4.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp
4.2.2. Hiệu quả thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng‖
4.2.2.1. Hiệu quả can thiệp đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Điều trị các rối loạn tâm thần tại các cơ sở điều trị nội trú chỉ là một giải pháp điều trị nhất thời của thời kỳ bệnh tiến triển cấp tính, nó chỉ chiếm một thời gian không đáng kể trong quá trình điều trị nạn nhân. Nạn nhân được điều trị và phục hồi chức năng tâm lý, xã hội chủ yếu là tại cộng đồng. Nếu tại cộng đồng chỉ điều trị bằng thuốc thì vẫn chưa đủ bởi vì mục tiêu của điều trị là giúp cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị, phối hợp nhiều tổ chức trong xã hội, phối hợp cùng với gia đình và đặc biệt là sự hợp tác của nạn nhân trong suốt quá trình điều trị, mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Giải phápchăm sóc, phục hồi chức năng tâm thần tại cộng đồng thực hiện các giải pháp phục hồi chức năng tâm thần, dựa trên các phương diện: Dự phòng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập gia đình và cộng đồng cho những nạn nhân tâm thần, động kinh, trầm cảm, rối loạn do stress,... Giải pháp huy động tối đa sự cộng tác của nạn nhân và gia đình nạn nhân. Đây là mô hình đã được triển khai thành công tại Bệnh viện Tâm thầnBan ngày Mai Hương.
Dựa trên việc tham khảo, rút kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi đã phối hợp một số biện pháp can thiệp phục hồi chức năng tâm lý tại cộng đồng. Lựa chọn các bài tập tương đối đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền hoặc các kỹ thuật phức tạp nên có tính khả thi cao, có thể ứng dụng trong chương trình quản lý, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng. Việc sử dụng rộng răi các biện pháp này có thể là một thành tố quan trọng trong chương trình quản lý nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Các biện pháp có thể chia thành các nhóm giải pháp chính:
Hướng dẫn nạn nhân các bài tập thư giãn, tập dưỡng sinh, tập Yoga và các bài tập phục hồi chức năng vận động. Nạn nhân được nghiên cứu viên khám lâm sàng tổng quát, tư vấn lựa chọn và hướng dẫn thực hiện các bài tập phù hợp.
Các biện pháp can thiệp gồm:
- Luyện tập thư giãn, gồm ba bài tập cơ bản: Bài thứ nhất: "Tâm thần thư thái", bài thứ hai: "Giãn mềm cơ bắp" và bài thứ ba: "Sưởi ấm cơ thể"
- Tập thở: Tập thở 2 thì và 4 thì để điều trị các chứng hồi hộp
- Tập thiền: Trong phương pháp này sử dụng kết hợp 6 tư thế Yoga nhằm làm cho phương pháp thư giãn ít rơi vào trạng thái tĩnh hơn, đặc biệt luyện tư thế cho cơ thể dẻo dai hơn, giúp hoạt hoá các cơ, xương, khớp
- Tập dưỡng sinh: Hướng dẫn nạn nhân thực hiện các bài tập dưỡng sinh để nâng cao trí nhớ, tăng khả năng tập trung và tăng cường sự linh hoạt trong các thao tác hàng ngày.
- Luyện tập phục hồi chức năng vận động: Thực hiện các chương trình luyện tập thường xuyên có thể giúp cải thiện trương lực cơ, khả năng đi lại, khả năng thực hiện các thao tác hoạt động hàng ngày, làm giảm số lần ngă của nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Trong số các nạn nhân tham gia can thiệp, có 65,6% nạn nhân tham gia luyện tập tương đối đều (tham gia trên 80% số buổi tập), còn lại 34,4% nạn nhân tham gia tập không đều (tham gia dưới 80% số buổi tập). Lý do nạn nhân đến tập không đều: Đây là những nạn nhân có sức khỏe yếu kết hợp người nhà phải đi làm xa không hỗ trợ nạn nhân tập đều được. Đây cũng là điều cần lưu ý khi xây dựng chính sách hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Trong quá trình luyện tập, không xảy ra bất kỳ biến cố bất lợi nào cho nạn nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hiệu quả của các biện pháp phục hồi chức năng tâm lý đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin được xem xét trong việc thay đổi tình trạng nhận thức thông qua điểm MMSE, các triệu chứng hành vi, tâm thần NPI và chất lượng cuộc sống (SF-36) của nạn nhân chất độc da cam/dioxin theo nạn nhân đánh giá và người nhà nạn nhân đánh giá.
