Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 24 - 30)

1.2. Tổn thương tâm lý ở nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin

1.2.2. Nghiên cứu trong nước

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20, khi chiến tranh Việt Nam còn chưa kết thúc, từ thực tiễn chiến trường miền Nam, các nhà y học Việt Nam là

Tôn Thất Tùng và Hoàng Đình Cầu đã quan tâm nghiên cứu tác hại của dioxin đối với sức khoẻ con người. Tại Hội nghị Orsay, các nhà khoa học Tôn Thất Tùng, Trịnh Kim Ảnh... đã báo cáo về tình trạng đột biến nhiễm sắc thể cả về số lượng và cấu trúc ở những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin của Mỹ. Nhận thức được tác hại của chất độc da cam/dioxin đến sức khoẻ con người, ngay từ sau giải phóng miền Nam Việt Nam các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác hại của chất độc da cam/dioxin đối với sức khoẻ con người. Năm 1983, tại hội thảo quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam, Bạch Quốc Tuyên đã trình bày báo cáo về hậu quả di truyền của chất diệt cỏ làm trụi lá cây đối với con người. Tiếp theo đó, Uỷ ban 10/80 dưới sự chỉ đạo của GSHoàng Đình Cầu đã tập hợp các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành y tế, cả quân và dân y giải quyết những vấn đề nghiên cứu cấp bách nhằm đưa ra những giải pháp hạn chế tác hại của chất độc da cam/dioxin đối với các nạn nhân bị phơi nhiễm. Trong những năm qua, các nhà khoa học Việt Nam như Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Hưng Phúc, Lê Cao Đài, Bùi Đại, Nguyễn Cận, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Vũ Triệu An, Phan Thị Phi Phi, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Văn Nguyên, Lê Bách Quang và nhiều nhà khoa học khác đã đầu tư nhiều công sức cho các công trình nghiên cứu và công bố nhiều báo cáo khoa học trong và ngoài nước về tác hại của chất độc da cam/dioxin với con người và môi trường Việt Nam.

Nghiên cứu của Tai PT, Nishijo M và cộng sự cho thấy, mức TCDD và TEQ trung bình trong sữa mẹ và mức DDI trung bình của trẻ sơ sinh có mẹ sống trong khu vực phơi nhiễm dioxin cao gấp 4 lần so với các mức của các bà mẹ sống trong khu vực không phơi nhiễm, tất cả các hợp chất dioxin đều có mối quan hệ tiêu cực với các khía cạnh của sự phát triển hệ thần kinh, đặc biệt là khả năng giao tiếp của trẻ [47].

Các nghiên cứu của các tác giả trong nước chủ yếu tập trung vào một số hướng như sau: Đánh giá ảnh hưởng của dioxin đến sức khỏe của những người phơi nhiễm; cơ cấu bệnh tật của những người sống trong vùng nóng phơi nhiễm với dioxin; đánh giá ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của dioxin ở những người phơi nhiễm; tỷ lệ tai biến thai sản và di tật bẩm sinh ở người phơi nhiễm; đánh giá ảnh hưởng của dioxin đến nhiễm sắc thể và đột biến gen ở những người phơi nhiễm với dioxin; ảnh hưởng của dioxin đến hệ miễn dịch ở những người phơi nhiễm; một số tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu đến ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đến tâm lý ở những người phơi nhiễm với dioxin.

Ngoài các hướng nghiên cứu trên, một số nghiên cứu của các tác giả trong nước đã bước đầu nghiên cứu đánh giá tổn thương tâm lý ở nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, nạn nhân chất độc da cam/dioxin thường có 9 loại tâm bệnh phổ biến: Rối loạn cơ thể, lo âu, ám ảnh, trầm cảm, hoang tưởng, thù địch, sợ hăi, loạn tâm, nhạy cảm liên nhân cách. Tổn thương tâm lý chung của nạn nhân chất độc da cam/dioxin thường ở mức trung bình nhưng các triệu chứng tâm bệnh tồn tại dai dẳng và biểu hiện mạnh.

Tác giả Nguyễn Văn Khanh và cộng sự (2013) tiến hành ―Khảo sát đặc điểm tâm lý của dân cư vùng bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương‖ cho thấy ở nhóm phơi nhiễm dioxin, khả năng di chuyển khối lượng chú ý giảm, còn tỷ lệ bị trầm cảm, lo âu chiếm khá cao hơn so với nhóm người không phơi nhiễm [29].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lượt trên 246 nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho thấy 100% đối tượng nghiên cứu đều có những tổn thương tâm lý ở những mức độ khác nhau. Các tổn thương tâm lý mà nạn nhân chất độc da cam/dioxin gặp phải rất đa dạng:

Từ rối loạn cơ thể; ám ảnh- cưỡng bức đến lo âu; trầm cảm; loạn tâm; chống đối- thù địch... trong đó nặng nhất là ―rối loạn dạng cơ thể‖ và ―ám ảnh – cưỡng bức‖. Các tổn tương tâm lý này cũng ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của nạn nhân, hầu hết các nạn nhân đều cho rằng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng như không được giao tiếp rộng răi, không được học hành do ảnh hưởng của bệnh tật, không có nghề nghiệp để kiếm sống [34].

Nghiên cứu của Trương Thị Khánh Hà trên 430 nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại tỉnh Thái Bình cho thấy [22]:

- 93.8 % nạn nhân biểu hiện các bệnh cơ thể từ mức độ khó chịu đến rất khó chịu (đau đầu, mệt mỏi, cảm giác đau ở tim, vùng ngực, lưng, dạ dày, cơ, khó thở, cảm giác tê liệt, chân tay uể oải).

