án lớn thì các NHTM cổ phần như: Sacombank, Techcombank, ACB…lại có những chiến lược rõ ràng hướng trọng tâm vào phát triển cho vay tiêu dùng để chiếm lĩnh sốđông khách hàng và thị phần. 2.4.4.1. Thị phần tín dụng Bảng 2.13: Thị phần tín dụng và TDBL của một số NHTM Đơn vị tính: tỷ đồng 2008 2009 Ngân hàng Dư nợ TDBL Tổng dư nợ Dư nợ TDBL/tổng dư nợ Dư nợ TDBL Tổng dư nợ Dư nợ TDBL/tổng dư nợ BIDV 16,220 149,419 10.86% 19,302 193,256 10% VCB 8,809 107,436 8.2% 13,879 141,621 9.8% ACB 16,258 34,509 47.1% 31,179 62,358 50.0% Sacombank 18,356 39,261 46.7% 27,249 55,497 49.1% Techcombank 8,215 22,467 36.6% 15,052 41,580 36.2% Eximbank 7,238 21,232 34.1% 11,555 38,580 30%
(Nguồn số liệu của Ban phát triển sản phẩm bán lẻ BIDV thu thập)
- Các NHTM cổ phần như Sacombank, Techcombank, Eximbank, ACB có tỷ lệ dư nợ TDTD so với tổng dư nợ khá cao. Điều này cho thấy các NHTM cổ
phần có các chính sách tín dụng bán lẻ tốt và hoạt động tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức hấp dẫn đa dạng.
- Các ngân hàng lớn thuộc khối quốc doanh (BIDV, VCB) có tổng dư nợ
cao hơn nhiều so với các NHTM cổ phần do có tiềm lực tài chính mạnh và thương hiệu lâu năm, tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ TDBL lại chậm dẫn đến tỷ trọng này so với các NHTM cổ phần là rất thấp. Như vậy có thể thấy BIDV vẫn chưa thực sự tập trung và chưa có chính sách hợp lý để phát triển mảng tín dụng quan trọng này.
* Thị phần CVTD của các NHTM tại Đà Nẵng
26%
8%
5% 37%
Hình 2.6:Thị phần CVTD của các ngân hàng tại Đà Nẵng
(Theo nguồn số liệu của Ngân hàng Nhà Nước Thành phố Đà Nẵng)
Về hoạt động CVTD thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chiếm thị phần là 26% sau đó là Ngân hàng Đông Á (16%) và Vietcombank, Sacombank (8%) là chiếm thị phần nhiều nhất.
Mặc dù dư nợ CVTD tại Chi nhánh BIDV Đà Nẵng tăng dần qua các năm, từ
năm 2007 là 28.277 tỷ đồng đến năm 2009 là 93.389 tỷ đồng, đã có bước cải thiện
đáng kể nhưng so với các Ngân hàng khác thì vẫn là con số khá khiêm tốn (5%).Các NHTM cổ phần có chiến lược rõ ràng trong hoạt động này nên CVTD là thị trường mạnh của họ và phải thừa nhận đây không phải là thế mạnh của chi nhánh BIDV Đà Nẵng. Do vậy, cần đưa ra thêm nhiều chính sách phù hợp và kịp thời nếu chi nhánh không muốn đánh mất thị phần của mình đối với đối tượng khách hàng này.
2.4.4.2. Về sản phẩm CVTD
Hiện nay, các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh Đà Nẵng là khá đầy
đủ nhưng chỉ tập trung vào một số sản phẩm quen thuộc, truyền thống từ trước đến nay. Trong khi đó, các NHTM cổ phần thường cung cấp những gói sản phẩm mới, đa dạng như: cho vay liên kết mua nhà, liên kết mua xe ô tô, cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng của ACB, Sacombank đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
xuất, phân phối, chủ thầu nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm khách hàng mới cũng như giảm thiểu được nhiều rủi ro cho Ngân hàng khi cấp tín dụng.
