Kết quả xây dựng ―Giải pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin‖

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 110 - 120)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp

3.2.1. Kết quả xây dựng ―Giải pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin‖

3.2.1.1. Các hoạt động vận hành và quản lý

* Hoạt động 1: Hội thảo về giải pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin

- Thời gian: Nhóm nghiên cứu đã phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Biên Hoà tổ chức thành công 1 hội thảo vào tháng 12/2014 về

giải pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Biên Hoà với sự tham gia của gần 100 đại biểu.

- Kết quả:Hội thảo với sự tham gia của 95 đại biểu là nạn nhân da cam, đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, đại diện ngành Y tế, lao động - thương binh và xã hội thành phố Biên Hoà. Hội thảo đã thu hút được hàng chục tham luận có chất lượng từ hội nạn nhân, các cơ sở cung cấp dịch vụ và từ các chuyên gia. Nội dung của tham luận này là tác động của dioxin lên sức khỏe con người, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Biên Hoà, các giải pháp chăm sóc sức khoẻ tâm thần và chính sách cho nạn nhân. Kết quả hội thảo cho thấy:

Hậu quả của chất độc da cam/dioxin còn nặng nề, việc xác định nạn nhân vẫn còn nhiều khó khăn, cơ sở dịch vụ và chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Kết quả hội thảo cũng cho thấy: cần chủ động lập kế hoạch để triển khai chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân dựa vào cộng đồng.

* Hoạt động 2: Xây dựng và tập huấn về tổ chức, quản lý

- Thời gian: Thực hiện 1 tháng/lần trong thời gian thực hiện các giải pháp can thiệp tại cộng đồng.

- Kết quả: Hàng tháng, Ban chủ nhiệm họp nhằm tổng kết các hoạt động đã được thực hiện, thông báo và thảo luận kế hoạch hoạt động trong tháng tiếp theo, đồng thời hướng dẫn tổ chức thực hiện từng hoạt động. Thành phần tham gia cuộc họp bao gồm Lănh đạo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Biên Hoà và lănh đạo trung tâm y tế, các cán bộ tham gia nghiên cứu, cộng tác viên. Các cuộc họp này giúp cho Ban quản lý nắm được các hoạt động để chỉ đạo thực hiện, các cán bộ tham gia nghiên cứu biết cách triển khai hoạt động.

3.2.1.2. Hướng dẫn và triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân và gia đình tại cộng đồng

* Hoạt động 3: Xây dựng tài liệu tập huấn và sách hướng dẫn về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân và gia đình tại cộng đồng

- Thời gian:

Khung tài liệu về chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng đã được xây dựng từ tháng 4/2014 và lấy ý kiến đóng góp cửa các chuyên gia hoàn thiện bản thảo đầu tiên vào tháng 8/2014, chỉnh sửa và hoàn thiện vào tháng 12/2014.

- Kết quả:

Nghiên cứu sinh cùng nhóm nghiên cứu đã xây dựng 5 loại tài liệu quản lý và chuyên môn kỹ thuật chăm sóc sức khỏe tâm thầncho nạn nhânđã được biên soạn và 01 đĩa phim kỹ thuật hướng dẫn luyện tập tại nhà, gồm: Tài liệu ―Hướng dẫn phục hồi chức năng tâm lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxintại nhà‖, tài liệu ―phục hồi chức năng vận động tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin‖, tài liệu ―hướng dẫn tập dưỡng sinh nâng cao sức khoẻ‖, tài liệu hướng dẫn chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân sa sút trí tuệ, tài liệu hướng dẫn điều trị tại nhà cho bệnh nhân sa sút trí tuệ và 1 đĩa hình hướng dẫn tập dưỡng sinh. Mỗi cuốn tài liệu được in thành 300 bản. Các tài liệu này được chuyển đến cho cộng tác viên, nạn nhân và người nhà nạn nhân để phục vụ các hoạt động tập huấn kỹ thuật cho cộng tác viên và cung cấp cho gia đình khi triển khai tập luyện tại nhà.

Để hỗ trợ cho hoạt động tập luyện tại nhà, nhóm nghiên cứu cũngđã xây dựng và hoàn thành tài liệu ―Sổ giám sát quá trình tự tập luyện tại nhà của nạn nhân chất độc da cam/dioxin‖ dùng để ghi chép, theo dõi sự tiến bộ trong tập luyện của nạn nhân, người nhà nạn nhân, đồng thời hướng dẫn cụ thể về

nhiệm vụ của cộng tác viên, cách ghi chép các biểu mẫu, báo cáo (Phụ lục 2).