- 62.3% nạn nhân biểu hiện chứng lo âu từ mức độ khó chịu đến rất khó chịu (lo sợ ở nơi trống vắng, đi ra khỏi nhà một mình, sợ đi các phương tiện giao thông, lúng túng khi ở chỗ đông người, căng thẳng khi ở nhà một mình, sợ ngất xỉu trước mặt mọi người).

- 55% nạn nhân biểu hiện chứng ám ảnh từ mức độ khó chịu đến rất khó chịu (có những ý nghĩ tiêu cực, trí nhớ có vấn đề, dễ quên, khó tập trung tư tưởng, không cẩn thận, luộm thuộm, cảm thấy bị cản trở, cần thiết làm chậm chạp để tránh sai sót, muốn kiểm tra nhiều lần việc đã làm, lặp lại nhiều lần hành động đụng chạm, khó đưa ra quyết định, đầu óc trống rỗng).

Các tổn thương tâm lý còn lại đều có biểu hiện ở nạn nhân nhưng ở mức độ trung bình như:

- 45,2% nạn nhân bị măc chứng trầm cảm từ mức độ khó chịu đến rất khó chịu (cảm giác đột ngột mất hết sức lực, có ý nghĩ tự tử, dễ khóc, cảm thấy ngột ngạt bức bối, mệt mỏi cơ thể, không có tương lai, tâm trạng cô đơn, nặng nề, buồn chán lo lắng thái quá mọi việc, không có hứng thú với mọi thứ).

- 51% nạn nhân bị mắc chứng sợ hăi (sợ hăi, lo sợ không có nguyên nhân, cảm giác run rẩy, tim đập nhanh, mạnh, cơn hoảng loạn, lo lắng không thể ngồi yên,linh cảm xấu, cảm thấy xa lạ với người khác).

- 34,5% nạn nhân bị mắc chứng thù địch với người khác từ mức độ khó chịu nhiều đến rất khó chịu (dễ bực bội cáu gắt, cơn giận bột phát không kiểm soát được, bị thôi thúc đánh đập làm hại người khác, thôi thúc phá hỏng, đập vỡ đồ vật, hay tham gia tranh căi, la hét quăng ném đồ vật).

- 34,4% nạn nhân bị mắc chứng nhạy cảm liên nhân cách (cảm giác không hài lòng với người xung quanh, nhút nhát, không tự nhiên, bối rối khi giao tiếp với người khác, khi ăn uống ở quán ăn, nhà hàng, cảm thấy người khác không hiểu, không cảm thông, không thân thiện với mình, cảm thấy kém cỏi).

- 21,8% nạn nhân bị mắc chứng loạn tâm (cảm giác có người thì thầm, đọc, điều khiển ý nghĩ của bản thân, có ý nghĩ xa lạ, phải trả giá cho tội lỗi của mình, cảm thấy cô đơn, bực bội về ý nghĩ tình dục, tinh thần bất ổn).

- 21,9% nạn nhân bị mắc chứng hoang tưởng từ mức độ khó chịu nhiều đến rất khó chịu (cảm thấy người khác có lỗi trong mọi rắc rối của mình, mọi người xung quanh đều không đáng tin cậy, mọi người theo dõi mình, mọi người không đánh giá hết công sức của mình, lòng tin của mình bị người khác lạm dụng...).

- Có 74,3% nạn nhân có con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam/dioxin mắc gần như tất cả các chứng rối nhiễu tâm lý ở các mức độ nặng khác nhau [22].

* Tổn thương tâm lý ở người nhà nạn nhân:

Hầu hết nạn nhân có con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, các em bị mắc gần như tất cả các chứng rối nhiễu tâm lý nặng ở các mức độ khác nhau.

Đối với vợ/chồng nạn nhân: Gánh nặng chăm sóc đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của họ. Tình trạng căng thẳng cảm xúc của họ thường xuyên xảy ra ở mức độ vừa và cao. Các biểu hiện bất thường chủ yếu là cảm giác nặng đầu, căng mắt, đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi. Phần lớn vợ/chồng nạn nhân mắc các chứng về khả năng chú ý, trí nhớ ngắn hạn loại trung bình và loại kém. Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thường đòi hỏi sự chăm sóc về mặt thể lực và thời gian chăm sóc kéo dài. Trong gia đình, người nhà nạn nhân là người chịu nhiều căng thẳng tâm lý và có nhiều nguy cơ bị tổn thương tâm lý cao nhất.

Trong một số trường hợp, ngay cả khi có sự tham gia của người quản lý chăm sóc thì việc phục vụ nạn nhân hàng ngày chủ yếu do người nhà nạn nhân. Họ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại vì họ vừa phải chăm sóc nạn nhân vừa phải cân bằng các yêu cầu khác như nuôi nấng, chăm sóc con cái và các mối quan hệ khác. Họđối mặt thường xuyên vớitổn thương tâm lý, trầm cảm, gánh nặng chăm sóc và các vấn đề sức khỏe khác. Người nhà nạn nhân thường không được giao tiếp nhiều và phải hy sinh các đam mê và sở thích, giải trí, giảm bớt thời gian dành cho bạn bè và gia đình, không có cơ hội được làm việc, hoặc mất việc làm. Họ phải hy sinh nhiều hơn các mối tương tác xã hội và thường có các dấu hiệu tâm lý tiêu cực .

Nhìn chung các nghiên cứu về tổn thương tâm lý ở nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam còn ít và quy mô nghiên cứu nhỏ. Các tác giả đều khẳng định có tổn thương tâm lý do hậu quả của chất độc da cam/dioxin ở nạn nhân và người nhà của họ.

Nạn nhân chất độc da cam/dioxin là những người suốt đời phải chịu những đau đớn về thể xác do những bệnh tật trên cơ thể gây ra. Những đau

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)