Thực trạng chung về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 83 - 88)

Chương 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

3.1.1. Thực trạng chung về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

3.1. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

3.1.1. Thực trạng chung về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

Thứ nhất là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học diễn ra tràn lan và dễ dàng trên Internet đồng thời được sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại

Thực tế cho thấy chỉ cần kết nối Internet người sử dụng có thể tiếp cận được ngay tác phẩm văn học mà mình quan tâm cũng như sao chép chúng và chia sẽ cho bạn bè. Rất nhiều độc giả có thói quen đọc sách không mất tiền. Họ truy cập vào các trang web có đăng tải tác phẩm văn học rồi vô tư đọc và tải về các phương tiện cá nhân của mình mà chẳng cần quan tâm đến bản quyền tác giả. Các trang web trực tuyến thì thu hút khách hàng bằng cách có hẳn một đội ngũ tình nguyện viên chuyển tải các tác phẩm ăn khách lên mạng. Hành vi xâm phạm trong trường hợp này sẽ không dễ dàng phát hiện và xử lý bởi việc tiếp cận đó không hề đòi hỏi người sử dụng phải lưu bất cứ thông tin cá nhân gì trên Internet, trừ trường hợp đối với các diễn đàng yêu cầu tên đăng nhập, tuy nhiên những tên này thông thường chỉ mang tính chất ảo và việc xác định càng trở nên khó khăn hơn. Chỉ cần vài thao tác click chuột trên màn hình, hoặc lướt qua các trang web, diễn đàn như www.e-thuvien.com, www.vnthuquan.net, www.vietlion.com/ebk/, hay www.statmyweb.com/s/thu-vien-ebook… người sử dụng có thể tìm được ngay những cuốn tiểu thuyết “Cuốn Theo Chiều Gió”, hoặc những cuốn truyện ngắn trên thị trường mạng này của các nhà văn tên tuổi như Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai, Võ Thị Hảo, Y Ban, Nguyễn Nhật Ánh, Võ Thị Xuân Hà... Với những tác phẩm văn học dịch ăn khách thì gần như cuốn nào cũng có thể tìm thấy, ví dụ trọn bộ "Hary Potter", hay các tác phẩm của Dan Brown - nhà văn có nhiều bạn đọc hiện nay. Thậm chí, nhiều cuốn sách bị tịch thu, đình bản cũng được xuất hiện tràn lan trên mạng dưới dạng ebook khi người dùng truy cập vào.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 75 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 Ví dụ như tập truyện ngắn “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” của Nguyễn Vĩnh Nguyên.71

Sự xuất hiện nhiều loại điện thoại thông minh, các thiết bị đọc điện tử di động hiện đại giúp việc đọc tác phẩm văn học trên mạng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn (Hình 5).

Với những thiết bị hiện đại này, mọi sách văn học điện tử đều rất giống sách in. Người xem có thể lật trang bằng cách bấm nút hoặc lấy tầm nhìn gần để trông rõ hơn các hình vẽ được minh họa hoặc lấy tầm nhìn xa để xem lướt qua nhiều trang đặt kề nhau. Điều này làm gia tăng số người đọc tác phẩm văn học trên Internet cũng như kéo theo là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả một cách tràn lan.

Hình 5: Đọc sách điện tử (Ảnh Internet)

Thứ hai là tình trạng tác phẩm của các tác giả văn học nổi tiếng chưa chính thức có mặt trên thị trường thì đã bị lộ trên Internet là thường gặp

Có thể nói khi đầu tư vào các tác phẩm văn học này, các chủ sở hữu website sẽ thu hút được một khoản lợi nhuận khá lớn cũng như nhận được sự đón nhận nhiệt tình của độc giả bởi thông thường đây là những tác phẩm theo chương, kỳ được sự chờ đợi của rất nhiều bạn đọc đặc biệt là giới trẻ. Ngoài ra ở các fan cuồng nhiệt của tác phẩm họ cũng muốn chia sẽ với bạn đọc mà không cần nguồn lợi nhuận này. Chính vì vậy mà họ không ngần ngại đăng tải các tác phẩm này trên môi trường mạng, thậm chí có trường hợp nội dung của tác phẩm không phải là do tác giả sáng tác cũng được đưa lên. Điều này thật sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền nhân thân cũng như tài sản của tác giả.

Trường hợp nhà văn của bộ truyện “Ma Cà Rồng” là một ví dụ điển hình.

