Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 86 - 96)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin

3.1.1. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Bảng 3.1. Thông tin chung của nạn nhân (N = 750)

Đặc điểm của nạn nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi

<60 265 35,3

60- 69 346 46,1

70 - 89 107 14,3

≥ 80 32 4,3

Giới tính

Nữ 124 16,5

Nam 626 83,5

Tình trạng hôn nhân

Đang có vợ/chồng 537 71,6

Độc thân/góa/ly hôn/ly thân 213 28,4

Trình độ học vấn

Mù chữ 70 9,3

Tiểu học 96 12,8

Trung học cơ sở 376 50,1

Trung học phổ thông 178 23,7

Trung cấp/cao đẳng 30 4,0

Đại học/sau đại học 0 0

Nghề nghiệp

Nông dân 162 21,6

Công nhân 268 35,7

Nội trợ 206 27,5

Khác 114 15,2

Tuổi trung bình (năm) ( ±SD) 56,7 ± 17,5

Nghiên cứu được tiến hành trên 750 nạn nhân chất độc da cam/dioxin có độ tuổi trung bình là 56,7±17,5; chủ yếu từ 60 tuổi trở lên (chiếm 64,7%).

Nạn nhân nữ chiếm 16,5%. Hầu hết nạn nhân có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống (96%). Nghề nghiệp trướcđây của nạn nhân chủ yếu là công nhân và nông dân (57,3%).

3.1.1.2. Một số đặc điểm sức khỏe tâm thần của nạn nhân

* Tình trạng suy giảm nhận thức

- Điểm số về tình trạng nhận thức chung (MMSE)

Điểm số về tình trạng nhận thức chung (MMSE) trung bình của 750 nạn nhân trong mẫu nghiên cứu là 15,16±4,46.

- Phân nhóm nạn nhân theo mức độ suy giảm nhận thức (MMSE)

65,1%

15,2% 19,7%

Mức độ nhẹ Trung bình Nặng

Hình 3.1. Phân nhóm nạn nhân theo mức độ suy giảm nhận thức (N =750)

Trong 750 nạn nhân được nghiên cứu, có 80,3% nạn nhân bị suy giảm nhận thức mức độ trung bình và nặng.

* Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý

Hình 3.2. Kết quả các trắc nghiệm tâm lý của nạn nhân chất độc da cam/dioxin (N=750)

Trên 50% nạn nhân chất độc da cam/dioxin không đạt giới hạn bình thường ở tất cả các phần trắc nghiệm thần kinh tâm lý, trong đó nhiều trắc nghiệm tỷ lệ nạn nhân không đạt giới hạn bình thường lên tới trên 80%.

* Triệu chứng về hành vi tâm thần của nạn nhân theo thang đánh giá tình trạng tâm thần kinh

60.40%

77.10%

78.00%

78.50%

56.30%

55.60%

53.90%

59.10%

56.10%

57.70%

80.30%

61.10%

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%

Hoang tưởng Ảo giác Kích động Trầm cảm Lo âu Hưng phấn Vô cảm Mất ức chế Cảm xúc không ổn định Rối loạn vận động Hành vi ban đêm Vấn đề ăn uống

Có triệu chứng

Hình 3.3. Tỷ lệ nạn nhân có triệu chứng hành vi, tâm thần (N=750) Hầu hết nạn nhân có ít nhất một triệu chứng về hành vi, tâm thần theo trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần kinh. Trong đó, có 433 nạn nhân (57,7%) có rối loạn hành vi vận động; 421 nạn nhân (56,1%) có rối loạn cảm xúc; 453 nạn nhân (60,4%) có dấu hiệu hoang tưởng; 589 nạn nhân (78,5%) có dấu hiệu trầm cảm; 585 nạn nhân (78,0%) có kích động hoặc hung hăn;

602 nạn nhân (80,3%) có rối loạn hành vi ban đêm.

3.1.1.3. Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin, phân tích một số yếu tố liên quan

* Sự khác nhau giữa hai nhóm nạn nhân có khả năng và không có khả năng tự đánh giá chất lượng cuộc sống

Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống gồm 2 bản: 1 bản dành cho nạn nhân tự đánh giá chất lượng cuộc sống, 1 bản dùng cho người nhà nạn nhân đánh giá chất lượng cuộc sống của nạn nhân. Trong số 750 nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong nghiên cứu, 630 nạn nhân (84,0%) tự đánh giá được chất lượng cuộc sống, 120 nạn nhân không trả lời được bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống.

