Hiệu quả thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng‖

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 120 - 128)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp

3.2.2. Hiệu quả thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng‖

Chương trình can thiệp được thực hiện trên 250 cặp nạn nhân-người nhà nạn nhân với sự phối hợp của các biện pháp phục hồi chức năng tâm lý ngoài cộng đồng trong vòng 24 tuần.

3.2.2.1. Hiệu quả can thiệp đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin - Mức độ tham gia luyện tập của nạn nhân can thiệp

Hình 3.5.Mức độ tham gia luyện tập của nạn nhân nhóm can thiệp (n=250)

69

31

63.6

36.4

69.6

30.4

65.6

34.4

0 10 20 30 40 50 60 70

Nhóm nhẹ (MMSE ≥20)

Nhóm trung bình (MMSE:

10-19)

Nhóm nặng (MMSE < 10)

Chung

Tập đều

Tập không đều

Có 65,6% nạn nhân nhóm can thiệp tham gia luyện tập tương đối đều (tham gia ≥80% số buổi tập), còn lại 34,4% nạn nhân tham gia tập không đều (tham gia dưới 80% số buổi tập). Lý do nạn nhân đến tập không đều:Đây là những nạn nhân có sức khỏe yếu kết hợp người nhà phải đi làm xa không hỗ trợ nạn nhân tập đều được. Trong quá trình luyện tập, không xảy ra bất kỳ biến cố không mong muốn nào cho nạn nhân.

- Sự khác biệt về các đặc điểm lâm sàng của nhóm can thiệp sau thời gian can thiệp

Bảng 3.18: Khác biệt về các đặc điểm lâm sàng trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp (n=250)

Đặc điểm Trước canthiệp Sau can thiệp

p

Chỉ số hiệu quả/ X (%)

SD SD

MMSE 14,82 4,72 19,59 3,92 <0,01 4,77 (32,2) Mức độ trầm trọng 11,72 3,86 8,95 2,91 <0,01 -2,77(-23,6) Mức độ ảnh hưởng 14,40 5,47 10,24 3,94 <0,01 -4,16(-28,9)

CLCS theo nạn 22,15 2,54 25,24 2,77 <0,01 3,09 (14,0)

nhân đánh giá

CLCStheongười nhàđánh giá

22,04 2,77 24,59 2,55 <0,01 2,55 (11,6) Chất lượng cuộc sống của nạn nhân cải thiện dù theo người nhà nạn nhân hay theo nạn nhân đánh giá.Các thay đổicó ý nghĩa thống kê với p<0,01.

- Khác biệt về chất lượng cuộc sống của nạn nhân trước và sau can thiệp theo mức độ tập

Bảng 3.19: Khác biệt về chất lượng cuộc sống của nạn nhân trước và sau can thiệp theo mức độ tập (n=250)

Các đặc điểm

Trước can thiệp Sau can thiệp

p

SD SD

Theo nạn nhân đánh giá

CLCS nạn nhân tập đều 22,39 2,43 25,45 2,77 <0,01 CLCS nạn nhân tập không đều 21,70 2,70 24,84 2,73 <0,01 Theo người nhà nạn nhân đánh giá

CLCS của nạn nhân tập đều 22,30 2,68 24,84 2,46 <0,01 CLCS nạn nhân tập không đều 21,53 2,89 24,12 2,68 <0,01

Chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo đánh giá của nạn nhân và người nhà nạn nhân ở cả nhóm tập đều và nhóm tập không đều sau can thiệp đều có sự cải thiện so với trước khi can thiệp (p <0,01) và mức độ cải thiện cũng tương tự nhau ở hai nhóm.

- So sánh kết quả can thiệp đối với chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân theo giai đoạn và mức độ luyện tập

Kết quả của nhóm can thiệp được tính dựa trên sự thay đổi tuyệt đối của điểm số chất lượng cuộc sống của nạn nhân sau can thiệp so với điểm số chất lượng cuộc sống của nạn nhân trước can thiệp.

