Chương 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.2. Nguyên nhân hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên
3.2.2. Bất cập của pháp luật
Mặt dù đã có một hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung cũng như bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet nói riêng, tuy nhiên theo người viết vẫn còn một số bất cập trong việc quy định của pháp luât về vấn đề này, đặc biệt với Internet thì những quy định này tỏ ra thiếu xót. Điều này có thể gián tiếp mang lại hiệu quả thấp trong cho việc bảo hộ tác phẩm văn học trên Internet.
Đầu tiên là quy định tại Điều 19 khoản 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Theo đó đây được xem là một trong các quyền nhân thân không thể chuyển giao, tức là quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Có thể nói đây được xem là quyền quan trọng và trong thực tiễn nó cũng hay bị xâm phạm nhất. Tuy nhiên ta có thể hiểu những câu chữ của luật là nếu một người thực hiện hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm của người khác nhưng lại chứng minh được là không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì không vi phạm theo quy định này. Và để giải thích cho điều đó thì tại Điều 22
86 Theo ANTG cuối tháng: Một nhà văn xuất thân từ thợ hàn, http://lethieunhoncom.blogspot.com/2013/01/mot-
nha-van-xuat-than-tu-tho-han.html, [truy cập ngày 7-3-2013].
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 90 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 Khoản 3 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về vấn đề này là “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả”. Sự giải thích này đã bỏ mất cụm từ “xuyên tạc” trong Điều 19 Khoản 4 trên. Điều đó đồng nghĩa với việc khi một hành vi xuyên tạc tác phẩm nhưng nếu người thực hiện hành vi đó chứng minh được là hành vi đó không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì không vi phạm trong trường hợp này. Thêm vào đó nếu đặt trường hợp tác giả của tác phẩm đã qua đời thì người thực hiện hành vi sẽ phải thỏa thuận điều này với ai, đối với người thừa kế thì không thể được vì đây là quyền nhân thân không thể chuyển giao. Từ quy định trên của luật những kẻ xâm phạm có thể lợi dụng điều này để xuyên tạc tác phẩm văn học trên Internet và chỉ cần chứng minh được việc làm đó không gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả thì có thể trở nên vô tội. Hay các tác phẩm văn học mà các tác giả đã chết thì việc xâm phạm càng dễ dàng hơn bởi nếu hiểu theo quy định trên thì trong trường hợp thỏa thuận được với tác giả thì có thể sửa chữa, cắt xén tác phẩm. Tuy nhiên tác giả đã chết và người thừa kế tác phẩm cũng không có quyền đó thì làm sao người thực hiện hành vi có thể thỏa thuận. Như vậy họ có thể ngang nhiên thực hiện hành vi xâm phạm tác phẩm văn học trên Internet vì chủ thể mà luật yêu cầu không hề tồn tại.
Thứ hai là đối với Nghị định 97/2008/NĐ-CP quy định việc quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet được ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2008 cũng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm văn học trên Internet. Bởi Nghị định này chỉ áp dụng đối với những trang web đặt máy chủ tại Việt Nam, còn những trang web đặt máy chủ ở nước ngoài thì không thuộc phạm vi quản lý. Trong khi đó, số lượng trang web có máy chủ tại nước ngoài rất nhiều. Bởi môi trường mạng là không có giới hạn, thông tin mang tính toàn cầu cho nên việc quản lý phải tuân thủ theo cơ sở pháp luật của từng quốc gia, vì vậy những trang web có tên miền nước ngoài (đặt máy chủ ở nước ngoài) nếu vi phạm cũng khó xử lý. Thêm vào đó là về mức xử lý vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan tại Nghị định 47/2009/NĐ-CP. Mặc dù số tiền cao nhất mà người vi phạm có thể bị xử lý là 500 triệu đồng, mức này là cao hơn nhiều so với quy định trước.87 Tuy nhiên theo người viết việc giới hạn mức xử phạt tối đa như vậy chưa thật sự hiệu quả đối với hành vi vi phạm cũng như sẽ không công bằng đối với chủ thể vi phạm trong một số trường hợp và không mang lại tính răng đe cao bởi nhiều cơ quan
87 Mức phạt tiền tối đa quy định đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm tại Điều 23 khoản 11 và hành vi chiếm đoạt quyền tài sản của tác giả tại Điều 27 khoàn 2 của Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính Phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 91 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 quản lý còn chưa áp dụng mức xử phạt tối đa này. Qua đó ta thấy trên thực tế sẽ có những vụ xâm phạm quyền tác giả tác phẩm văn học trên Internet mà quy mô của nó là rất lớn, người vi phạm có thể thu được hàng tỷ đồng từ hành vi xâm phạm của mình nếu hành vi đó xâm phạm đến nhiều tác phẩm văn học cùng một lúc và diễn ra trong khoảng thời gian dài. Việc thu lại một khoảng lợi nhuận lớn như vậy nhưng chỉ bị xử phạt tối đa là 500 triệu thì liệu người thực hiện hành vi có dừng lại hay vẫn tiếp tục, bởi sau khi trừ đi khoản chi phí mà họ bị xử phạt thì vẫn còn vơi ra một khoản lợi lớn. Thêm vào đó những vụ xâm phạm có giá trị hàng hóa vi phạm lên đến vài tỷ nhưng vẫn chịu phạt tương đương với các vụ có giá trị hàng hóa vi phạm khoản 600, 700 triệu nếu áp dụng theo quy định này, như vậy rõ ràng là không công bằng cho chủ thể bị xử lý. Có thể hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm văn học trên Internet sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xác định thiệt hại. Điều đó không có nghĩa là không thể xác định. Ngoài ra ta thấy đối với việc áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet thì với mức phạt tiền nêu trên thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả lại không nhận được đồng nào từ số tiền đó. Có lẽ nên có những quy định hợp lý hơn khi áp dụng hình phạt tiền cho việc xử phạt hành chính về hành vi xâm phạm quyền tác giả cũng như với hình thức xử phạt này thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được bồi thường như thế nào về khoản tiền đó bởi thực tế cho thấy hầu hết các tranh chấp và vi phạm quyền tác giả tác phẩm văn học ở nước ta được giải quyết theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính mà lý do là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa thật sự tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các thẩm phán hiện nay. Bên cạnh đó, việc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc hình sự làm cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những chủ thể có quyền liên quan mất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc.88