Bảng 3.2: Một số đặc điểm của nạn nhân tự đánh giá và nạn nhân không đánh giá đƣợc chất lƣợng cuộc sống (N = 750)

Đặc điểm

Nạn nhân tự đánh giá được

(n=630)

Nạn nhân không trả lời được

(n=120)

p Giới tính

Nam 84,7 15,3

>0,05

Nữ 83,9 16,1

Học vấn

Mù chữ 77,1 22,9

>0,05

Tiểu học 90,6 9,4

Trung học cơ sở 84,8 15,2

Trung học phổ thông 82,0 18,0

Trung cấp/cao đẳng 80,0 20,0

Đại học/sau đại học 0 0

Tình trạng hôn nhân

Có vợ/chồng 83,8 16,2

>0,05

Độc thân/góa/li dị/li thân 84,5 15,5

Tuổi 56,46±17,89 58,18±15,72 >0,05

Tình trạng nhận thức 15,30±4,43 14,47±4,56 >0,05 Mức độ trầm trọng của các triệu

chứng hành vi, tâm thần 11,72±3,97 12,35±3,89 >0,05 Mức độ ảnh hưởng của cá triệu

chứng hành vi, tâm thần 14,22±5,43 15,23±5,30 >0,05

Tỷ lệ nạn nhân nam tự đánh giá chất lượng cuộc sống là 84,7% cao hơn tỷ lệ nạn nhân nữ (83,9%). Nạn nhân không thể hoàn thành bộ câu hỏi có tuổi trung bình cao hơn so với nạn nhân hoàn thành (58,18 ± 15,72 so với 56,46 ± 17,89). Tình trạng nhận thức của nhóm nạn nhân không trả lời được cũng suy giảm nhiều hơn; mức độ trầm trọng và ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần cũng nặng hơn so với nhóm trả lời được.

* Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Điểm chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Bảng 3.3. Điểm chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Người đánh giá

Điểm chất lượng cuộc sống Chỉ số Cronbach

alpha SD

Nạn nhân tự đánh giá 21,97 2,62

0,974 Người nhà nạn nhân đánh giá 21,88 2,77

Hệ số tương quan giữa hai đánh giá Rho = 0,944 (p<0,01) Chất lượng cuộc sống của nạn nhân

theo người nhà đánh giá 21,13 ± 3,13

Điểm số chất lượng cuộc sống trung bình của nạn nhân do nạn nhântự đánh giá là 21,97(±2,62) cao hơn so với người nhà nạn nhân đánh giá là 21,88(±2,77), chỉ đạt 42,25% và 42,08% so với mức điểm chất lượng cuộc sống tốt nhất. Điểm chất lượng cuộc sống của nạn nhân không trả lời được (21,13 ± 3,13), chỉ đạt 40,63% so với mức điểm chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Độ tin cậy và giá trị của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống được xác định dựa trên kết quả phỏng vấn 630 nạn nhân trả lời được và 630 người nhà nạn nhân của họ. Điểm số chất lượng cuộc sống do nạn nhân và người

nhà nạn nhân đánh giá có tương quan đồng biến chặt chẽ (hệ số tương quan rho = 0,944; p<0,01; Spearman test). Đánh giá của nạn nhân và đánh giá của người nhà nạn nhân về chất lượng cuộc sống của nạn nhân có độ tin cậy nội tại cao (Cronbach alpha = 0,974).

* Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin theo một số đặc điểm cá nhân

Bảng 3.4: Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân theo một số đặc điểm

Các yếu tố

CLCS theo nạn nhân tự đánh giá (n = 630)

CLCS người nhà nạn nhânđánh giá(n=120)

± SD p ± SD p

Chất lƣợng cuộc sống theo nhóm tuổi

<60 21,74±2,63

0,213

21,89±3,03

>0,05

60 - 69 22,00±2,69 20,91±2,95

70 - 79 22,43±2,35 20,24±3,40

≥80 22,23±2,56 26,00

CLCS theo giới tính

Nạn nhân nữ 21,82±2,89

0,510

21,68±2,52

>0,05

Nạn nhân nam 22,00±2,57 21,02±3,23

Tình trạng suy giảm nhận thức dựa trên điểm số MMSE MMSE ≤ 9 điểm 22,31±2,36

0,187

21,35±3,14

>0,05 MMSE từ 10 - 19 điểm 22,00±2,65 21,10±3,31

MMSE từ 20 - 25 điểm 21,65±2,68 20,95±2,54

Không có sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của nạn nhân giữa các nhóm tuổi (p>0,05), giữa nạn nhân nam và nữ (p>0,05). Chất lượng cuộc

sống theo nạn nhân đánh giá không có sự khác biệt theo mức độ suy giảm nhận thức (dựa vào điểm số MMSE).

* Chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin theo các triệu chứng hành vi, tâm thần

Bảng 3.5. Chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin theo các triệu chứng hành vi, tâm thần(NPI)

Triệu chứng

Điểm CLCS theo nạn nhân tự đánh giá

(n=630)

Điểm CLCS theo người nhà nạn nhân đánh giá

(n=120)

 ±SD p  ±SD p Triệu chứng loạn thần

Hoang tưởng

Có 21,85±2,64 0,318 21,20±3,06 >0,05

Không 22,06±2,61 21,00±3.35

Ảo giác

Có 22,12±2,58 0,014 21,14±3,26 >0,05

Không 21,51±2,72 21,05±2,52

Triệu chứng rối loạn cảm xúc Trầm cảm hoặc loạn sắc

Có 22,03±2,60 0,333 21,18±3,23 >0,05

Không 21,78±2,70 20,92±2,75

Lo âu

Có 21,98±2,57 0,958 21,32±3,31 >0,05

Không 21,97±2,70 20,91±2,93

Vô cảm hoặc bàng quan

Có 21,96±2,63 0,909 20,65±3,16 >0,05

Không 21,99±2,61 21,64±3,04

Triệu chứng

Điểm CLCS theo nạn nhân tự đánh giá

(n=630)

Điểm CLCS theo người nhà nạn nhân đánh giá

(n=120)

 ±SD p  ±SD p Triệu chứng rối loạn hành vi

Kích động hoặc hung hăn

Có 22,03±2,61 0,271 21,25±3,25 >0,05

Không 21,76±2,68 20,62±2,55

Mất ức chế

Có 21,94±2,66 0,685 21,05±3,31 >0,05

Không 22,02±2,58 21,28±3,15

Cáu kỉnh hoặc cảm xúc không ổn định

Có 21,88±2,68 0,336 21,39±3,10 >0,05

Không 22,09±2,56 20,76±3,16

Rối loạn hành vi vận động

Có 21,68±2,70

0,001 21,16±3,06 >0,05

Không 22,36±2,47 21,07±3,27

Rối loạn hành vi ban đêm

Có 22,05±2,60 0,125 21,16±3,25 >0,05

Không 21,65±2,68 20,95±2,54

Vấn đề ăn uống

Có 21,91±2,55 0,462 20,88±3,201 >0,05

Không 22,07±2,74 21,51±3,00

Chất lượng cuộc sống theo nạn nhân đánh giá ở những nạn nhân có rối loạn hành vi vận động thấp hơn so với những nạn nhân không có triệu chứng này (p<0,05). Những nạn nhân vô cảm, mất ức chế và hành vi bất thường ban

đêm có điểm chất lượng cuộc sống theo người nhà nạn nhân đánh giá thấp hơn so với những người không có triệu chứng này.Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

* Mô hình hồi quy tuyến tính về chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin

- Theo nạn nhân tự đánh giá

Bảng 3.6: Mô hình hồi quy tuyến tính về một số yếu tố liên quan tới chất lƣợng cuộc sống của nạn nhân theo nạn nhân đánh giá (n= 630)

Biến độc lập Hệ số p>t

Tuổi nạn nhân 0,008 0,212

MMSE -0,054 0,028

Mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần 0,069 0,276 Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần -0,085 0,063

Hệ số 22,723 0,001

p>0,05 R2 = 0,017

Các yếu tố về tuổi, mức độ trầm trọng và ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần không có liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo nạn nhân tự đánh giá (p>0,05), chỉ có tình trạng nhận thức ban đầu (điểm MMSE) của nạn nhân là có mối liên quan có ý nghĩa với chất lượng cuộc sống của nạn nhân (p<0,05) nhưng với hệ số rất thấp.

- Theo người nhà nạn nhân đánh giá

Bảng 3.7: Mô hình hồi quy tuyến tính về một số yếu tố liên quan tới CLCS của nạn nhân theo người nhà nạn nhân đánh giá (N = 750)

Biến độc lập Hệ số p

Tuổi nạn nhân 0,005 >0,05

Tình trạng nhận thức (MMSE) -0,048 <0,05

Mức độ trầm trọng các triệu chứng hành vi, tâm thần 0,097 >0,05 Mức độ ảnh hưởngcác triệu chứng hành vi, tâm thần -0,114 <0,05

Hệ số 22,714 <0,05

p<0,05 R2 = 0,016 Các yếu tố về tuổi, mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần không có liên quan có ý nghĩa thống kê với chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo người nhà nạn nhân đánh giá (p>0,05), chỉ có tình trạng nhận thức (điểm MMSE) của nạn nhân và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần là có mối liên quan có ý nghĩa với chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo đánh giá của người nhà nạn nhân (p<0,05) nhưng với hệ số rất thấp.

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)