Bảng 2.11: So sánh tính năng và tiện ích sản phẩm CVTD của một số NHTM
Sacombank ACB Sacombank ACB
Sản phẩm
Mức cho vay Thời hạn vay 1. CBCNV Tối đa 100 triệu 300 triệu 48 tháng 12-60
tháng
2. Thấu chi -Nhân viên: 20 triệu -Lãnh đạo: từ 30 triệu 50 triệu 12 tháng 12 tháng 3. Thẻ tín dụng Tối đa 80% số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng Tối đa 12 tháng
4. Mua xe ô tô 95% nhu cầu vốn và tối đa 70% trị giá TSĐB 70% trị giá xe (thế chấp bằng TS hình thành tư vốn vay) -TSĐB là BĐS: 60 tháng -TSĐB là xe mua: 48 tháng 48 tháng 5. Cầm cố CTCG Tùy trường hợp mức vay có thể = 100% giá trị TS cầm cố Phụ thuộc nhu cầu vay thực tế và giá trị TSCC Không quá thời gian đáo hạn của giấy tờ có giá Tối đa 12 tháng 6. Mua nhà 70% nhu cầu vốn và tối đa 70% trị giá TSĐB -Mua nhà, nền đất (1): linh động theo KH -Xây dựng, sữa chữa nhà (2): linh động theo KH -Mua căn hộ thuộc các dự án BĐS có hợp tác với SCB (3): 70% giá trị căn hộ -Xây dựng nhà: 240 tháng -Sữa chữa nhà: 120 tháng -(1): 15 năm -(2): 7 năm -(3): 12 năm
7. Cho vay tiêu dùng ( mua sắm, du lịch,…)
Tối đa 500 triệu
Khi so sánh các sản phẩm cùng loại giữa một số NHTM trong bảng 2.11 với sản phẩm của BIDV thì có thể nhận thấy các sản phẩm tín dụng của BIDV thường có thời hạn vay tối đa dài và mức cho vay rất cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của BIDV trong việc thu hút khách hàng đến với mình. Tuy nhiên, thời gian xét duyệt hồ sơ và các thủ tục cho vay của ngân hàng cũng còn khá rườm rà gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng khi quyết định đến vay vốn.
2.4.4.3. Lãi suất cho vay tiêu dùng
Lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng. Biến động lãi suất thường tác động rất nhiều đến tâm lý vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân. 6 tháng đầu năm 2010, ngoài việc phải gánh chịu lãi cao, hầu như toàn bộ các khách hàng vay vốn tiêu dùng phải gánh chịu rủi ro biến
động lãi suất thị trường và thường được các NH quy định rất rõ trong khế ước vay nợ. Với quy định này, thông thường 3 tháng hoặc 6 tháng, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi vay theo tín hiệu thị trường. Sẽ là gánh nặng lớn với người vay nếu LS thị
trường cứ liên tục tăng. Lãi cao và rủi ro biến động trái ngược với tâm lý muốn trả
gốc, lãi ổn định và kiểm soát được nguồn tiền phải trả hằng tháng đã kiềm chế rất nhiều nhu cầu vay vốn mua nhà, ôtô hay sửa chữa nhà cửa của người dân.
Về phía ngân hàng, hiện nay, các Ngân hàng không thể cắt giảm thêm chi phí
đầu vào; trong khi đó, Nhà nước vẫn chủ trương chung là đưa lãi suất cho vay đối với khu vực sản xuất - kinh doanh tiếp tục hạ. Do vậy, việc giảm lãi suất CVTD là rất khó khăn và khách hàng cá nhân vẫn phải chấp nhận mức lãi suất như hiện nay nếu có nhu cầu chi tiêu.
