Thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng‖

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 142 - 149)

4.2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp

4.2.1. Thực hiện ―Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng‖

4.2.1.1. Các điểm chú ý khi tổ chức thực hiện giải pháp

Những thuận lợi, khó khăn gặp phải và các biện pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện giải pháp gồm:

* Thuận lợi:

Giải pháp có ý nghĩa chính trị, tính nhân văn, nhân đạo cao nên được sự đón nhận và hợp tác cao từ các bên liên quan.

Có sự phối hợp chặt chẽ từ các bên liên quan như LĐ-TB&XH, HộiNạn nhân da cam, Giáo dục – Đào tạo với ngành Y tế.

- Giải pháp có mục tiêu, chỉ tiêu đầu ra, kế hoạch thực hiện rơ ràng, có phân công nhiệm vụ cụ thể, rơ ràng cho các ban, ngành, tập thể, cá nhân liên quan nên dễ dàng thống nhất giữa các bên liên quan.

- Đa sốcán bộ y tế các cấp và cộng tác viên tham gia giải pháp can thiệp đều rất nhiệt tình có tâm huyết và trách nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại nhà cho nạn nhân.

* Khó khăn

- Giao lưu trao đổi thông tin giữa các ban ngành và các bên liên quan còn chưa tốt nên đôi khi còn thiếu nhất quán trong tổ chức thực hiện ở các cấp - Mức độ hợp tác giữa các ban, ngành liên quan khác nhau giữa các cấp: Ở cấp thực hiện, việc phối hợp chặt chẽ và dễ dàng hơn. Càng lên cấp cao hơn, sự hợp tác càng ít chặt chẽ và khó khăn hơn.

- Một số nạn nhân chất độc da cam/dioxin bị nhiều dạng khuyết tật khác nhau hoặc bị khuyết tật nặng không kiên trì tập luyện, gia đình và bản thân không hợp tác với cộng tác viên trong quá trình tập luyện khiến cộng tác viên nản chí.

- Mức thù lao hỗ trợ cho cộng tác viên còn thấp (100.000đ/tháng) nên một số vì điều kiện kinh tế đã không thể gắn bó với công việc.

* Biện pháp khắc phục khó khăn

- Vấn đề chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin cần đưa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp. Các hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin cần lồng ghép vào các tiêu chí đánh giá hoạt động của các cơ quan, đơn vị tại địa phương.

- Đại diện các bên liên quan trong Ban quản lý hoặc điều hành chương trình cần thống nhất cơ chế trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề liên quan đến nạn nhân chất độc da cam/dioxin một cách cụ thể và nghiêm túc thực hiện cơ chế đã thống nhất đó. Mỗi bên liên quan cần cán bộ phụ trách theo dõi, giám sát và báo cáo thường xuyên các hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin cho cơ quan quản lý.

- Thành phần Ban điều hành hoạt động hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân các cấp tại mỗi phường, tùy thuộc tình hình thực tế, cần có đại diện của nạn nhân hoặc thành viên gia đình nạn nhân. Các thành viên này

phải là người tích cực, thực sự là đại diện cho tiếng nói của nạn nhân và gia đình nạn nhân tại cộng đồng. Trong nhiều trường hợp đây chính là thành phần thúc đẩy cho sự phối hợp và hợp tác giữa các bên liên quan trong việc cùng chung tay giúp đỡ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nạn nhân.

- Áp dụng có hiệu quả mô hình quản lý giám sát các hoạt động của giải pháp. Ban quản lý thành phố thường xuyên giám sát hỗ trợ tuyến xã/phường để kịp thời giải đáp những thắc mắc và động viên các cộng tác viên. Trong các đợt giám sát, các thành viên Ban quản lý luôn bố trí thời gian trao đổi với cộng tác viên, xuống tận hộ gia đình nạn nhân để động viên thăm hỏi, tư vấn sức khỏe, giải thích để cộng tác viên, gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin kiên trì tập luyện phục hồi chức năng tâm lý, chức năng vận động tại nhà cho nạn nhân.

- Phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan như nghành Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Nạn nhân da cam, Giáo dục… đến từng nhà nạn nhân động viên về vật chất, tinh thần để nạn nhân kiên trì tập luyện; đồng thời tích cực vận động các tổ chức xã hội, cá nhân trong cộng đồng cùng chung tay tạo điều kiện hỗ trợ nạn nhân trong quá trình hòa nhập cộng đồng như tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật đi học, giới thiệu việc làm cho nạn nhân và người nhà nạn nhân đặc biệt là các công việc phù hợp với việc chăm sóc nạn nhân…

4.2.1.2. Các điểm chú ý khi tổ chức đào tạo nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng

Trong quá trình đào tạo nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, nhóm nghiên cứu gặp phải những khó khăn, thuận lợi và biện pháp khắc phục như sau:

* Thuận lợi

- Nghiên cứu có tính nhân văn, nhân đạo nên được sự ủng hộ của chính quyền các cấp và người dân địa phương. Có sự phối hợp tốt giữa Ban quản lý và các Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp.