Có sự thay đổi đáng kể một số chỉ số về tình trạng lâm sàng của nạn nhân. Điểm số MMSE trung bình tăng lên 4,77 điểm; từ 14,82±4,719điểm trước can thiệp lên 19,59±3,923 sau can thiệp.Chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo đánh giá của nạn nhân và người nhà nạn nhân ở cả nhóm tập đều và nhóm tập không đều sau can thiệp đều có sự cải thiện so với trước khi can thiệp (p <0,01) và mức độ cải thiện cũng tương tự nhau ở hai nhóm. Các kết quả này thể hiện, đối với các nạn nhân, tình trạng bệnh và chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn trước. Hầu hết nạn nhân can thiệp đều có cảm nhận hài lòng với việc luyện tập, nhưng nhóm nạn nhân tham gia tập đều có sự hài lòng cao hơn.Tuy nhiên kết quả chỉ đạt được ở mức độ trung bình (so với điểm hài lòng tối đa trung bình là 4 điểm).
Như vậy việc thực hiện phối hợp các biện pháp phục hồi chức năng tâm lý đã mang lại hiệu quả can thiệp đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin:
Tình trạng nhận thức chung của nạn nhân tăng lên 32,2%,mức độ trầm trọng của các triệu chứng hành vi, tâm thần giảm đi 23,6%, mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần giảm đi 28,9%, chất lượng cuộc sống theo nạn nhân đánh giá tăng 14%; chất lượng cuộc sống của nạn nhân theo đánh giá của người nhà nạn nhân tăng 11,6%.
Kết quả cho thấy can thiệp đã thực sự cải thiện tình trạng bệnh của nạn nhân, làm tăng chất lượng cuộc sống của nạn nhân một cách có ý nghĩa.
Khi đưa vào mô hình hồi quy đa biến, kết quả mô hình cho thấy, yếu tố can thiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Các yếu tố nhưđiểm chất lượng cuộc sống ban đầu cũng là một yếu tố có thể sử dụng để dự báo sự cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân. Giải pháp trên sau khi hiệu chỉnh giải thích được 54,1% sự cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam/dioxin theo người nhà nạn nhân đánh giá sau can thiệp (p<0,01).
Theo Orrell và cộng sự cũng cho thấy có sự cải thiện có ý nghĩa tình trạng nhận thức MMSE của bệnh nhân sa sút trí tuệ sau khi thực hiện các liệu pháp can thiệp tâm thần và duy trì liệu pháp này trong 16 tuần sau đó so vơi các nhóm chỉ áp dụng biện pháp này nhưng không duy trì hoặc không luyện tập (p<0,05). Điều này gợi ý việc kéo dài luyện tập cho nạn nhân sẽ thu được lợi ích lớn hơn [100].
Những khó khăn gặp phải khi thực hiện các giải pháp can thiệp tại cộng đồng: Một số nạn nhân chất độc da cam/dioxin bị suy giảm nhận thức nên thực hiện các bài tập rất chậm, hay quên. Nạn nhân phải phụ thuộc vào người nhà trong việc hỗ trợ tập. Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc luyện tập cho nạn nhân. Đây cũng là lần đầu tiên thực hiện các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng tâm lý cho nạn nhân tại cộng đồng nên chưa có các tài liệu hướng dẫn. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu đã tham khảo tài liệu, học tập các mô hình của các nước và sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam. Người nhà nạn nhân và nạn nhân thường xuyên được nghiên cứu viên động viên. Nạn nhân được luyện tập miễn phí. Như vậy, các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng tâm lý tại cộng đồng được sử dụng đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin trong nghiên cứu là tương đối phù hợp và bước đầu đem lại những hiệu quả nhất định. Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có tài liệu hướng dẫn kèm theo nên sau khi hướng dẫn, các bài tập này có thể mở rộng hơn tại cộng đồng.
4.2.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Bên cạnh các biện pháp can thiệp phục hồi chức năng tâm lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, chúng tôi cũng tiến hành tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm: Tập huấn, đào tạo nhằm cung cấp cho người nhà nạn nhân những kiến thức về những dấu hiệu biểu hiện nạn nhân có rối loạn tâm
lý nặng cần đưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị; Tập huấn, đào tạo nhằm cung cấp kiến thức về cách chăm sóc nạn nhân, cách ứng phó với các triệu chứng hành vi, tâm thần của nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Hướng dẫn để người nhà nạn nhân cùng luyện tập với nạn nhân và theo dõi tiến triển của nạn nhân.Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cho người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Ngoài ra, người nhà nạn nhân cũng được hướng dẫn thực hiện các bài tập dưỡng sinh và luyện tập thư giãn để giảm bớt lo âu, căng thẳng và dự phòng stress.
