Chương 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet
3.1.2. Một số vụ việc cụ thể liên quan đến vấn nạn xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet
3.1.2.1. Dự án Thư viện sách điện tử lớn nhất thế giới của Google và vụ kiện trị giá
Khi nhắc đến Internet thì người ta sẽ nghĩ ngay đến công cụ tìm kiếm Google. Chỉ cần một thao tác click chuột tìm kiếm thông tin trên Google thì sẽ xuất hiện hàng loạt các trang thông tin cũng như nội dung cần tìm trong thời gian tích tắc. Và việc phục vụ nhu cầu đó bao hàm luôn vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học có giá trị tinh thần và giá trị văn hóa. Tuy nhiên với việc sao chụp các đầu sách như trên, Google đã bị không ít nhà xuất bản và các quốc gia kiện vì cho rằng vi phạm bản quyền tác phẩm. Theo đó, vào năm 2005 Google đã bị ba nhà xuất bản và Simon & Schuster, Penguin kiện và yêu cầu dừng kế hoạch sao chụp sách trên vì vi phạm Luật bản quyền. Và để lý giải cho điều đó Google cho rằng kế hoạch trên là một nỗ lực nhằm giúp khôi phục lại danh tiếng cho những nhà văn hay tác phẩm đã là quá khứ, tạo nên một công cụ giá trị cho độc giả và các nhà nghiên cứu văn học trên khắp thế giới. Năm 2009 thì các nước Châu Âu và kể cả Trung Quốc đều lên tiếng trước hành vi sao chụp của Google. Ngoài ra Google còn vấp phải sự chỉ trích từ phía các nhà cung cấp dịch vụ trong thế giới Internet. Đó là Microsoft, Yahoo! và Amazon. Như vậy, với hành vi sao chụp sách của mình Google đã thật sự xâm phạm bản quyền tác giả nghiêm trọng. Do đó, việc lên tiếng của các chủ thể và quốc gia trong trường hợp này là hoàn toàn có cơ sở và cần thiết cho việc bảo vệ bản quyền tác phẩm.
Kế hoạch xây dựng thư viện sách trực tuyến lớn nhất thế giới của Google không những được triển khai ở các nước phát triển mà tại Việt Nam – nơi có nguồn tác phẩm phong phú cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy mới có sự xuất hiện của vụ kiện trị giá 400 triệu USD ở Việt nam, bởi từ khi triển khai thư viện có hơn bốn ngàn tác phẩm văn học của các tác giả Việt Nam bị sao chụp mà không được sự đồng ý của tác giả hay chủ sở
77 Vũ Quỳnh Trang, cand.com: bản quyền văn học mạng, http://vnca.cand.com.vn/vi-
vn/doisongvanhoa/2010/1/54564.cand, [truy cập 26-2-2013].
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 80 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 hữu quyền tác giả (Hình 6). Theo đó năm 2009, Google đã gửi bản thương thảo đến Việt Nam về việc Google tiến hành bồi thường cho các tác phẩm đã được Google số hóa.
Phương thức mà Google đề nghị là khi Google chọn scan một tác phẩm mà bản quyền vẫn đang còn hiệu lực pháp lý ở Việt Nam thì Google sẽ trả 60 đô-la Mỹ cho tác giả hoặc cho đại diện ủy quyền của tác giả mà ở đây là Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC) nếu toàn bộ tác phẩm được scan. Còn nếu Google chỉ scan 20% số trang để làm giới thiệu tóm tắt thì trả ít hơn, từ 5 đến 15 đô-la tùy số trang. Và sau đó, mỗi lần Google thu lợi từ tác phẩm này (thu từ bán quảng cáo in kẹp vào sách, bán sách…) thì sẽ thanh toán thêm 63% tiền doanh thu.78
Hình 6: Tác phẩm văn học của Nhà văn Việt Nam tìm kiếm trên Google (Ảnh chụp trên máy tính)
Sau khi nhận được bản thương thảo từ phía Google, Trung tâm quyền tác giả Văn học Việt Nam (VLCC) phải đối mặt với nhiều khó khăn khi phải tìm được sự đồng tình và ủy thác từ các chủ sở hữu quyền tác giả trong nước đồng thời phải tiến hành ký kết thận trọng để đạt được thỏa thuận với Google một cách có lợi cho Việt Nam. Trong vụ việc này, Google đã số hóa hơn 4.000 cuốn sách của các tác giả Việt Nam do các nhà xuất bản Việt Nam xuất bản từ năm 2004 và còn hàng chục nghìn cuốn sách khác đang trong giai đoạn chuẩn bị số hóa. Vì đây là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ của các tác giả tại Việt Nam mà còn đến toàn bộ ngành xuất bản tại Việt Nam nên VLCC đã quyết định tham gia thỏa thuận với công ty Google về việc số hóa các cuốn sách của tác giả Việt Nam trong vụ kiện này. Tuy nhiên, VLCC đã gặp một số khó khăn nhất định khi Trung tâm mới chỉ được ủy quyền khoảng hơn 1.000 nhà văn, còn số còn lại thì không hề đại diện. Trong khi đó, khoảng 4.400 tác phẩm của hơn 3.000 tác giả Việt Nam đã được số hóa trên Google, chỉ có hơn 400 tác giả