Thứ ba là quy định của Luật Xuất bản, tất cả mọi tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam muốn công bố các tác phẩm của mình đều phải thông qua nhà xuất bản và chỉ nhà xuất bản mới có quyền làm việc đó.89 Như vậy những trang web hay báo điện tử như Vietnamnet, VnExpress… trước khi đăng tải những tác phẩm văn học về nguyên tắc phải làm việc với nhà xuất bản xong, có quyết định mới được quyền đưa lên. Mặc dù hiện tại đã có những quy định đối với việc xuất bản tác phẩm trên Internet được nêu tại Nghị định 11/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ. Tuy nhiên Nghị định này vẫn chưa nêu một cách cụ thể về đối tượng tác phẩm khi xuất bản trên Internet, cụ thể
88 Theo Ths.Nguyễn Như quỳnh – Khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội, trang thông tin pháp luật dân sự :
Thực thi quyền tác giả, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/08/07/1502/, [truy cập ngày 12-3-2013].
89 Luật xuất bản số 19/2012/QH13 của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế Luật
xuất bản số 30/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2008/QH1. Chính vì vậy người viết hiện tại vẫn sử dụng Luật xuất bản số 30/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2008/QH1
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 92 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 như tác phẩm văn học đăng trên blog cá nhân cũng không được đề cập đến. Bởi khi đưa các tác phẩm lên các trang cá nhân thì cũng là một dạng xuất bản tác phẩm trên Internet, nhưng thực tế việc đưa tác phẩm này không hề thông qua các nhà xuất bản mà chỉ riêng cá nhân tạo ra blog đó. Trong khi đó các trang cá nhân cũng là nơi tiếp xúc, trao đổi giữa các thành viên với nhau. Vì vậy sẽ có việc sao chép, chỉnh sửa tác phẩm và hành vi xâm phạm bản quyền xảy ra là tất yếu. Ngoài ra vấn đề chi trả tiền thù lao cho tác giả văn học khi tác phẩm xuất hiện trên Internet thông qua các trang web hay các nhà xuất bản cũng là một thiếu xót của pháp luật. Thực tế cho thấy các nhà xuất bản khi kinh doanh điện tử tác phẩm văn học trên Internet thì vấn đề chi trả bản quyền tác giả của họ tỏ ra không khả thi. Bời công bố tác phẩm trên Internet không phải là quyền công bố tác phẩm mà chỉ là quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng nên lúc này họ chỉ hưởng thù lao từ việc công bố đó và nếu phải chi trả bản quyền tác giả như thế họ sẽ phá sản vì không đủ tiền để trả.
Nghị định số 11/2009/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản đang được thi hành và hiện tại cũng chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện thu tác quyền, quyền hưởng thù lao đối với tác giả văn học có tác phẩm phát hành trên Internet theo Nghị định này.
Tiếp theo phải nói đến là thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả. Hiện tại có rất nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý như Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp.90 Quy định các cơ quan khác nhau cùng có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả là cần thiết vì mỗi cơ quan này có thế mạnh khác nhau trong đấu tranh phòng và chống vi phạm quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet nói riêng. Tuy nhiên, nếu xét riêng đối với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, vấn đề cần lưu ý là pháp luật chưa phân định rạch ròi thẩm quyền của từng cơ quan.
Cho nên, trong thực tế, có vụ việc nhiều cơ quan cùng giải quyết, có vụ việc không rõ thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. Sự kết hợp hoạt động của các cơ quan này chưa đồng bộ, nhuần nhuyễn, đôi khi còn có mâu thuẫn trong giải quyết một số vụ việc. Bởi vậy, hiệu quả thực thi quyền tác giả không cao, quyền và lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không được đảm bảo.91
Cuối cùng là pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về lĩnh vực hoạt động, hồ sơ xin phép thành lập, quy trình thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao của các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, còn thiếu nhiều chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý tập thể quyền tác giả... Vấn đề này đã gây ra những khó khăn,
90 Điều 200 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
91 Theo Ths.Nguyễn Như quỳnh – Khoa Luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội, trang thông tin pháp luật dân sự:
Thực thi quyền tác giả, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/08/07/1502/, [truy cập ngày 12-3-2013].
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 93 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 vướng mắc trong việc thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả ở nước ta. Điều này làm thiệt hại tới lợi ích của chủ thể quyền tác giả nói chung và tác giả tác phẩm văn học trên Internet nói riêng. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tập thể quyền tác giả có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài cũng như thông qua các tổ chức tập thể này cũng nhằm phần nào hạn chế được hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm văn học trên Internet.