Cụ thể: In 30 bộ tài liệu hướng dẫn cộng tác viên dùng để phát cho các cộng tác viên, 250 cuốn ―Sổ giám sát quá trình tự tập luyện tại nhà của nạn nhân chất độc da cam/dioxin‖ được in và phát cho các hộ gia đình có nạn nhân được hướng dẫn tập luyện tại nhà.

Nghiên cứu sinh đãcùng với nhóm nghiên cứu xây dựng khung tài liệu, tổ chức họp với các chuyên gia góp ý kiến cho khung tài liệu và phân bài viết cho các chuyên gia, tham gia viết tài liệu đọc góp ý cho các tác giả, điều phối thu bài viết, được nghiệm thu qua hội đồng khoa học và đào tạo, in tài liệu và chuyển cho Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Biên Hoà.

* Hoạt động 4: Chuyển giao kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khoẻ tâm thầncho cán bộ y tế chủ chốt, cộng tác viên và cộng đồng

- Thời gian:

Trong thời gian từ tháng 1/2015-3/2015, tại thành phố Biên Hòa, Ban chủ nhiệm đề tài cùng nghiên cứu sinhđã tổ chức hội thảo một ngày cho các cán bộ lănh đạo thành phố (UBND, Hội Nạn nhân, LĐTBXH, Y tế, Giáo dục…) và tiếp theo đó là tập huấn 14 ngày cho các cán bộ chủ chốt thành phố và xã/phường về kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ tâm thần nhằm giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Hội thảo kết thúc từ trung tuần tháng 1/2015 nhưng các lớp tập huấn phải đến cuối tháng 2/2015 mới kết thúc do thời gian tập huấn dài 14 ngày nên phải chia làm hai đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tuần để học viên vẫn có thời gian giải quyết cộng việc.

Tiếp theo khóa tập huấn cho các cán bộ chủ chốt, trong vòng 1 tháng (từ đầu tháng 3/2015 đến cuối tháng 3/2015), Hội Nạn nhân và Trung tâm Y tế Biên Hòa đã tổ chức xong hội thảo một ngày cho các cán bộ chủ chốt tuyến

xã/phường (thành phần giống như hội thảo) và các lớp tập huấn về chăm sóc sức khoẻ tâm thần 18 ngày cho các cộng tác viên cộng đồng.

Trong thời gian tháng 3/2015, Ban chủ nhiệm lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng sổ tay cộng tác viên, sổ theo dõi tập luyện tại nhà cho cán bộ chủ chốt và cộng tác viên cộng đồng trong vòng 2 ngày.

- Kết quả:

+ Hội thảo chất độc da cam/dioxin

02 hội thảo về chất độc da cam/dioxin và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxinđã thu hút được trên 80 cán bộ chủ chốt (Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Y tế, LĐTBXH, Hội Chữ thập đỏ…) của thành phố Biên Hoà. Báo cáo đánh giá ban đầu về tình hình nạn nhân và giới thiệu chương trình can thiệp được trình bày tại hội thảo đã thu hút được sự quan tâm lớn của lănh đạo cũng như cán bộ chủ chốt trong thành phố.

Nhận thức đúng của các cán bộ chủ chốt tuyến xã/phường về hậu quả của chất độc da cam/dioxin và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin sẽ giúp tăng cường hợp tác giữa các ban ngành và đề cao vai trò của UBND như là cơ quan điều phối hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin dựa vào cộng đồng cho nạn nhân, giúp họ hòa nhập cộng đồng.

+ Tập huấn cho cán bộ chủ chốt về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, theo dõi giám sát, đánh giá kết quả tập luyện

Tập huấn 14 ngày cho cán bộ y tếthành phố và cán bộ chuyên trách các xã/phường thực hiện chương trình can thiệpđã được thực hiện. Tập huấn được chia làm hai đợt với cấu thành thực hành chiếm 50% nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ tâm thần nạn nhân chất độc da cam/dioxin cho các cán bộ y tếxã/phường, thành phố để những người này trở thành cán bộ

giảng dạy trong các lớp tập huấn tại cộng đồng và tham gia vào công tác giám sát hoạt động chương trình. Tập huấn thu hút sự tham gia nhiệt tình của 9 cán bộ thành phố và 30cán bộ y tế chuyên trách xã/phường. Nội dung của tập huấn bao gồm: (i) Giới thiệu về chăm sóc sức khoẻ tâm thần; (ii) Phát hiện, xử trí và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho các bệnh và tật liên quan đến phơi nhiễm dioxin ; ( iii) Lập kế hoạch, theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả luyện tập.

