Hướng hoàn thiện luật

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 108 - 111)

Chương 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.3. Các biện pháp đề xuất nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

3.3.2. Hướng hoàn thiện luật

Với những bất cập về pháp luật tạo nên lổ hỏng cho hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm văn học trên Internet mà người viết đã trình bày, thì vấn đề cấp thiết hiện nay là nên có những giải pháp hữu ít nhằm chấp vá những lổ hỏng đó. Qua đó góp phần hạn chế và ngăn chặn hành vi xâm phạm một cách hiệu quả.

Hướng sửa đổi luật

Thứ nhất là sửa đổi quyền nhân thân không thể chuyển giao tại Điều 19 Khoản 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Cần nhớ thêm rằng Điều 738 Khoản 2 điểm d Bộ Luật Dân sự 2005 chỉ quy định quyền nhân thân:“Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm”. Theo người viết thì nên sửa đổi giống quy định của Bộ luật dân sự trong trường hợp này. Bởi câu từ trong Điều 19 khoản 4 có thể hiểu nếu việc sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm mà không làm thương hại đến uy tính và danh dự của tác giả thì không ảnh hưởng đến quyền nhân thân tại khoản 4 điều này. Nhưng theo người viết thì việc sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dù có thương hại đến danh dự, uy tính hay không thương hại hoặc thậm chí tăng lên thì đều xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Và mặc dù đã có sự hướng dẫn của Nghị định 100/2006/NĐ-CP tại khoản 3 Điều 22 nhưng sự hướng dẫn này cũng không rõ ràng và bỏ mất cụm “xuyên tạc” đồng thời phát sinh thêm trường hợp nếu thỏa thuận với tác giả thì được chấp nhận, tuy nhiên quy định này tỏ ra không hợp lý trong trường hợp tác giả chết mà người viết đã phân tích ở trên. Do đó chung quy lại ta thấy chỉ cần quy định “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm” trong quyền nhân thân tác giả không thể chuyển giao sẽ hợp lý hơn. Vì khi đọc vào câu chữ của luật như thế, ta sẽ hiểu quyền này cho phép tác giả tác phẩm văn học bảo vệ tác phẩm của mình trước hành vi xâm phạm dù có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến uy tính, danh dự của tác giả. Còn trong trường hợp tác giả cho phép một người nào đó có quyền sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm thì đó là sự thỏa thuận riêng của hai bên và đồng nghĩa với việc làm này thì tác giả đã từ

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 100 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550

bỏ quyền nhân thân bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của mình, và dĩ nhiên điều này là được chấp nhận vì đây là sự tự nguyện của tác giả nên được pháp luật tôn trọng. Ngoài ra cũng cần phải nói thêm vì đây là quyền nhân thân không thể chuyển giao nên trường hợp thỏa thuận chỉ xuất hiện khi tác giả còn sống và nếu tác giả chết thì xem như không một ai có thể xâm phạm đến quyền này của tác giả.

Tiếp theo là giới hạn số tiền phạt là 500 triệu đồng trong biện pháp hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Nghị định 47/2009/NĐ-CP mà cụ thể là đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm tại Điều 23 khoản 11 thì mức phạt tiền từ 400 đến 500 triệu đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500 triệu đồng và hành vi chiếm đoạt quyền tài sản của tác giả tại điều 27 khoản 2 với mức phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng. Theo người viết không nên đưa ra giới hạn mức tối đa này mà nếu hành vi xâm phạm khi hàng hóa vi phạm có giá trị trên 500 triệu đồng thì nên dựa vào giá trị hàng hóa vi phạm mà đưa ra số tiền xử phạt phù hợp. Bởi việc trên 500 triệu có thể là 600, 700 nhưng thậm chí lên đến vài tỷ nếu hành vi đó xảy ra trong thời gian dài. Nếu đánh đồng các trường hợp này lại với nhau mà mức xử lý chỉ giới hạn 500 triệu đồng thì có vẻ không công bằng. Còn đối với hành vi chiếm đoạt quyền tài sản của tác giả thì cũng nên dựa theo giá trị quyền tài sản bị chiếm đoạt mà đưa ra mức xử lý phù hợp và công bằng. Giá trị này có thể tính bằng các khoản lợi ích mà tác giả nhận được từ tác phẩm văn học thông qua việc chiếm đoạt quyền tài sản của tác phẩm. Như đã nói đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet sẽ rất khó xác định giá trị hàng hóa vi phạm (ở đây là các bản sao chép tác phẩm vi phạm quyền tác giả). Tuy nhiên không có nghĩa là không thể xác định được. Bởi nếu những hành vi nhỏ lẽ thì mức thiệt hại là không lớn và đôi khi sẽ khó phát hiện nhưng nếu một hành vi đã mang tính chất nghiêm trọng, giá trị tài sản lớn thì luôn thông qua một tổ chức mà ở đây chính là chủ sở hữu các website hay các nhà cung cấp dịch vụ Internet để độc giả có thể tiếp cận tác phẩm văn học. Nếu đã nói là các website hay các tổ chức cung cấp dịch vụ Internet thì có lẽ hành vi xâm phạm không chỉ đơn thuần là một tác phẩm mà là hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm. Việc thống kê lại doanh thu của các cơ sở này là hoàn toàn có khả năng và nếu trừ ra những khoản doanh thu hợp pháp thì sẽ tìm được nguồn thu từ hành vi xâm phạm trên và nguồn thu đó được xem như giá trị hàng hóa vi phạm cũng như quyền tài sản bị chiếm đoạt của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Thứ ba cần quy định cụ thể việc xuất bản tác phẩm văn học trên Internet thay vì nói chung chung như Điều 2 khoản 2 Nghị định 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản,