- Có nguồn giảng viên là những chuyên gia đầu ngành chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, nhiệt tình và có kinh nghiệm.

- Tài liệu giảng dạy đa dạng, nội dung được xây dựng, biên soạn dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng học viên.

- Hình thức đào tạo và thời gian đào tạo được thiết kế phù hợp với đối tượng được đào tạo mỗi cấp.

- Những hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn đàn… của các giải pháp đều có sự hăng hái, tích cực và tâm huyết của những người tham gia.

* Khó khăn và biện pháp khắc phục khó khăn

Khó khăn Biện pháp khắc phục

Khó lựa chọn được thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo, diễn đàn, lớp tập huấn… cho phù hợp với tất cả các bên được mời tham gia. Đặc biệt là để lănh đạo các Ban, Ngành, đoàn thể đều tham gia

Có kế hoạch cụ thể, rơ ràng và xác định thời gian tổ chức dự kiến.

Sau đó, Ban tổ chức phải thường xuyên liên hệ với các bên để thống nhất thời gian để có nhiều bên có thể tham gia nhất.

Khi tập huấn chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe tâm thầnhoặc tổ chức diễn đàn khó mời NN thực hành trực tiếp. Vì khó trong việc di chuyển và chăm sóc NN.

Ban tổ chức cần liên hệ với gia đình NN và giải thích vận động NN tham gia. Bố trí đề 01 người nhà NN tham gia, cùng đi theo chăm sóc.

Trình độ học vấn và khả năng tiếp thu của các cộng tác viên tại cộng đồng rất khác nhau. Trong cùng một thời gian tập huấn, với cùng một giáo trình, rất khó để tất cả

Tài liệu tập huấn được xây dựng với nội dung cơ bản dễ hiểu và phù hợp với trình độ đa dạng của cộng tác viên.

Mỗi CTV được phát 01 bộ tài liệu tập huấn để nghiên cứu tại nhà.

CTV đều nắm và hiểu biết những kiến thức được truyền đạt.

Bên cạnh đó, do đa số CTV trình độ học vấn còn hạn chế, lần đầu được tập huấn với lượng kiến thức tương đối lớn còn gặp lúng tùng khi thực hành sử dụng các biểu mẫu.

Kết hợp đào tạo lại theo hướng ―cầm tay chỉ việc‖ cho CTV với các đợt giám sát hỗ trợ của tuyến trên dành cho tuyến xã/phường.

Tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày tại thành phố về chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các cộng tác viên theo yêu cầu phát sinh trong quá trình triển khai tập luyện tại nhà.

4.2.1.3. Các điểm chú ý khi tổ chức quản lý - giám sát các hoạt động

* Các điểm thuận lợi

- Trong hệ thống y tế ở Việt Nam đã có hệ thống quản lý và giám sát các hoạt động y tế nói chung khá hoàn chỉnh từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở với đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn và quản lý nhất định. Do đó tại thành phố Biên Hòa, nghiên cứu đã kết hợp lồng ghép các hoạt động quản lý và giám sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thầncho nạn nhân và người nhà nạn nhân.

- Các hoạt động hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tâm thầncho nạn nhân có ý nghĩa chính trị, tính nhân văn, nhân đạo cao nên được sự đón nhận, đồng tình cao của chính quyền các cấp và nhân dân. Bên cạnh đó, khái niệm ―Phục hồi chức năng tâm thần‖ và ―Chăm sóc sức khỏe tâm thần‖ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin đã bắt đầu được cộng đồng nhận thức và triển khai tốt. Do đó, dễ dàng triển khai các hoạt động quản lý và giám sát thực hiện các hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tâm thầncho nạn nhân.

- Hoạt động quản lý và giám sát của giải pháp được xây dựng và sơ đồ hóa dựa trên sự góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế nói chung và chăm sóc sức khỏe tâm thầnnói riêng nên các giải pháp có tính hệ thống, đồng bộ, từng bên liên quan trong giải pháp đều có nhiệm vụ cụ thể, hỗ trợ thực hiện có hệ thống tài liệu, biểu mẫu, công cụ được thiết kế rơ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Do đó tạo thuận lợi cho thành phố Biên Hòa dễ dàng triển khai áp dụng giải pháp can thiệp.

* Khó khăn

- Thiếu cán bộ thực hiện quản lý và giám sát tại thành phố, xã/phường.

