Nâng cao ý thức của độc giả, người sử dụng Internet

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 112 - 115)

Chương 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.3. Các biện pháp đề xuất nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

3.3.4. Nâng cao ý thức của độc giả, người sử dụng Internet

Việc nâng cao ý thức của độc giả, người sử dụng Internet về bản quyền tác phẩm văn học là vấn đề thiết yếu. Bởi độc giả được xem như đối tượng mà hành vi xâm phạm hướng đến, tức chính nhu cầu đọc tác phẩm văn học không mất tiền của họ nên các website vi phạm bản quyền mới lần lượt ra đời. Tiếp theo là cần giúp họ hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hiện hành về bản quyền tác giả, đặc biệt là những hành vi vi phạm bản quyền mà họ có thể thực hiện khi tiếp cận tác phẩm và kèm theo sẽ là những

94 Theo việt báo (thanh niên), Vietbao.vn: Ra mắt sàn giao dịch bản quyền đầu tiên của Việt Nam: Luồng gió mới

cho sáng tạo?, http://vietbao.vn/Van-hoa/Ra-mat-san-giao-dich-ban-quyen-dau-tien-cua-Viet-Nam-Luong-gio-moi- cho-sang-tao/45233885/181/, [truy cập ngày 18-3-2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 104 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550

biện pháp xử lý đối với hành vi đó. Đối với hai vấn đề nêu trên, người viết có một số đề xuất như sau:

Đầu tiên là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên có động thái lên tiếng trước về bản quyền tác giả của mình. Việc lên tiếng đó có thể thông qua các phương tiện truyền thông dưới hình thức trả lời phỏng vấn trực tiếp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc liên hệ với các nhà truyền hình làm các đoạn phóng sự ngắn giới thiệu hành vi xâm phạm và qua đó kêu gọi sự nhận thức từ phía độc giả, người sử dụng Internet. Hay đưa lên báo, tạp chí dưới dạng một bài viết ngắn kêu gọi sự tôn trọng bản quyền tác giả văn học, đặt biệt là trên môi trường Internet hiện nay bằng các hình thức ngôn từ nhằm tác động vào tư tưởng của các đối tượng này.

Thứ hai là nâng cao sự hiểu biết của độc giả, người sử dụng Internet về pháp luật bản quyền tác phẩm bằng các biện pháp tuyên truyền, tổ chức các hội thảo, cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bản quyền tác phẩm văn học. Các hình thức này nên được tổ chức ở những nơi tập trung dân cư đông đúc và có hệ thống Internet phát triển mạnh như ở những thị xã, thành phố lớn, hoặc các cụm, tuyến dân cư có thể kết nối Internet. Hình thức phát hành truyện tranh về bản quyền tác phẩm văn học cũng là một hành động thiết thực và nên làm. Bởi vừa qua, Cục Bản quyền tác giả, Nhà xuất bản Phương Đông phối hợp với Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận - Maseco vừa cho ra mắt bộ Truyện tranh bản quyền. Tập truyện ra đời với mong muốn truyền tải những kiến thức cơ bản về vấn đề sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc tuyên truyền, giáo dục về vấn đề quyền tác giả, tác phẩm với đối tượng độc giả là học sinh từ lớp 3 trở lên và những người quan tâm về vấn đề quyền tác giả. Bộ truyện tranh đầu tiên xuất bản năm tập bao gồm Quyền tác giả, quyền liên quan; Quyền của người biểu diễn; Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm; Quyền của tổ chức phát sóng; Trong môi trường kỹ thuật số.95 Ngoài ra có thể đánh vào tâm lý người người sử dụng Internet bằng việc giảm giá các tác phẩm bản quyền cung cấp trên mạng Internet để hướng tới các đối tượng xâm phạm bản quyền vì không có tiền để mua trực tuyến tác phẩm văn học như học sinh, sinh viên, tầng lớp bình dân trong xã hội hoặc thiết lập cổng trực tuyến cho phép độc giả, người sử dụng Internet có thể tiếp cận một cách hợp pháp tác phẩm văn học.