+ Tập huấn chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin cho các cộng tác viên cộng đồng

Tiếp theo tập huấn tại thành phố do Ban quản lý chương trình tiến hành, tập huấn chuyên môn cho 280 cộng tác viên cộng đồng (trong đó có 250 là nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân) được chia làm 19 lớp học trong 18 ngày. Sau khóa tập huấn, các cộng tác viên đã được trang thiết bị kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại nhà và hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin với cấu thành thực hành chiếm tới 70%.

Ban quản lý chương trình can thiệp xây dựng nội dung hội thảo và tập huấn, lên kế hoạch và phối hợp với địa phương để thực hiện các hoạt động hội thảo và tập huấn tuyến thành phố. Với hội thảo và tập huấn tuyến xã/phường, Ban quản lý chương trình kết hợp và hướng dẫn địa phương thực hiện các hoạt động này. Bản thân nghiên cứu sinh trực tiếp xuống địa phương giám sát thực hiện các hoạt động.

+ Tập huấn về sử dụng sổ tay cộng tác viên, sổ theo dõi tập luyện

Ban quản lý chương trình chuẩn bị tài liệu, bài giảng, mời các giảng viên, tổ chức đoàn giảng viên, trợ giảng tham gia tập huấn. Hội nạn nhân, trung tâm y tế thành phố mời cán bộ tham gia nghiên cứu tại tuyến thành phố,

xã/phường và CTV tham gia tập huấn, tổ chức địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho lớp tập huấn. Khóa tập huấn tập trung vào hai nội dung chính là: Nhiệm vụ của cộng tác viên trong việc triển khai chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại nhà và hướng dẫn sử dụng sổ tay cộng tác viên, sổ tay theo dõi tại nhà và thực hành phỏng vấn thử và điền phiếu đánh giá theo dõi sự tiến bộ ở các đối tượng được mời tham gia lớp tập huấn. Giảng viên là các chuyên gia của Học viện Quân y. Số học viên được (tuyến thành phố, xã/phường và cộng tác viên) tham gia tập huấn ở cả là 319 người đạt 98,4% kế hoạch. Kết quả, các học viên học tập hăng hái, tham gia đóng vai trò trong tình huống thực tế khá sinh động. Tuy nhiên, đa số cộng tác viên là người lớn tuổi, trình độ còn hạn chế, thời gian tập huấn ngắn nên còn gặp lúng túng khi thực hành sử dụng các biểu mẫu. Cần hỗ trợ và hướng dẫn trong quá trình thực tế đi giám sát. Sau hoạt động tập huấn, tài liệu ―Hướng dẫn cộng tác viên phục hồi chức năng tâm lý tại cộng đồng‖ và ―Sổ giám sát trình tự luyện tập tại nhà của nạn nhân dioxin‖ đã được đưa vào sử dụng thực tế và đều được đánh giá là tài liệu hữu ích, giúp cộng tác viên chủ động có kế hoạch, hướng dẫn tập luyện và ghi nhận những tiến bộ từng bước của nạn nhân.

* Hoạt động 5: Triển khai tập luyện phục hồi chức năng tâm lý tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin

- Thời gian: Triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin bắt đầu được triển khai tại thành phố Biên Hoà từ tháng 4/2015-10/2015.

- Kết quả:

Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin gồm:

Sổ tay cộng tác viên tại cơ sở thôn/ ấp tham gia hướng dẫn, tập luyện tại hộ gia đình tại Biên Hoà là 250 hộ gia đình (gồm 250 nạn nhân, 250 người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin).

Hướng dẫn gia đình làm dụng cụ trợ giúp cho nạn nhân: 46 hộ gia đình.Nhắc nhở nạn nhân sử dụng thuốc theo chỉ định: 183 hộ gia đình.

Bên cạnh việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại nhà, các cộng tác viên còn tác động tạo điều kiện cho 49 trẻ khuyết tật được vui chơi (động viên gia đìnhcho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, khuyến khích các trẻ khác cùng chơi); liên hệ cơ sở dạy nghề nhận nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin vào học; liên hệ với các cơ sở tuyển dụng lao động nhận nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin vào làm việc; làm việc với các bên liên quan như Ủy ban, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ trong việc giúp nạn nhân và gia đình. Sau khi hoạt động được triển khai đến nay đã có 250 nạn nhân có tiến bộ trong tập luyện phục hồi chức năng tâm lý, hòa nhập xã hội, sức khỏe được cải thiện.