Stephenie đã ngừng viết vô hạn định những tập truyện tiếp theo sau khi 12 chương của Midnight Sun bị lộ trên Internet. Tác giả này đã có lời phát biểu trước công chúng “Tôi

71 Thất Sơn, VNEXPRESS: Sách của Nguyễn Vĩnh Nguyên bị cho là dâm ô, http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi- sao/trong-nuoc/sach-nguyen-vinh-nguyen-bi-yeu-cau-tich-thu-vi-cho-la-dam-o-1915752.html, [truy cập ngày 23-2- 2013]. Ngày 2 tháng 11 năm 2012 Thanh tra Sở Thông tin truyền thông thành phố Hồ Chí Minh tịch thu toàn bộ tập truyện ngắn “Ở trên cao nhìn xuống đám đông” của Nguyễn Vĩnh nguyên vì cho rằng sách này truyền bá lối sống dâm ô, đồi trụy.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 76 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 không muốn đọc giả đọc được Midnight Sun trước khi nó được hoàn thành, biên tập và xuất bản. Tôi nghĩ mọi người phải hiểu rằng việc xảy ra là một xúc phạm ghê gớm tới quyền tác giả của tôi, không nói đến quyền con người của tôi. Rất tiếc, với Internet thật dễ dàng cho người ta lấy được và chia sẽ những thứ không thuộc về họ. Dẫu cho thế nào đi chăng nữa thì việc đó đúng là không trung thực”.72

Thứ ba là tình trạng tác giả có tác phẩm văn học xuất hiện trên Internet nhưng lại không nhận được khoản tiền thù lao, nhuận bút nào từ tác phẩm của mình

Đây được xem là thực trạng phổ biến đối với nạn vi phạm quyền tác giả trên Internet. Nhiều trang web đăng tải tác phẩm một cách công khai đến độc giả trong khi tác giả lại không nhận được mức thù lao từ trang web đó. Thêm vào đó, không ít nhà văn trẻ lấy việc tác phẩm của mình được đưa lên các trang web là một niềm sung sướng bởi họ tin rằng các ấn bản trên Internet sẽ giúp cho mình có thêm nhiều độc giả và họ sẽ trở nên nổi tiếng hơn. Họ sẵn sàng để cho bất kỳ trang web nào coppy lại tác phẩm của mình mà không cần nhận các khoản tiền thù lao, nhuận bút.

Ví dụ một số cây bút trẻ đã viết thêm vào cuối tác phẩm của mình "Nếu bạn thích copy thì cứ việc, nhưng chỉ cần đề tác phẩm đó là của tôi và để đường link tới blog hoặc website nơi tôi công bố" hay một trang web nọ khi post truyện "Người còn sót lại của rừng cười" của Võ Thị Hảo lại nhầm tên tác giả là Nguyễn Phan Hách. Nhà văn Võ Thị Hảo bất bình còn nhà thơ Nguyễn Phan Hách lên tiếng: "Tôi chỉ là nạn nhân". Hay nhà văn Y Ban tỏ ý không hài lòng khi không những truyện ngắn mà cả tiểu thuyết của chị bị một số trang web đưa lên mạng mà không hề đếm xỉa đến sự cho phép của tác giả cũng như ông không hề nhận được khoản nào từ các trang web đó. Còn nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đành cười trừ khi được phong danh hiệu là nhà văn có nhiều tác phẩm bị "luộc" trên mạng nhất. Có thể đọc các tác phẩm nổi tiếng của ông như trọn bộ "Kính vạn hoa",

"Chuyện xứ Langbiang" ở hàng chục trang web khác nhau.73

Thứ tư là hiện tượng chấp nhận, sống chung với vi phạm cùng với thực trạng chia sẽ dữ liệu không có bản quyền qua hệ thống chia sẽ dữ liệu trực tuyến P2P

Ở một số tác giả khi thấy tác phẩm văn học của mình bị xâm phạm bản quyền trên Internet nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ trước hành vi xâm phạm. Các nhà xuất bản thì có động thái tích cực hơn khi yêu cầu website gỡ bỏ việc đăng tải tác phẩm bất hợp pháp. Nhưng rồi

72 Twilight 5 là tên thường gọi của Midnight Sun - một ngoại truyện của tiểu thuyết Twilight trong đó nhân vật Edward là người kể chuyện. Stephenie Meyer bắt đầu viết Midnight Sun từ 2008. Tháng 8-2008, khi những trang bản thảo đầu tiên bị công bố bất hợp pháp trên mạng, Stephenie Meyer quyết định ngưng viết Midnight Sun trong một thời gian không xác định. Theo Trang tủ sach Mnni: Truyện bị lộ trên Internet, tác giả Twilight ngừng viết vô hạn định, http://www.truyentranh.com/node/1199, [ truy cập ngày 5-3-2013].

