Những xu hướng ảnh hưởng đến thị trường Ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 40 - 42)

nhanh chóng với tốc độ 1% mỗi năm. Đến năm 2008, dân số tại đô thị chiếm tỷ trọng 27.9%. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động khá lớn, chiếm 52% dân số. Hiện có trên 70% các hộ gia đình ở thành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng.

- Xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng: số liệu của Công ty nghiên cứu thị

trường TNS Việt Nam (Vietcycle) cho thấy sự tăng trưởng vật chất từ năm 1999 đến năm 2008 như sau: dưới 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng trở xuống, trong khi có trên 45 % hộ gia đình có thu nhập từ 4.5 đến 20 triệu

đồng/tháng. Mức tiết kiệm của người Việt đã giảm từ 17% năm 1999 xuống còn 9% năm 2008

- Xu hướng tiêu dùng gắn với tiếp cận công nghệ: tỷ lệ tiếp cận internet là 77 thuê bao/1,000 người dân, số người sử dụng internet là 20.8 triệu người, chiếm 25% dân số; số lượng thuê bao điện thoại di động và cốđịnh là 921/1,000 người dân, chỉ

xếp sau Mỹ, Singapore về tốc độ phát triển.

- Xu hướng sử dụng dịch vụ Ngân hàng ngày càng nhiều: với 86.16 triệu dân nhưng mới chỉ có khoảng 17% người dân mở tài khoản tại Ngân hàng nhưng tốc độ

phát triển dịch vụ Ngân hàng trong 3 năm vừa qua đạt trên 30%/năm. Các loại hình doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho việc tiêu dùng của người dân gia tăng. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính, Ngân hàng phối hợp với các nhà cung cấp, thương mại đẩy mạnh cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng.

* Niềm tin tiêu dùng của người dân năm 2010:

Trong số 500 hộ gia đình được khảo sát vào tháng 1/2009, 86% người tiêu dùng tin rằng thất nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng lên trong năm 2009. Nhìn sang năm

2010, người tiêu dùng dường như lạc quan hơn nhiều với số người sợ thất nghiệp giảm xuống dưới 50%, trong khi 1/3 cho rằng thất nghiệp sẽ giảm trong năm 2010. 75% số người tiêu dùng này cũng phát biểu rằng họ cảm thấy an toàn với công việc hiện tại, so với con số 60% của năm 2009.

Người tiêu dùng cũng đã tìm lại được niềm tin đối với nền kinh tế Việt Nam, với 60% có suy nghĩ lạc quan so với chỉ 45% có suy nghĩ tương tự về nền kinh tế

năm 2009. Quan trọng hơn, số người cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ xấu đi đã giảm một nửa so với năm 2009 và hiện tại chỉ chiếm 17% trong tổng số người được khảo sát. Mặc dù không bằng so với trước thời khủng hoảng, đây vẫn là sự gia tăng rõ rệt trong quan điểm lạc quan của người tiêu dùng đối với bối cảnh kinh tế Việt Nam 2010.

Tiêu chuẩn được đề cập nhiều nhất, đó là “mức sống cá nhân” đã có sự gia tăng cao nhất so với năm 2009, với trên một nửa số người tiêu dùng cho rằng mức sống của họ sẽ cải thiện trong năm 2010, trong khi chỉ có 1/3 người có cùng suy nghĩ

trong năm 2009. Tuy nhiên, điều thật sự quan trọng của những kết quả này là con số

phần trăm người tiêu dùng cho rằng mức sống cá nhân sẽ xấu đi đã giảm xuống. Năm 2009, 17% số người được khảo sát nói rằng mức sống sẽ đi xuống, nhưng chỉ

có 9% đồng ý như vậy về năm 2010, điều này thể hiện rằng trước khủng hoảng thì số

người có suy nghĩ này gấp hai lần.

Cuộc khảo sát năm nay của TNS Vietcycle đã cho thấy sự giảm bớt trong kiểu chi tiêu thận trọng, với 39% nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu, trong khi 25% sẽ tiêu bằng năm 2009 và 35% sẽ chi nhiều hơn trong năm 2010. Nhìn chung, người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về kinh tế trong năm 2010. Mặc dù vẫn còn thận trọng, vì những ảnh hưởng tiêu cực ở Việt Nam từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng cuối cùng thì lòng tin là nhiên liệu cho động cơ tăng trưởng kinh tế và Việt Nam dường nhưđang đứng trên đỉnh thùng chứa nhiên liệu.

Những xu hướng trên cùng với mức độ lạc quan của người dân đang mở ra cơ

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)