Bảng 2.12: Lãi suất bình quân CVTD của một số NHTM
Ngân hàng Lãi suất CVTD bình quân
- NHTM nhà nước (BIDV) 13%-14%
- NHTM nhà nước (Vietinbank, Vietcombank) 14.5%-15.5% - NHTM cổ phần (Habubank, ACB, SHB,
Maritime Bank, VietABank, Techcombank) 16%-17%
Có thể nhận thấy là các NHTM nhà nước đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn so với các NHTM cổ phần, đặc biệt là BIDV đã có mức lãi suất bình quân cho vay thấp so với thị trường. Rõ ràng BIDV đã chấp nhận khó khăn trước mắt để có thể giành lợi thế với các NHTM khác vốn có thị phần lớn trên thị trường.
2.4.5. Đánh giá việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng Nẵng
2.4.5.1.Những mặt đạt được
Trong những năm qua, với sự lãnh đạo kịp thời và kiên quyết của Ban giám
đốc cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công tác mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, cụ thể
như sau:
(1)Chất lượng khoản vay
Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh hầu như không có (Năm 2009 chỉ có 0.103%). Hoạt động này đang được đánh giá là có mức độ an toàn cao nhất trong các đối tượng cho vay. Điều kiện vay vốn rất chặt chẽ, các khoản vay lớn chủ yếu đều có tài sản đảm bảo. Các khoản nợ xấu đều có khả năng thu hồi. Điều này làm cho chi nhánh an tâm hơn khi mở rộng hoạt động này trong tương lai.
(2)Khả năng quản lý và giám sát rủi ro
Cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp Nhà nước là một nhóm đối tượng chủ yếu vay vốn tiêu dùng của Chi nhánh. Đây là
đối tượng có thu nhập ổn định, khi vay vốn có sự bảo lãnh của thủ trưởng cơ quan,
đại diện công đoàn và nguồn trả nợ là tiền lương hàng tháng được trích một phần. Vì vậy, rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng này được hạn chế nhiều.
Ngoài ra, các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tỏ ra rất hiệu quả. Quy trình tín dụng, chính sách tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được chú trọng trong quá trình mở rộng cho vay. Thêm vào đó, Chi nhánh cũng quan tâm đến việc chọn lọc khách hàng để áp dụng phương thức cho vay phù hợp theo từng sản phẩm và áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận phù hợp đã thu hút được ngày càng đông khách hàng đến giao dịch.
(3)Về sản phẩm tín dụng tiêu dùng
Trước đây loại hình tín dụng tiêu dùng chủ yếu là cầm cố CTCG và hỗ trợ nhà
ở nhưng hiện nay nhìn chung, so với các NHTM Nhà nước, NHTM Cổ phần và NH nước ngoài thì BIDV đang cung cấp tương đối đầy đủ các sản phẩm tín dụng đáp
ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Thêm vào đó, các sản phẩm tín dụng của BIDV cũng có những tiện ích khá cạnh tranh như là: có lãi suất cạnh tranh, thời gian cho vay tối đa dài và không thu các loại phí. Chính sựđa dạng hóa và có nhiều tiện tích, các sản phẩm tín dụng đã góp phần làm phong phú thêm các đối tượng khách hàng, tạo điều kiện mở rộng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh trong thời gian qua.
(4)Phát triển nền khách hàng
Từ khi chuyển sang mô hình mới từ cuối năm 2008, bộ phận QHKH bán lẻ
chuyên biệt được thành lập, tạo tiền đề cho việc định hướng phát triển tín dụng bán lẻ theo từng sản phẩm và theo đối tượng khách hàng. Trong các năm qua, đối tượng khách hàng của BIDV Đà Nẵng không ngừng tăng lên, trong đó nền khách hàng tăng lên chủ yếu là CBCNV trong các doanh nghiệp có thu nhập cao, ổn định và cán bộ
công chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
(5)Mô hình tổ chức
Trong thời gian gần đây, để hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh đã có bộ phận QHKH cá nhân phục vụ cho khách hàng bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình) hoạt động độc lập với bộ phận khách hàng doanh nghiệp nhưng có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau nhằm phối hợp, cung cấp một cách đầy đủ
nhất nhu cầu cho các đối tượng khách hàng. Chính sự tách bạch rõ ràng này đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho khách hàng đến vay vốn cũng như sự dễ tiếp cận “chăm sóc” khách hàng hơn đối với cán bộ tín dụng.
