Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 105 - 108)

Chương 3 THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC TRÊN INTERNET, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.3. Các biện pháp đề xuất nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học trên Internet

3.3.1. Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm văn học phải có ý thức tự bảo vệ tác phẩm của mình cũng như chủ động tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm. Đây được xem như biện pháp tự bảo vệ hiệu quả nhất trước hành vi xâm phạm.

Thứ nhất là đặt mã code khi đưa bài lên trang cá nhân, trang web để tránh tình trạng sao chép tác phẩm. Đặt mã code cũng giống như đặt pass (mật mã) đối với một file

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 97 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 word trong máy tính. Hay đưa tác phẩm lên những trang thông tin có đặt code trong khi lập trình. Hoặc dùng cách áp dụng các fic (nội dung thông tin được viết trên một ảnh nền và đưa lên Internet theo định dạng hình ảnh) khi sử dụng hình thức này nội dung thông tin không thể tô đen sao chép được mà phải tải về nguyên trạng hình ảnh đó nhưng sẽ bị thu nhỏ các thông tin trên đó rất nhỏ khi phóng to có thể làm nhòe chữ không đọc được.

Ngoài ra tác giả cũng có thể định dạng kí tự dưới dạng file PDF để tránh trường hợp sao chép và cắt xén, chỉnh sửa tác phẩm. Tuy nhiên hiệu quả của hình thức bảo vệ bằng file PDF là không cao bởi đối với những người biết rõ về Internet thì họ có thể dễ dàng phá vỡ sự bảo vệ này. Nhưng với biện pháp này thì tác giả cũng phần nào hạn chế được hành vi xâm phạm tác phẩm của mình. Thêm vào đó là sử dụng các phần mềm chống việc download và sao chép tác phẩm như một hoạt động phân phối trực tuyến cung cấp cho người dụng bản sao tác phẩm văn học. Hoạt động phân phối này sử dụng biện pháp kỹ thuật có thể ngăn chặn người sử dụng đối với việc sao chép, cắt dán các đoạn văn từ trang web này sang trang web khác. Có thể nói đây là những cách thông dụng, đơn giản mà theo người viết bản thân tác giả có thể sử dụng để bảo vệ tác phẩm mình. Còn trong trường hợp tác phẩm nhận được sự đón nhận nhiệt tình của độc giả hay tác giả là những người có tên tuổi trong lĩnh vực sáng tác thì người viết khuyến cáo tác giả nên thuê những kỹ thuật viên chuyên ngành bảo mật để thiết lập biện pháp bảo vệ tác phẩm một cách an toàn khi tác phẩm xuất hiện trên Internet. Điều này cũng tùy thuộc vào khả năng kinh tế của tác giả bởi khi sử dụng biện pháp này sẽ tốn kém. Sở dĩ người viết đưa ra ý kiến như vậy vì thực tế tác phẩm văn học của tác giả nổi tiếng hoặc tác phẩm đang nổi tiếng trên mạng luôn là tâm điểm của hành vi xâm phạm từ các trang web và kể cả độc giả.

Thứ hai là lưu trữ và ghi chép đầy đủ các thông tin trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Tác giả nên ghi lại và lưu rõ ngày giờ sáng tác nếu sáng tác trên giấy, hoặc tạo thư mục riêng và lưu trữ cẩn thận nếu việc sáng tác trên máy tính cá nhân. Ngoài ra khi đưa tác phẩm văn học lên mạng Internet thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần gắn thông tin quyền của mình lên tác phẩm xuất hiện trên Internet đó. Hành động này có tính chất cảnh báo đối với người sử dụng trước khi họ có ý định thực hiện hành vi sao chép hay chia sẽ mà chưa có sự đồng ý của tác giả. Tác giả cũng lưu ý là khi đưa tác phẩm lên trang cá nhân hay bất kỳ một trang thông tin nào trong bộ nhớ máy chủ của trang cá nhân, trang thông tin đó luôn cập nhật ngày giờ và không thể tác động hay chỉnh sửa được. Biết được điều này sẽ giúp cho tác giả rất nhiều trong việc chứng minh tác phẩm của mình. Có thể nói, việc lưu giữ đầy đủ thông tin cũng như nguyên nhân hình thành tác phẩm sẽ tạo nên nguồn chứng cứ quan trọng khi có tranh chấp xảy ra. Nhưng theo người viết biện pháp chứng minh hữu hiệu nhất vẫn là nắm trong tay giấy chứng nhận đăng ký

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 98 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 bản quyền tác giả văn học vì vậy tốt nhất là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên đăng ký quyền tác giả của mình với cơ quan chức năng.