Thứ ba là nên đưa sự giáo dục ý thức bản quyền tác phẩm văn học vào các trường học bởi với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì tầng lớp học sinh, sinh

95 Theo Baohaiquan.vn, Cổng thông tin khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương: Báo động tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên Internet,

http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&catid=52:tin-tc&id=5112:bao-ng- tinh-trng-vi-phm-bn-quyn-tac-gi-tren-internet, [truy cập ngày 13-3-2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 105 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550

viên luôn là đối tượng tiếp cận hàng đầu đối với Internet. Trường học ở đây có thể bắt đầu từ bậc trung học vì ở lứa tuổi này các học sinh đã bắt đầu tiếp cận tác phẩm văn học trên sách giáo khoa và dần làm quen với việc sử dụng Internet, do đó giáo dục ý thức các em từ ban đầu là điều cần thiết. Tiếp theo là các trường cao đẳng, đại học, đặt biệt là lượng sinh viên chuyên ngành Khoa học Xã hội Nhân văn thì họ phải thường xuyên tiếp cận tác phẩm văn học trên Internet để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Thứ tư là ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ họ áp dụng biện pháp giáo dục ý thức khá thành công với nhiều hình thức khác nhau cũng như sẽ có sự giáo dục khác nhau dành riêng cho các độ tuổi đối với hành vi xâm phạm bản quyền trên Internet nói chung và xâm phạm bản quyền tác phẩm văn học nói riêng trên môi trường này, và họ đặc biệt quan tâm đến giới trẻ có độ tuổi từ 12 đến 25 bởi đây được xem là đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong việc xâm phạm bản quyền trên Internet. Có lẽ nước ta cần triển khai áp dụng việc giáo dục ý thức bản quyền tác phẩm văn học theo cách thức nêu trên. Nếu có sự phân tầng và có những biện pháp dành riêng cho các lứa tuổi này thì hiệu quả mang lại trong việc phòng chống xâm phạm bản quyền văn học trên Internet là rất lớn. Vấn đề giáo dục ý thức các bật phụ huynh về hành vi của con cái họ cũng được các nước phương tây xem trọng. Sự giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của con cái, trong chừng mực nào đó có sự ràng buộc nhất định cũng như định hướng ban đầu về những hành vi trái pháp luật để các con có thể không thực hiện khi tiếp cận Internet.

Ví dụ tổ chức bản quyền tập thể tại Mỹ, đặt biệt là RIAA đã thực hiện việc giáo dục ý thức các bậc phụ huynh với chương trình riêng mang tên Parental Advisory Label, viết tắt là PAL nhằm hướng việc giáo dục đến các bậc phụ huynh, qua đó họ sẽ có những kiến thức cơ bản trong việc giáo dục con cái mình về việc tôn trọng bản quyền tác phẩm trên Internet.96

Cuối cùng là đối với các đối tượng đã biết rõ về hành vi của mình là xâm phạm bản quyền nhưng vẫn cố tình làm và diện lý do nhằm truyền đạt tác phẩm đến công chúng như các tác giả chuyển ngữ Harry Potter 7 thì việc giáo dục ý thức cho họ trong trường hợp này là không cần thiết, bởi họ đã ý thức được điều đó nhưng vẫn cố tình thực hiện thì biện pháp cuối cùng là xử lý thật nghiêm những hành vi như vậy, kể cả các động thái cổ vụ hành vi đó. Việc xử lý trong trường hợp này mang tính ngăn chặn hành vi có thể phát tán và răng đe các đối tượng còn lại. Các trường hợp xử lý hành vi xâm phạm cần được cơ quan chức năng đưa lên các phương tiện thông tin rộng rãi để công chúng

96Theo Hoàng Thị Trang, trang Doko.vn nguồn tài liệu hàng đầu Việt Nam: Xâm phạm bản quyền qua Internet, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, http://www.doko.vn/luan-van/Xam-pham-ban-quyen- qua-Internet-nghien-cuu-kinh-nghiem-cua-mot-so-quoc-gia-Anh-Phap-My-55603, [truy cập ngày 19-3-2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 106 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550

biết, để họ nhận thức hơn về tầm quan trọng của bản quyền tác giả văn học và cũng để họ biết rằng với bất kỳ hành vi xâm phạm bản quyền tác phẩm văn học nào trên môi trường Internet mà nếu phát hiện thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)