(6)Mức đóng góp vào sự phát triển của chi nhánh
Quy trình cho vay tiêu dùng ngày càng được hoàn thiện, tạo được niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, góp phần làm tăng uy tín của Chi nhánh.
Cho vay tiêu dùng đã giúp cho các khách hàng của Chi nhánh làm quen và sử
dụng các dịch vụ, tiện ích mà Chi nhánh đang thực hiện. Cho vay tiêu dùng đem lại cơ hội tiếp thị quảng cáo cho ngân hàng, đồng thời phục vụ khách hàng rất hiệu quả.
Dư nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang có xu hướng tăng lên tạo niềm tin
để ngân hàng tiếp tục thực hiện định hướng phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ
hàng đầu
Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp phần tăng thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho Ngân hàng. Thu nhập trực tiếp thể hiện qua khoản thu từ lãi vay, bên cạnh đó việc sử dụng các dịch vụ kèm theo khi sử dụng sản phẩm tín dụng của khách hàng như: bảo lãnh, thanh toán,…cũng tạo ra nguồn thu gián tiếp quan trọng cho Chi nhánh.
2.4.5.2.Hạn chế
Thứ nhất, đối với cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà cũng như cho vay mua ô tô, Chi nhánh thường ưu tiên hơn đối với khách hàng vay là cá nhân, hộ
gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi BIDV đóng trụ sở, điều này hạn chế
rất nhiều số lượng người sống và làm việc tại địa bàn nhưng chưa có hộ khẩu, những người làm việc ở các khu liên doanh, khu công nghiệp. Chính những người này nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn. Theo quy hoạch tổng thểđịnh hướng cho phát triển đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là ở các thành phố lớn. Do đó BIDV cần mở rộng cho vay tới các đối tượng từ nơi khác đến và làm việc tại địa bàn.
Thứ hai, cho vay tiêu dùng của BIDV chưa được mở rộng phù hợp. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng năm 2009 đã tăng lên và chiếm 5.85% (toàn ngân hàng là 10.9%) song nếu so với tỷ trọng cho vay tiêu dùng ở các nước phát triển thường chiếm 40- 50% trong tổng dư nợ thì con số này còn quá nhỏ bé. Hơn nữa, thị phần dư nợ tín dụng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng chiếm quá ít (5%). Rõ ràng BIDV đã chọn đúng hướng đi cho mình trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam song chưa tìm ra giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn trong cạnh tranh khốc liệt vào giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, mặc dù các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của BIDV đưa ra là khá đầy
đủ nhưng lại chưa đa dạng so với các Ngân hàng khác. Đối với các sản phẩm đã có thì tỷ trọng lại bị mất cân đối rõ nét điển hình là cho vay du học (gần như không có doanh số cho vay). Trong khi đó, đối tượng có nhu cầu học tập ở nước ngoài đang chiếm một bộ phận không nhỏ trong xã hội và có nhu cầu vay vốn rất lớn.
Thứ tư,đối tượng khách hàng tín dụng tiêu dùng trên địa bàn là rất lớn nhưng
đến năm 2009 mới thu hút được hơn 1,100 khách hàng chủ yếu là CBCNV trên địa bàn, chiếm 13.7% tỷ lệ khách hàng đang mở tài khoản hoạt động tại Chi nhánh. Các khách hàng tiềm năng như các thương gia, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp chiếm tỷ
lệ rất khiêm tốn so với số lượng hiện có trên địa bàn.
Thứ năm, các cán bộ QHKH cá nhân tại chi nhánh có tuổi đời còn rất trẻ và
đi liền với nó cũng là sự thiếu kinh nghiệm trong công việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xem xét các điều kiện vay của khách hàng. Thực tế cho thấy, việc
đánh giá các khoản cho vay tiêu dùng không hề đơn giản. Lý do thứ nhất là cá nhân