Quy định của một số quốc gia về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trong môi trường kỹ thuật số

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 47 - 50)

Chương 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET

2.1. Một số Công ước, Hiệp định cũng như pháp luật của một số quốc gia liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

2.1.3. Quy định của một số quốc gia về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trong môi trường kỹ thuật số

Tại Hoa Kỳ, đất nước có nền công nghiệp phát triển và là nơi khai sinh của mạng Internet. Sự phát triển công nghệ đó được xem là hàng đầu thì vấn đề bảo hộ quyền tác giả đã được đặt ra từ rất lâu. Điển hình là Luật bản quyền của Hoa Kỳ được ban hành năm 1976 và sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1978. Luật gồm 11 Chương quy định toàn bộ lĩnh vực thuộc quyền tác giả như các khái niệm cơ bản, quyền lợi của chủ thể có quyền, thời hạn bảo hộ, hành vi xâm phạm quyền cũng như các biện pháp thực thi đối với hành vi xâm phạm, nhiệm vụ, chức năng của cục bản quyền tác giả… Theo Luật bản quyền của Hoa Kỳ tại Điều 412 thuộc Chương 4 quy định việc đăng kí quyền tác giả được xem như điều kiện cần cho những biện pháp thực thi cụ thể đối với việc xâm phạm. Theo quy định tại điều này thì chỉ những tác phẩm đã đăng kí bảo hộ thì mọi khiếu nại về hành vi xâm phạm mới chấp nhận và được thực thi. Ngoài ra tại Chương 5 của đạo luật còn quy định về xâm phạm quyền tác giả và biện pháp thực thi

36 Điều 8 Hiệp ước WIPO.

37 Điều 11 Hiệp ước WIPO.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 39 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 gồm 11 điều. Theo đó là tập hợp các quy định chi tiết về hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả đồng thời quy định những biện pháp có thể thực thi khi có hành vi xâm phạm.

Tiếp theo Hoa Kỳ còn có đạo luật DMCA (Digital MillenniumCopyright Act), được gọi là Đạo luật bản quyền kỹ thuật số Thiên niên kỷ. Đây là luật bản quyền của Hoa Kỳ, thi hành hai Điều ước quốc tế năm 1996 của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO). Nó kết tội sự sản xuất và phổ biến các công nghệ, thiết bị, dịch vụ qua mặt các biện pháp quản lý việc truy cập và sử dụng các sản phẩm đã được đăng ký bản quyền (thường được gọi là quản lý quyền kỹ thuật số). Ngoài ra, DMCA cũng tăng hình phạt với sự vi phạm bản quyền trên Internet được thông qua ngày 12/10/1998 bởi một cuộc bỏ phiếu nhất trí trong Thượng viện Hoa Kỳ và ký thành luật bởi Tổng thống Bill Clinton vào ngày 28/10/1998. DMCA cũng đã sửa đổi Điều17 của Luật Hoa Kỳ để mở rộng phạm vi của quyền tác giả, đồng thời giới hạn trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến trên đối với sự vi phạm bản quyền gây ra bởi người dùng của họ. Đạo luật được áp dụng tại Hoa Kỳ, và áp dụng cho toàn bộ các đối tượng có hành vi vi phạm bản quyền theo điều luật của DMCA. Điều này có nghĩa nếu một người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ của họ, nhưng có những hành vi vượt qua những biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả, thì người đó có thể sẽ bị bắt giữ tại Hoa Kỳ khi họ tới đó. Việc xử lý những người vi phạm luật DMCA ngoài nước Hoa Kỳ cũng có thể áp dụng, tùy thuộc vào việc ký kết và thông qua các công ước, điều khoản DMCA của nước sở tại.

Tóm lại sự ra đời của Đạo luật bản quyền kỉ nguyên công nghệ số ở Hoa Kỳ đã giúp bản quyền tác giả giữ nguyên hiệu lực trong môi trường số. Đạo luật quy định những vấn đề trong môi trường mạng, ở đó bản thân người sử dụng phải biết rằng bất cứ những gì viết ra đều được bảo hộ mà không cần khai báo. Ngoài ra người dùng có thể sử dụng thông tin có bản quyền dưới dạng trích dẫn và không vượt quá 500 từ hoặc 10% bài viết. Và khi muốn dịch tác phẩm ra ngôn ngữ khác cần được sự cho phép từ phía độc giả cũng như DMCA dạy cho người sử dụng học cách tôn trọng bản quyền bằng cách quy định việc bào chữa cho hành vi xâm phạm không được viện cớ với lý do là không biết luật. Ngay cả việc sao chép hay đăng tải bài viết dù có đường dẫn đến tác phẩm gốc mà chưa hỏi ý kiến của chủ thể có quyền vẫn bị xem là xâm phạm.38 Thông qua những quy định về bản quyền của Hoa Kỳ ta thấy việc đấu tranh giành lại bản quyền là nên làm và chính đáng. Bởi để sáng tạo ra một tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số nói chung cũng như tác phẩm văn học trên Internet nói riêng thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

38 Học lập trinh web: Giới thiệu luật bản quyền, http://www.hoclaptrinhweb.com/phat-trien-web/gioi-thieu-luat-ban-

quyen-hltw9407.aspx, [truy cập ngày 16-1-2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 40 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 phải bỏ ra công sức, thời gian, tiền bạc. Chính điều đó nên họ xứng đáng được hưởng những quyền lợi thuộc về mình.