3.2.1.3. Xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên ngành sâu theo chủ đề cho cán bộ y tế

* Hoạt động 6: Xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên ngành sâu về phục hồi chức năng tâm lý theo chủ đề cho cán bộ chủ chốt tuyến thành phố, xã/phường

- Thời gian:

Trong 3 tháng 4,5,6 năm 2015, sau các lớp tập huấn chuyên ngành sâu do Ban chủ nhiệm, nghiên cứu sinh cùng Ban chủ nhiệm cũng tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành sâu về chuyên môn và quản lý, tổ chức phục hồi chức năng tâm lý cho các cán bộ chủ chốt tuyến thành phố tại thành phố Biên Hoà.

Giảng viên là các bác sĩ của Học viện Quân y và nghiên cứu sinh.

- Kết quả:

Có hơn 20 cán bộ chủ chốt tuyến thành phố đã tham gia các lớp tập huấn chuyên ngành sâu theo các chủ đề ―Dị tật bẩm sinh do chất độc da cam/

dioxin‖ và ―Các bệnh ung thư liên quan đếnchấtđộc da cam/dioxin‖ và ―Quản lý, tổ chức phục hồi chức năng tâm lý dựa vào cộng đồng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin ‖.

3.2.1.4. Thiết lập và thực hiện giám sát hỗ trợ về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin

* Hoạt động 7: Xây dựng nội dung, hoàn thiện và ban hành văn bản về cơ chế giám sát hỗ trợ chuyên môn từ thành phố xuống xã/phường.

- Thời gian: Đã thực hiện xong trong quý IV năm 2014.

- Kết quả:

Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trung tâm y tế thành phố đã soạn thảo văn bản về cơ chế hỗ trợ chuyên môn và có cuộc hội thảo với các cán bộ chủ chốt thành phố và xã/phường tại địa bàn can thiệp với khoảng 100 người tham gia (gồm các trạm trưởng trạm y tế, các cán bộ chủ chốt phòng y tế để công bó nội dung của văn bản). Văn bản đã đưa ra quy định về các đơn vị thành phố và xã/phường tham gia giám sát, trách nhiệm của từng bên tham gia, quy định ngày báo cáo hàng tháng. Việc xây dựng các quy định này đã tạo nên hệ thống giám sát từ trên xuống dưới, giúp cộng tác viên được nâng cao năng lực chuyên môn và kênh hỗ trợ trong công việc.

* Hoạt động 8: Thực hiện giám sát hỗ trợ chuyên môn và quản lý về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho cán bộ y tế

- Thời gian: bắt đầu hoạt động tháng 4/2015 tại thành phố Biên Hòa.

- Kết quả:

Giám sát việc thực hiện chương trình can thiệp tại các tuyến thành phố, xã/phường và được thực hiện định kỳ hàng tháng nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ cũng như hỗ trợ triển khai hoạt động. Thông thường, nghiên cứu sinh cùng với Ban chủ nhiệm sẽ phối hợp để tổ chức đoàn giám sát gồm các cán bộ phụ trách nghiên cứu, cán bộ có chuyên môn về kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ tâm thần… đoàn giám sát làm việc với cán bộ tuyến xã/phường về công tác triển khai chương trình, cách ghi chép sổ theo dõi tập luyện, biểu mẫu báo cáo của chương trình…

Từ tháng 1-3/2015, các cộng tác viên được tham gia lớp tập huấn cách ghi chép cuốn sổ theo dõi tập luyện phục hồi chức năng tâm lý tại nhà để áp dụng cuốn sổ này vào việc theo dõi tập luyện cho nạn nhân. Tuy nhiên thời gian tập huấn còn ngắn nên khi đi giám sát các cộng tác viên còn lúng túng trong việc ghi chép sổ này. Vì vậy, Ban quản lý tuyến thành phố cùng nghiên cứu sinh đã thường xuyên giám sát và tập huấn hướng dẫn cho cán bộ của mỗi xã/phường để nhóm này sẽ tập huấn lại cho cộng tác viên trong xã/phường. Đoàn giám sát cũng trực tiếp đi thăm một số hộ gia đình nạn nhân đang tập luyện, quan sát quá trình hướng dẫn tập luyện của các cộng tác viên để có những hỗ trợ về chuyên môn khi cần thiết.

* Hoạt động 9: Tổ chức các hoạt động điều phối đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin

- Thời gian:

Đây là hoạt động mang tính chất nửa hội thảo, nửa tập huấn, diễn ra thường kỳ hàng tháng. Hoạt động này được bắt đầu triển khai từ 4/2015.

- Kết quả:

Hoạt động này được thực hiện dựa trên quá trình các cán bộ của các xã/phường nắm bắt tình hình chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho nạn nhân tại

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)