Do khi lồng ghép hoạt động quản lý và giám sát vào hệ thống y tế có sẵn tại thành phố Biên Hòa, các cán bộ chuyên trách xã/phường đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách riêng. Do đó, quy trình quản lý và giám sát được đề ra đôi khi không được thực hiện đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng chuyên môn.

- Số lượng biểu mẫu nhiều trong khi đó trình độ quản lý của một số cán bộ y tế và cộng tác viên tại cộng đồng còn hạn chế. Do đó chất lượng ghi chép báo cáo, điền biểu mẫu thu thập thông tin về nạn nhân còn chưa đảm bảo theo đúng quy định.

* Biện pháp khắc phục khó khăn:

- Ban quản lý chương trình phối hợp chặt chẽ và vận động các bên liên quan như ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Nạn nhân da cam, Giáo dục… cùng tham gia thực hiện các giải pháp. Đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho các cán bộ điều phối và cán bộ chuyên trách xã/phường dù kiêm nhiệm nhưng cũng sắp xếp, bố trí được thời gian để thực hiện đúng và đủ quy trình quản lý và giám sát theo quy định.

- Triển khai tập huấn về quản lý, hướng dẫn cách ghi chép sổ sách, báo cáo, điền biểu mẫu giám sát… ngay từ khi bắt đầu triển khai.

- Lồng ghép tập huấn và hướng dẫn lại cách ghi chép sổ sách, báo cáo, biểu mẫu… trong các đợt giám sát định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo việc ghi chép của cán bộ y tế và cộng tác viên tại cộng đồng được thường xuyên và đúng quy định.

Như vậy, các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai

“Giải phápchăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng” như sau:

+ Lănh đạo địa phương và các ban, ngành, đoàn thể cần quan tâm thúc đẩy và chỉ đạo sát sao các hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân, người nhà nạn nhân.

+ Cần coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ lănh đạo các ban, ngành, đoàn thể đến cộng đồng về lợi ích của các giải pháp can thiệp mang lại cho nạn nhân, và ý nghĩa chính trị, tính nhân văn, nhân đạo của dự án.

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong ngay từ khâu lập kế hoạch. Trong đó, cần thống nhất cơ chế quản lý, có biểu mẫu và hướng dẫn cho các tuyến xã/phường, huyện, tỉnh.

+ Cần xác định việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên là trọng tâm và bao gồm nhiều thành phần: y tế thôn, bản, hội viên Hội Nạn nhân da cam, Hội Cựu chiến binh; Hội Người cao tuổi; Hội Phụ nữ…

+ Các hoạt động của giải pháp can thiệp ngay từ đầu cần phải đảm bảo tiến độ và có hiệu quả để tạo được niềm tin của người nhà, nạn nhân.

Các kiến nghị triển khai “Giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân và người nhà nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại cộng đồng”

như sau:

+ Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thầncho nạn nhân cần lồng ghép vào hệ thống y tế cơ sở (tuyến thôn/ bản, xã/phường, huyện).

+ Đề nghị mở rộng mô hình, trước hết là mở rộng tới các quận ,huyện còn lại của thành phố Biên Hòa và một số tỉnh có số nạn nhân cao đại diện cho các vùng trên cả nước. Cần chia giai đoạn thực hiện cụ thể cho phù hợp với các địa phương.

+ Cần có hướng đào tạo về chuyên môn kỹ thuật chăm sóc sức khỏe tâm thần để các nạn nhân bị khuyết tật nặng, không có điều kiện đi khám ở các tuyến huyện, tỉnh và Trung ương có thể được chăm sóc tại nhà hoặc tuyến xã/phường, huyện.

+ Có chế độ khuyến khích thỏa đáng hơn nữa cho các cộng tác viên tham gia hướng dẫn chăm sóc nạn nhân tại cộng đồng.

+ Tăng cường huy động sự hỗ trợ từ các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ trong và ngoài nước, đặc biệt đề nghị các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ của Mỹ cần tham gia hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thầncho đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/dioxin do hậu quả chiến tranh để lại bên cạnh việc xử lý môi trường, vì sức khỏe con người là quan trọng nhất.

+ Trong những hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân, cần ưu tiên hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thầndựa vào cộng đồng, vì theo kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy chỉ có chăm sóc sức khỏe tâm thầndựa vào cộng đồng mới có thể đảm bảo cho đa số nạn nhân được hưởng những hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe tâm thầncần thiết, đồng thời tạo được điều kiện tốt nhất giúp nạn nhân có sự tự tin vào cuộc sống, sớm hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Chất lượng cuộc sống của nạn nhân, người nhà nạn nhân chất độc Dacam Dioxin và hiệu quả giải pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ) (Trang 142 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(244 trang)