78 Baomoi.com: Trung tâm quyền tác giả đang chờ sự ủy thác của các nhà văn, http://www.baomoi.com/Trung-tam-
Quyen-tac-gia-dang-cho-su-uy-thac-cua-cac-nha-van/76/2944598.epi, [truy cập ngày 26-2-2013]
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 81 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 thuộc Hội Nhà văn VN và chỉ có 1/3 tác phẩm thuộc thể loại hư cấu. Đơn vị có tác phẩm bị Google số hóa nhiều nhất không phải là nhà xuất bản Văn học mà là nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trước khó khăn đó VLCC cũng đã tìm được cách giải quyết bằng việc kêu gọi sự ủy thác quyền từ phía các tác giả. Theo đó ngày 4 tháng 9 năm 2009 các tác giả Việt Nam đã đưa ra ý kiến sau cùng là sẽ thông qua tổ chức đại diện là VLCC để tiến hành thỏa thuận với Google. Ngày 7 tháng 10 năm 2009 phiên tòa xét xử vụ việc này đã được tổ chức tại New York (Mỹ). Và ngày 5 tháng 1 năm 2010 Việt Nam đã gửi bản danh mục kê khai tác phẩm cho Google, qua đó sẽ nhận tiền bản quyền tác phẩm mà Google số hóa như đã thỏa thuận. Tuy nhiên trong vụ dàn xếp này ta phải lưu ý là các tác phẩm được trả bản quyền chỉ bao gồm các tác phẩm được Google số hóa trước ngày 5 tháng 1 năm 2009; Thỏa thuận với Google là không độc quyền, Google chỉ có quyền khai thác kinh doanh trực tuyến tác phẩm trên hệ thống của Google, các tác giả hoàn toàn có quyền thỏa thuận quyền lợi tác phẩm của mình với các đơn vị khác; Tòa án Mỹ đồng ý phán quyết theo thỏa thuận dàn xếp, Google sẽ trả 60 đô la cho một tác phẩm gốc (ví dụ 1 cuốn tiểu thuyết hoặc một công trình nghiên cứu), một tác phẩm là một bộ phận hoàn chỉnh của một cuốn sách nhưng là của tác giả khác (ví dụ Lời nói đầu, Lời bạt…) được trả 15 đô la và 5 đô la cho một trích dẫn trong một tác phẩm hoàn chỉnh. Ngoài ra Google sẽ trả 63% cho quyền tác giả khi tác phẩm được kinh doanh trực tuyến (tiền người truy cập phải trả cho Google).79
Qua vụ việc này ta thấy nếu không được tác giả ủy quyền cho Trung tâm thì tổ chức này sẽ không thể đại diện để thương thảo bản quyền. Vì thế, nếu sau khi VLCC ký với Google, các tác giả có tác phẩm bị vi phạm nhưng chưa ủy quyền cho VLCC hoàn toàn có thể tiếp tục khởi kiện Google tại Mỹ theo luật Mỹ. Giấy cho phép của cơ quan nhà nước hoàn toàn không có giá trị gì trong trường hợp này. Còn riêng đối với bản thân tác giả, những người trong cuộc lại hoang mang, phân vân không biết nên đồng ý hay không với thỏa thuận mà Google đưa ra trong khi vụ kiện đang xảy ra, thậm chí họ còn không biết mình có thể ủy quyền cho Trung tâm quyền tác giả văn học Việt nam để bảo vệ quyền lợi của mình. Qua đó ta thấy kiến thức pháp lý về bản quyền của tác giả văn học nước ta còn thấp.
Ví dụ: Như Nhà văn Tạ Duy Anh cho biết, ông đã nhận được thư từ Google và VLCC, nhưng ông thấy đây là cuộc dàn xếp toàn thế giới, nếu có tổ chức nào ở Việt Nam chuyên nghiệp làm việc này thì tốt quá. Song ông lại chưa hiểu rõ về VLCC là ai và có khả năng làm được việc này không? Tiếp theo là Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho hay
79 Baomoi.com: Vụ thỏa thuận với Google về bản quyền tác giả: Tác giả Việt Nam chỉ là người có quyền và nghĩa
vụ liên quan, http://www.baomoi.com/Vu-thoa-thuan-voi-Google-ve-quyen-tac-gia-Tac-gia-Viet-Nam-chi-la- nhung-nguoi-co-quyen-loi-lien-quan/76/3004726.epi, [truy cập ngày 29-2-2013].