73 Baomoi.com: Bản quyền văn học mạng: Vạn sự khởi đầu nan, http://www.baomoi.com/Ban-quyen-van-hoc-

mang-Van-su-khoi-dau-nan/152/3764664.epi, [truy cập 25-2-2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 77 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 các website đó không gỡ bỏ thì họ cũng đành im lặng và chấp nhận sống chung với vi phạm.

Ví dụ: Một nhà xuất bản lớn thấy sách văn học của mình chưa ra sạp đã đầy rẫy trên mạng liền yêu cầu các website dỡ bản ebook sao chép bất hợp pháp, nhưng kết quả là các ebook này không những không bị dỡ bỏ mà nhà xuất bản nọ còn bị các thành viên của mạng kêu gọi tẩy chay. Thế là đành phải chấp nhận “sống chung với vi phạm”.74

Ngoài ra trong một số trường hợp người sử dụng Internet thường sử dụng hệ thống chia sẽ dự liệu trực tuyến của nước ngoài, mà cụ thể ở đây là việc chia sẽ dữ liệu về tác phẩm văn học có thể là trong nước hoặc nước ngoài. Các hệ thống trực tuyến này bao gồm các phần mềm chia sẽ dữ liệu như yahoo, messenger, skype… và các website chia sẽ file như mediafire.com, megaupload.com, ugotfite.com, rabidshare.com và hàng loạt các trang chia sẽ dữ liệu trực tuyến miễn phí khác. Với việc chia sẽ này người sử dụng Internet cũng như độc giả đã vô tình xâm phạm bản quyền tác phẩm văn học bởi nguồn cung cấp dữ liệu từ các hệ thống đó là hoàn toàn không có bản quyền.

Thứ năm văn học mạng là dòng văn học bị xâm phạm nghiêm trọng và khó kiểm soát

Văn học mạng là một dòng văn học mới ở nước ta, số lượng tác giả nổi tiếng nhờ dòng văn học này khá hạn chế và đa phần nổi lên do lượng truy cập tác phẩm. Trong một thời gian ngắn lượng truy cập có thể đưa tác phẩm và tác giả trở nên nổi tiếng. Và cũng chính điều này làm tác giả không thể kiểm soát được lượng truy cập tác phẩm của độc giả cũng như sao chép tác phẩm. Có lẽ bạn đọc yêu thích dòng văn học này sẽ không thể không biết đến những cái tên như Gào, Keng, Trần thu Trang, Hà Thanh Phúc… với các tác phẩm từng nhận được sự đón nhận nhiệt tình của độc giả như “Tự sát”, “Nhật ký son môi”, “Cho em gần anh thêm một chút”… Chính sự đón nhận đó đã làm cho những tác phẩm này trở thành tâm điểm của hành vi xâm phạm bản quyền tác giả. Sự sao chép tràn lan tác phẩm nhằm chia sẽ và ủng hộ tác giả hay các trang web đăng tải tác phẩm nhằm thu hút lượng truy cập. Và trên môi trường Internet thì sự xin phép tác giả tỏ ra không cần thiết. Một số ít tác giả văn học mạng có bản quyền tác giả đối với tác phẩm khi nó xuất hiện trên mạng như Trần Thu Trang – Tác giả của tác phẩm “Cocktail cho tình yêu”,

Phải lấy người như anh”… chia sẽ rằng chị có một sắp năm đến sáu giấy chứng nhận quyền tác giả cho các tác phẩm của mình nhưng cũng không có tác dụng ngăn chặn nạn sao chép tác phẩm. Trang Hạ một trong những tác giả văn học mạng khá được yêu thích hiện nay thì cho rằng việc kiểm soát tình trạng xâm phạm tác phẩm hay tự bảo vệ tác

74 Theo Hoàng Linh, Trang sức khỏe đời sống: Bảo vệ quyền tác giả sách văn học mạng: Khó!,

http://suckhoedoisong.vn/2009080303311571p15c77/bao-ve-quyen-tac-gia-sach-van-hoc-tren-mang-kho.htm, [truy cập ngày 13-3-2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 78 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 phẩm văn học mạng của mình là không thể, vì vậy các tác giả luôn chờ đợi ở nhà quản lý.75

