Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 42 - 43)

Trong những năm gần đây, dưới áp lực canh tranh ngày càng gay gắt về cung

ứng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Trong những năm qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về cả số lượng và quy mô. Hiện tại số lượng ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam là 80 ngân hàng và hầu hết đều cố gắng cạnh tranh giành thị phần cho vay tiêu dùng để

từng bước nâng cao vị thế và quảng bá thương hiệu của mình.

Theo các ngân hàng, lĩnh vực tín dụng cá nhân tuy khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng rất lớn để phát triển. Điểm thuận lợi lớn là quy mô thị trường lớn với dân số trên 86 triệu người. Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, có thu nhập, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm lớn.

Những khảo sát gần đây đều cho thấy, xu hướng tiêu dùng trước, trả sau tăng nhanh, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Chính vì thế, các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng được triển khai trong thời gian gần

đây dù còn mới mẻ nhưng đều được khách hàng rất quan tâm và thu được không ít thành công. Đây chính là cơ sởđể các ngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinh doanh tín dụng này.

- Các NHTM nhà nước, trong đó có BIDV, việc tổ chức hoạt động NHBL mà cụ thể là trong hoạt động CVTD đều chưa thực sự chuyên nghiệp nhưng với lợi thế về quy mô và thương hiệu, các NHTM nhà nước đã chiếm thị phần đáng kể với tỷ trọng tín dụng năm 2006 là 67%, năm 2007 là 57%).

- Các NHTM cổ phần ngay từ khi thành lập đã xác định chú trọng phát triển CVTD. Thị phần hoạt động CVTD của các NHTM cổ phần liên tục tăng lên qua các năm: thị phần tín dụng năm 2006 là 24%, năm 2007 là 34%.

- Các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào lĩnh vực NHBL tại Việt Nam ngày càng nhiều (như HSBC, ANZ, Citibank… ), đặc biệt khi Việt Nam sắp thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn các bảo hộ về tài chính và ngân hàng vào năm 2011 theo cam kết khi gia nhập WTO. Đối tượng khách hàng cá nhân mà các ngân hàng này hướng tới thường là nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Nhìn chung, các NHTM đang phát triển hoạt động CVTD tại việt Nam thông qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động ngân hàng (như chương trình core banking, lắp đặt hệ thống POS, E-banking, Mobi-banking, Phone-banking, Contactcenter...) và đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, tăng cường các chương trình quảng cáo, khuyến mại... nhằm thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 42 - 43)