Chương 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET
2.2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet
2.2.6. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet
2.2.6.4. Biện pháp hình sự
Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì
70 Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin thì mức phạt tiền cao nhất được quy định tại mục 7 là 70 triệu đồng. Sự ra đời của Nghị định 47/2009/NĐ- CP
nâng mức phạt lên là 500 triệu đồng.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 72 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”. Qua đó ta thấy khi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet mà có yếu tố cấu thành tội phạm thì cũng bị xử lý hình sự theo quy định này.
Theo quy định tại Điều 170a Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Và theo quy định này, thì người nào không được phép của tác giả mà thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả mà cụ thể ở đây là xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet như sao chép tác phẩm, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Ngoài ra nếu phạm tội có tổ chức và nhiều lần thì mức phạt tiền từ 400 đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đối với hành vi xâm phạm này, thì người xâm phạm còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Qua đó tá thấy người thực hiện hành vi sao chép, phân phối tác phẩm văn học trên Internet với quy mô thương mại mới cấu thành tội phạm theo điều này. Có thể hiểu quy mô thương mại có nghĩa là việc thực hiện hành vi đó với mục đích thương mại nhằm thu lai lợi ích vật chất và làm thiệt hại đến quyền tài sản của tác giả.
Tiếp theo là tại Điều 266 khoản 1 điểm a Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về việc đưa thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet một cách trái với quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Điều đó có nghĩa nếu một chủ thể đưa tác phẩm văn học truyền thống lên Internet mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 điều này. Bởi tác phẩm văn học cũng được xem là một dạng thông tin cũng như hành vi đưa tác phẩm lên Internet như vậy là trái với quy định của pháp luật.
Và trong trường hợp việc đưa tác phẩm lên như vậy tạo nguồn thu cho cá nhân, tổ chức với số tiền từ 100 triệu trở lên thì sẽ rơi vào điểm c khoản 2 điều này với hành vi thu lợi bất chính từ 100 triệu trở lên. Lúc này người thực hiện hành vi phải chịu mức phạt tù là từ 2 năm đến 7 năm.
Ngoài ra tại Điều 226b Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) còn quy định về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà có thể áp dụng khung hình phạt khác nhau theo điều này. Và mức hình phạt cao nhất trong trường hợp này là tù chung thân. Tại Điều 163 Bộ Luật dân sự 2005 quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, quyền tài sản đối với tác
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 73 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 giả của tác phẩm văn học trên Internet cũng được xem là tài sản theo quy định này và bất kì người nào dùng mạng Internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt quyền tài sản của chủ thể quyền tác giả đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cuối cùng là Điều 271 Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác. Điều đó có nghĩa khi muốn xuất bản tác phẩm văn học truyền thống lên Internet (xuất bản lần đầu tiên trên mạng Internet) hay việc xuất bản tác phẩm văn học mạng dưới dạng sách in thì chủ thể thực hiện đó phải tuân theo quy định của pháp luật về xuất bản. Nếu vi phạm thì phải chịu trách nhiệm theo điều này mà cụ thể là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Ngoài ra còn bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.