Nói đến bảo hộ quyền tác giả thì không thể không nói đến Thụy Điển. Nếu so với các quy định về bản quyền của Thụy Điển ra đời và có hiệu lực từ những năm 1960, thì Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam còn tương đối mới, ban hành năm 2005 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, trong đó bao hàm luôn vấn đề quyền tác giả được điều chỉnh. Trong khi Thụy Điển có rất nhiều luật khác nhau cho các lĩnh vực khác nhau về Sở hữu trí tuệ thì Việt Nam lại lựa chọn một luật đơn nhất bao trùm toàn bộ lĩnh vực này. Vì thế, một điều hiển nhiên là Thụy Điển áp dụng những điều khoản tương đối chi tiết về các vấn đề khác nhau thì Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam lại chung chung hơn, cả về ngôn từ và biện pháp thực thi. Điều này có nghĩa là phạm vi của Luật cần được giải thích, có thể bằng sự tiến triển của thực tế nói chung hoặc qua các tranh chấp trước tòa. Ở Thụy Điển rất hiếm khi xảy ra tranh chấp về Sở hữu trí tuệ phải đưa ra tòa, chủ yếu vì thực tế luật ở đây rất cụ thể và phải mất một thời gian khá dài để tạo được sự đồng thuận giữa cộng đồng văn học, nghệ thuật và các ngành khi giải thích về luật, về các sự kiện thực tế, về thỏa thuận tập thể, các ràng buộc hợp đồng.39 Qua đó ta thấy Thụy Điển cũng là một trong những nước quan tâm vấn đề quyền tác giả từ rất sớm. Như đã nói ở trên năm 1960 Thụy Điển đã có Luật quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật (Luật số 279 ngày 30/12/1960 và được sửa đổi, bổ sung ngày 1/4/2000). Luật này của Thụy Điển gồm có IX chương và 63 điều quy định một cách cụ thể về vấn đề liên quan quyền tác giả như đối tượng và phạm vi bảo hộ, giới hạn quyền tác giả, chuyển giao quyền tác giả, thời hạn bảo hộ, trách nhiệm hình sự và dân sự…

Về vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, theo quy định của Thụy Điển thì bất kỳ người nào sáng tạo ra tác phẩm văn học đều có quyền tác giả đối với tác phẩm đó, bất kể việc thể hiện tác phẩm dưới hình thức nào.40 Như vậy đối với tác phẩm văn học trên Internet thì vẫn được bảo hộ theo pháp luật của Thụy Điển bởi đó cũng là một hình thức thể hiện đối với tác phẩm. Ngoài ra tại Điều 2 của luật này còn quy định quyền tác giả bao gồm quyền độc quyền kiểm soát việc sao chép và cung cấp bản gốc hoặc bản sửa đổi của tác phẩm tới công chúng, việc dịch và cải biên, chuyển thể tác phẩm sang loại hình văn học hoặc nghệ thuật khác, hoặc bằng các phương tiện kỹ thuật khác. Rõ ràng chỉ có tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định này mới có những quyền hạn như đã nêu trên. Vì vậy nếu một hành vi sao chép tác phẩm văn học trên

39 Nguyên Anh, Luật Việt: Bảo hộ tác quyền ở Việt Nam - so sánh với Thụy Điển,

http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri-tue/2009/7984/Bao-ho-tac-quyen-o-Viet-Nam-So- sanh-voi-Thuy.aspx, [truy cập ngày 17-1-2013].

40 Điều 1 khoản 7 Luật quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 41 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 Internet hay việc sửa đổi tác phẩm tới công chúng mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì xem như là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Luật sử dụng từ “độc quyền” có nghĩa là chỉ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mới có những quyền đó còn các chủ thể khác thì không.

Việc hội nhập quốc tế có những bước tiến vượt bật cho việc bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet nói riêng ở Việt Nam. Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne, hiệp ước WIPO, hiệp định TRIPS…

đồng thời kết hợp những quy định quốc tế với việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Thông qua việc học hỏi đó Việt Nam có thể rút ngắn thời gian cũng như có những quy định tiến bộ hơn về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)