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 101 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550

đặc biệt là việc đăng tải tác phẩm dạng này trên các blog cá nhân. Cần xem trường hợp này cũng giống như việc xuất bản tác phẩm trên Internet và điều chỉnh nó một cách hợp lý, vì với việc đăng tải này thì các thành viên cũng có thể tiếp cận tác phẩm văn học và thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả giống như nó xuất hiện trên các trang web bất kỳ.

Cuối cùng là pháp luật cần phân định rạch ròi thẩm quyền của từng cơ quan xử lý hành chính. Như vậy sẽ tránh trường hợp nhiều cơ quan cùng xử lý một vụ việc trong khi một số trường hợp không xác định rõ thẩm quyền thuộc cơ quan nào.

Hướng bổ sung luật

Thứ nhất là nên có những quy định mới đối với các hình thức phạt tiền mà cơ quan chức năng thu được khi áp dụng biện pháp hành chính với hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm văn học trên Internet. Mà cụ thể là nên trích ra một phần để chi trả tiền bồi thường cho các chủ thể quyền. Bởi như đã nói thực tế các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong trường hợp này đa phần bị xử lý bằng biện pháp hành chính. Trong khi đó thiệt hại đối với các chủ thể quyền trong trường hợp này là có nhưng họ vẫn không hề nhận được mức bồi thường từ hành vi này mà thay vào đó là thuộc về Nhà nước.

Thứ hai là cần ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện thu tác quyền, quyền hưởng thù lao đối với tác giả văn học có tác phẩm phát hành trên Internet theo Nghị định 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản. Theo người viết việc trả mức thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ căn cứ vào thể loại tác phẩm văn học, số trang, chất lượng tác phẩm. Và đương nhiên các nhà xuất bản tác phẩm trên Internet, các website đăng tải tác phẩm sẽ phải thỏa thuận điều này với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc thông qua các tổ chức đại diện mà chủ thể này đã đăng ký tại đó.

Thứ ba là pháp luật về quản lý tập thể quyền tác giả phải điều chỉnh các quan hệ xã hội về quản lý tập thể quyền tác giả, bao gồm việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả. Ở cấp độ cụ thể, các vấn đề liên quan đến quản lý tập thể quyền tác giả phải được pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành một cách cụ thể, chi tiết, ví dụ như vấn đề xây dựng và phê duyệt biểu giá, cấp phép, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao... Việc làm này sẽ có tác động tích cực trong việc giúp cơ quan nhà nước quản lý tốt các tổ chức này cũng như mang lại hiệu quả làm việc cao, đồng thời qua đó quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 102 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550

tác giả tác phẩm văn học trên Internet cũng được bảo vệ thông qua các tổ chức và cũng hạn chế phẩn nào hành vi xâm phạm.

Ngoài ra ở mức độ tổng thể các quy định của pháp luật, bản thân người viết cho rằng cần ban hành một đạo luật về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật hoặc luật chuyên về bản quyền. Việc có hệ thống luật riêng như thế sẽ tránh tình trạng quy định rãi rác, thiếu tập trung khiến việc tìm hiểu các quy định, quy trình cũng như xử lý hành vi xâm phạm trở nên tốn kém thời gian và công sức, thêm vào đó là khắc phục việc quy định không cụ thể dễ dẫn dến sự khó hiểu cho bản thân tác giả, chủ thể tiếp cận và kể cả các cơ quan chức năng. Đồng thời có hệ thống luật riêng như thế này sẽ có thể quy định đầy đủ, cụ thể hơn trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet. Bởi ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Đức… họ đã thông qua Luật riêng và áp dụng thành công, có thể kể đến như Luật bản quyền của Hoa Kỳ, ngoài ra Hoa Kỳ còn có đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỹ; Thụy Điển thì có Luật quyền tác giả tác phẩm văn học và Nghệ thuật. Qua các đạo luật này các tranh chấp về bản quyền ở các nước của họ xãy ra ít hơn do nhận thức của chủ thể có quyền và người sử dụng được dễ dàng và dễ hiểu. Tuy nhiên đây cũng chỉ xem như một đề xuất cá nhân của bản thân người viết, bởi để ban hành một đạo luật như vậy sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức của cơ quan chức năng, cũng như muốn đạo luật ra đời mang lại hiệu quả cao thì đương nhiên phải có sự kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã có luật riêng dạng này trên cơ sở xem xet phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)