Việc phối hợp những biện pháp trên đã mang lại kết quả không chỉ đối với nạn nhân mà cả với người nhà nạn nhân. Các biện pháp phục hồi chức năng tâm lý đã giúp cải thiện tình trạng nhận thức, chất lượng cuộc sống và làm giảm mức độ trầm trọng, ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần của nạn nhân, góp phần làm giảm gánh nặng của người nhà nạn nhân.
Mặt khác, người nhà nạn nhân khi được hỗ trợ đặc biệt về mặt tinh thần cũng sẽ cảm thấy vơi đi gánh nặng chăm sóc, từ đó chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe nhất là sức khỏe tâm thần được cải thiện rơ rệt.
Sau can thiệp, gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân giảm gần 4 điểm (còn 58,67±10,81 so với điểm 62,87±11,59 điểm trước can thiệp), chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe thể chất tăng lên 15 điểm (từ 42,88± 26,141 lên 58,03±20,96 điểm); đặc biệt là sức khỏe tâm thần tăng lên 14 điểm (từ 45,52± 17,55 lên 60,05±10,73 điểm). Sự cải thiện này là rơ rệt và có ý nghĩa thống kê so với tình trạng trước can thiệp (p<0,01). Như vậy, khi thực hiện phối hợp một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc, gánh nặng chăm sóc của người nhà nạn nhân giảm đi 4,2%; tình trạng sức khỏe thể chất của người nhà nạn nhân tăng được 15,15% và sức khỏe tâm thần tăng thêm 14,53%.
Những kết quả thu được từ nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các tác giả trên thế giới. Trong nghiên cứu của Mohamed, sự thay đổi sau 6
tháng can thiệp chỉ ra rằng giảm các triệu chứng hành vi tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có liên quan với giảm gánh nặng chămsóc và có thể giải thích được phần lớn sự thay đổi trong đánh giá gánh nặng chăm sóc. Các can thiệp bằng thuốc và tâm lý xã hội nhằm vào hai yếu tố rối loạn này không chỉ làm giảm bớt sự đau khổ của bệnh nhân mà còn cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người chăm sóc [96]. Stella và cộng sự tiến hànhchương trình luyện tập Aerobic cho bệnh nhân Alzheimer trong 6 tháng. Sau can thiệp, bệnh nhân giảm đáng kể các triệu chứng hành vi, tâm thần và góp phần làm giảm gánh nặng cho người chăm sóc [113].
Stella và cộng sự đã tiến hành chương trình can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc mỗi tuần một buổi trong 5 tuần, bao gồm thuyết trình và thảo luận nhóm về các triệu chứng, các giai đoạn bệnh, các yếu tố nguy cơ, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh, các cách cải thiện giao tiếp với bệnh nhân, nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh cho bệnh nhân, các cách đối phó, kiểm soát các triệu chứng hành vi tâm thần của bệnh nhân.
Kết quả cho thấy gánh nặng của người chăm sóc sau khi can thiệp giảm đi, từ 42 điểm xuống còn 35,44 điểm, trong khi đó ở nhóm không can thiệp, gánh nặng tăng từ 43,28 điểm lên 46,8 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [113].
Ostwald và cộng sự tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên đánh giá can thiệp giáo dục tâm lý đa ngành trong vòng 3 năm, hai giờ mỗi ngàycho nhóm người nhà bệnh nhân, nhằm làm giảm cảm nhận về tần suất và mức độ trầm trọng của các vấn đề hành vi của bệnh nhân sa sút trí tuệ và phản ứng của họ đối với những vấn đề này thông qua giáo dục sức khỏe, hỗ trợ gia đìnhvà đào tạo về kỹ năng cho 94 người chăm sóc và người thân trong gia đình. Đánh giá ANOVA được sử dụng, để kiểm tra sự khác biệt có ý nghĩa thống kêgiữa nhóm can thiệp và nhóm chứng định kỳ 5 tháng/lần. Can thiệp đã thành công trong việc làm giảm các phản ứng tiêu cực của người chăm sóc đối với các
hành vi gây phiền nhiễu của bệnh nhân và trong việc làm giảm gánh nặng của người chăm sóc theo thời gian [96].