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 82 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 không biết việc Google có hay không quét tác phẩm của của mình. Tuy nhiên nếu Google sử dụng và trả tiền thì ông kiên quyết không bán bản quyền với giá rẻ. Cái giá để cho Google đưa tác phẩm của ông lên mạng, một truyện ngắn phải là 500 USD, còn tiểu thuyết thì phải 10.000 USD. Còn Nhà văn Nguyễn Khắc Trường thì thấy mọi thứ còn mông lung, nên nếu ký thì phải thật cụ thể. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng ông luôn ủng hộ những cư xử đúng luật pháp về vấn đề bản quyền. Chỉ có điều, một tổ chức như Google ký kết hợp tác với VLCC về vấn đề bản quyền cho toàn bộ sách lưu hành của một quốc gia thì ông chưa hình dung được...80
Trước một vụ kiện lớn có giá trị kinh tế cao cũng như qua đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích về sau của các tác giả văn học Việt Nam thì việc họ phải đoàn kết lại và tìm ngay một tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi họ là hoàn toàn thiết thực. Mọi sự đơn phương thực hiện việc thỏa thuận của cá nhân với Google trong trường hợp này sẽ trở nên vô vọng. Bởi như đã biết cá nhân đơn phương đi kiện sẽ khó thành công, nhất là chi phí cho việc kiện tụng khá lớn. Thêm vào đó đây là một vụ kiện hoàn toàn mới trong lĩnh vực xâm phạm bản quyền tác giả trên Internet và mang tính chất quốc tế, các tác giả nước ta vốn không thể quen làm thủ tục kiện tụng như thế này, nếu tự đứng ra thỏa thuận sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức. Mặt khác trên thế giới rất đề cao việc làm tập thể, thông qua một tổ chức nào đó. Vì vậy trong vụ kiện này thì việc thông qua một tổ chức ủy quyền trên là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra nếu đồng tình với thỏa thuận của Google và nếu Google nghiêm túc thực hiện thỏa thuận thì hàng năm các nhà xuất bản và các tác giả Việt Nam sẽ có một số tiền không nhỏ. Nếu tính sơ lược thì hàng năm Trung tâm có thể thu khoản 300 – 400 triệu USD tiền bồi thường bản quyền từ Google. Đấy là chưa kể khi số hóa trên Internet, các xuất bản phẩm sẽ được Google đo bằng lượng độc giả truy cập… Tuy nhiên, khi chấp nhận thỏa thuận trên liệu các tác giả Việt Nam có thật sự không bị thiệt hại. Với điều kiện hiện tại không chỉ Việt Nam mà kể cả nhiều nước phát triển khác cũng không có khả năng, giải pháp công nghệ để giám sát liệu Google có gian lận về con số, nội dung các tác phẩm bị số hóa. Còn một vấn đề nữa không kém quan trọng là một khi đã thỏa thuận với Google thì các website trong nước có thể không đủ cạnh tranh một cách lành mạnh về việc trả bản quyền cho tác giả. Thêm vào đó khi kí kết thỏa thuận trên, các tác giả Việt Nam phải từ bỏ quyền khởi kiện và đồng ý một số điều kiện của Google mà trong đó là phải nhường cho Google một số quyền hạn nhất định trong việc khai thác lợi nhuận từ tác phẩm. Họ cũng có thể mất quyền công bố tác phẩm trên các website trong nước. Tức là bất kỳ hành vi công bố tác phẩm nào trong hơn 4000 tác phẩm trên lên các website trong nước đều có thể vi phạm thỏa thuận với
80 Theo Trần Phương, Baomoi.com: Nóng vụ Google mua bản quyền sách việt, http://www.baomoi.com/Nong-vu-
Google-mua-ban-quyen-sach-Viet/76/3909808.epi, [truy cập ngày 27-2-2013].
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 83 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 Google và có nguy cơ bị Google kiện lại trong khi mục đích trước hết khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm là nhằm phục vụ nhu cầu của độc giả trong nước. Vì vậy, nếu không đạt được sự đồng thuận các tác giả có thể yêu cầu Google tháo tác phẩm của mình khỏi Thư viện sách trực tuyến. Tuy nhiên việc không chấp nhận này có thể khiến các tác giả Việt Nam không được gì, họ không những không được tiền bản quyền mà còn đúng trước nguy cơ các tác phẩm có thể bị xâm phạm quyền tác giả từ các website trong nước. Bởi mặc dù các tác phẩm của các tác giả không thỏa thuận với Google không xuất hiện trong thư viện sách nhưng khi tiến hành tiềm kiếm Google hay Yahoo hoặc các công cụ tìm kiếm tương tự thì các trích dẫn, các đường dẫn đến các trang thông tin có các tác phẩm điều hiện ra và khi đó độc giả đều có thể tìm đọc trong khi các tác giả tác phẩm lại không nhận được một khoản tiền nhuận bút nào. Có thể nói với những phân tích trên thì việc đồng ý thỏa thuận với Google của các tác giả Việt Nam là phương pháp tối ưu nhất trong vụ kiện này.