Bảng 3.20: So sánh kết quả cải thiện chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân giai đoạn bệnh và mức độ luyện tập (n=250)

Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân

Nhóm tập đều

Nhóm tập

không đều p

SD SD

Nạn nhân giai đoạn nhẹ (n=42)

Theo nạn nhân đánh giá 24,48 2,89 24,5 2,90 >0,05 Người nhà nạn nhân đánh giá 24,79 2,26 24,2 2,17 >0,05 Nạn nhân giai đoạn trung bình (n=162)

Theo nạn nhân đánh giá 25,57 2,75 24,7 2,85 >0,05 Người nhà nạn nhân đánh giá 24,86 2,55 23,80 2,76 <0,05 Nạn nhân giai đoạn nặng (n=46)

Theo nạn nhân đánh giá 25,91 2,61 25,71 1,94 >0,05 Người nhà nạn nhân đánh giá 24,81 2,40 25,57 2,34 >0,05

Nhận xét: Sự cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân giai đoạn nhẹ và nặng theo đánh giá của nạn nhân và người nhà nạn nhân không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tham gia luyện tập đều và không đều (p>0,05). Nhưng ở nhóm nạn nhân giai đoạn trung bình, chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo đánh giá của người nhà nạn nhân nhóm tham gia tập đều được cải thiện nhiều hơn so với nhóm tập không đều (p<0,05).

- Mức độ hài lòng của các nhóm nạn nhân theo mức độ tập

Hình 3.6. Mức độ hài lòng của nạn nhân đối với luyện tập (n=250)

Hầu hết nạn nhân can thiệp đều có cảm nhận hài lòng với việc luyện tập, nhưng nhóm nạn nhân tham gia tập đều có sự hài lòng cao hơn. Tuy nhiên kết quả chỉ đạt được ở mức độ trung bình (so với điểm hài lòng tối đa trung bình là 4 điểm).

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến dự báo sự thay đổi điểm CLCS của nạn nhân theo người nhà nạn nhân đánh giá sau can thiệp

Bảng 3.21: Hồi quy tuyến tính đa biến dự báo sự thay đổi điểm CLCS của nạn nhân theo người nhà nạn nhân đánh giá sau can thiệp (n=250)

Thay đổi QoL Hệ số hồi quy p

Giới tính -0,184 >0,05

Tình trạng luyện tập 0,204 >0,05

MMSE trước can thiệp -0,009 >0,05

Mức độ trầm trọng hành vi, tâm thần NPI 0,006 >0,05 Điểm CLCS ban đầu của nạn nhân 0,680 <0,01

Hệ số 9,691 <0,01

p < 0,01 R2 = 0,552 R2 hiệu chỉnh = 0,541 Kết quả trên cho thấy các yếu tố giới tính, điểm MMSE trước can thiệp có mối liên quan nghịch, còn yếu tố tình trạng luyện tập và mức độ trầm trọng hành vi, tâm thần(NPI) của nạn nhân, điểm chất lượng cuộc sống ban đầu của nạn nhân có mối liên quan thuận với điểm chất lượng cuộc sống của nạn nhân

do người nhà nạn nhân đánh giá. Tuy nhiên chỉ có điểm chất lượng cuộc sống ban đầu của nạn nhân với điểm chất lượng cuộc sống của nạn nhân do người nhà nạn nhân đánh giá là có mối tương quan có ý nghĩa thông kê với p < 0,01.

Mô hình trên giải thích được 55,2% và sau khi hiệu chỉnh là 54,1% sự cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin theo người nhà nạn nhân đánh giá sau can thiệp (p<0,01).

3.2.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với người nhà nạn nhân

Bảng 3.22: Kết quả can thiệp của người nhà nạn nhân nhóm can thiệp (n=250)

Đặc điểm

Trước can

thiệp Sau can thiệp

p

Chỉ số hiệu quả

SD SD (%)

Gánh nặng chăm

sóc (ZBI) 62,87 11,59 58,67 10,81 <0,01

-4,20 (-6,7) Điểm sức khỏe

thể chất

42,88 26,14 58,03 20,96 <0,01 15,15 (35,3) Điểm sức khỏe

tâm thần 45,52 17,55 60,05 10,73 <0,01 14,53 (31,9)

Sau can thiệp, gánh nặng của người nhà nạn nhân nhóm can thiệp giảm xuống còn 58,67±10,81 điểm. Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất tăng lên 58,03±20,96; sức khỏe tâm thần tăng lên 60,05±10,73. Sự cải thiện rơ rệt và có ý nghĩa thống kê so với tình trạng trước can thiệp (p=0,01).

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)