Cuối cùng là dù đã đăng ký bản quyền với Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam nhưng vẫn không khai thác được bản quyền đó và hành vi xâm phạm vẫn cứ diễn ra trên Internet

Một số tác giả nhận thức được tầm quan trọng của quyền tác giả nên đã đăng ký bản quyền này với Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam và mong rằng thông qua tổ chức này thì việc thương lượng cũng như kiểm soát các trang web đăng tải tác phẩm của họ sẽ dễ dàng hơn và họ sẽ nhận tiền bản quyền hay đúng hơn là nhuận bút từ phía Trung tâm khi Trung tâm thỏa thuận được với chủ sở hữu các website.

Theo số liệu thống kê năm 2008 Trung tâm có khoảng 3600 tác giả đăng kí, trong số đó Câu lạc bộ Thơ Việt Nam có đến gần 3000 tác giả nhưng không khai thác được quyền nào trong 4 năm qua. Còn gần 1000 nhà văn thì chỉ có khoảng 200 tác giả khai thác được bản quyền. Trong số đó, có 700 tác giả ủy quyền toàn bộ cho Trung tâm, còn lại là ủy quyền một phần.76 Từ số liệu trên cho thấy mặt dù đã đăng ký bản quyền tác giả với Trung tâm cũng như nhận tiền nhuận bút thông qua Trung tâm từ các trang web khi đăng tải tác phẩm văn học của mình trên Internet nhưng tác giả vẫn không khai thác được bản quyền đó khi tác phẩm của họ xuất hiện trên Internet. Và dĩ nhiên việc không khai thác được bản quyền đó minh chứng cho hành vi xâm phạm đang diễn ra mà không thể kiểm soát được. Còn riêng đối với các tác phẩm văn học không đăng kí bản quyền với Trung tâm thì hành vi xâm phạm còn diễn ra nhiều hơn, bởi thông qua sự kiểm soát của Trung tâm mà tác giả còn bị xâm phạm bản quyền khi tác phẩm của họ xuất hiện trên Internet thì huống chi là riêng sự kiểm soát của bản thân tác giả. Đến năm 2010, thông qua Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam theo nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến – Giám đốc Trung tâm thì việc thu bản quyền đối với tác phẩm văn học mạng tỏ ra khả thi hơn bởi Trung tâm đã ký hợp đồng được với một số đơn vị, trong đó có đơn vị sẵn sàng hợp tác trả phí bản quyền cho 500 cuốn sách mà trung tâm đã được ủy quyền để kinh doanh trực tuyến trên mạng. Tuy nhiên con số này vẫn là chưa đủ so với các tác phẩm văn học đã đăng ký bản quyền với Trung tâm. Ngoài ra Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam đã gửi công văn đến tất cả các website mà họ thống kê là đang sử dụng các tác phẩm văn học nhưng không trả tiền để mời đàm phán. Và một biểu giá đã được thông qua, theo đó, khi bạn đọc muốn tìm hiểu thông tin về nhà văn nào đó, họ sẽ được nhà

75 Theo Vũ Thược, Baomoi.com: Gian nan bản quyền tác phẩm văn học trên mạng, http://www.baomoi.com/Gian- nan-ban-quyen-tac-pham-van-hoc-tren-mang/76/4216254.epi, [truy cập ngày 5-3-2013].

76 Đoàn Thị Lao Luyến – Giám đốc Trung tâm Bản quyền tác giả văn học Việt nam: Xuất bản tác phẩm trên mạng

có vi phạm bản quyền, http://www.tin247.com/xuat_ban_tac_pham_tren_mang_co_vi_pham_tac_quyen-8- 21390257.html, [truy cập ngày 25-2-2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 79 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 cung cấp dịch vụ cho mật khẩu để truy cập. Mỗi lần truy cập bạn đọc sẽ phải trả tối thiểu 2.000 đồng và tối đa 10.000 đồng. Số tiền thu được từ các lần truy cập như vậy sẽ dùng để trả nhuận bút cho nhà văn. Ngoài việc đọc tác phẩm, nếu người có nhu cầu muốn sao chụp, coppy tác phẩm của các nhà văn cũng sẽ phải trả tiền theo quy định.77

Qua đó ta thấy Trung tâm quyền tác giả văn học nước ta đã nổ lực rất nhiều trong việc hạn chế hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, do đặc tính của môi tường mạng và nhiều nguyên nhân khác nên hành vi xâm phạm vẫn cứ diễn ra.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)