Thứ ba là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên dành thời gian cho việc truy cập Internet, vào các website hay các trang cá nhân để tìm kiếm chính tác phẩm văn học của mình. Việc làm này sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phát hiện được hành vi xâm phạm bản quyền một cách nhanh chóng và có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn và xử lý. Và khi phát hiện hành vi xâm phạm thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên gửi các bức thư cảnh báo liên tục đối với các đối tượng cũng như các website thực hiện hành vi đó, hoặc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng ngắt đường truyền Internet đối với các đối tượng trên. Với việc yêu cầu này cũng cần phải nói thêm là các chủ thể quyền cần có sự phối hợp trước với nhà cung cấp dịch vụ Internet để tìm ra các địa chỉ máy tính cá nhân của những người có hành vi xâm phạm bản quyền tác phẩm văn học, bởi thông thường chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ Internet mới có thể cung cấp thông tin cần thiết để xác định một người xâm phạm trực tuyến vì họ có thể dựa vào địa chỉ IP của một máy tính được sử dụng trên Internet để tìm ra một thuê bao cá nhân. Ngoài ra người viết cho rằng đối với tác phẩm văn học mạng thì nên tránh trường hợp đề tác giả là “vô danh” hay viết tắt một vài ký tự. Có thể nói việc đề tên tác giả là không quan trọng và luật cũng không bắt buộc phải nêu tên thật hay bút danh mà chỉ cần tác giả lưu trữ đầy đủ thông tin để có thể chứng minh tác phẩm khi có tranh chấp thì dù tên thật, bút danh hay hình thức mà người viết nêu trên thì họ vẫn được bảo hộ. Sở dĩ người viết đưa ra ý kiến như vậy là vì các tác phẩm này sẽ dễ dàng bị người khác mạo danh tác giả và kể cả độc giả cũng không phân biệt được bởi với chữ “vô danh” hay một vài ký tự thì khó có thể lưu lại trong đầu họ để họ phát hiện và thông báo kịp thời cho tác giả biết.

Thứ tư là các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm văn học nên phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc phát hiện hành vi xâm phạm. Việc phối hợp này thể hiện ở chỗ khi phát hiện hành vi xâm phạm tác phẩm văn học nào trên môi trường Internet thì phải kịp thời thông báo cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm đó cũng như các cơ quan chức năng để họ có biện pháp tốt nhất trong việc ngăn chặn và xử lý. Sự luân phiên này sẽ có hiệu quả cao hơn thay vì sự bảo vệ của một người. Ngoài ra tác giả cũng có thể treo thưởng cho việc phát hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình trên môi trường này bằng một giá trị vật chất nào đó, như vậy sẽ thu hút sự kiểm soát của nhiều đối tượng, các độc giả trung thành của tác phẩm.

Cuối cùng là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên thường xuyên tìm hiểu pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cũng như qua đó biết những quyền lợi mà mình nhận được từ tác phẩm hay khi có hành vi xâm phạm xảy ra thì làm thế nào để bảo vệ tác phẩm của

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 99 SVTH: Võ Thị Chúc Phương - 5095550 mình theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi phát hiện hành vi xâm phạm thì nên áp dụng các quy định của pháp luật một cách nhanh chóng để có thể ngăn chặn kịp thời, không nên nhân nhượng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc chờ đợi một lực lượng nào mà bản thân mình phải chủ động làm điều đó. Tránh thái độ xem việc sao chép và đưa tác phẩm tuyên truyền là một hình thức quảng bá tên tuồi trên Internet. Vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng mượn lý do này để thực hiện hành vi xâm phạm một cách ngang nhiên nhằm trục lợi bản thân, tạo tiền lệ cho các tác giả khác và ngày càng ít tác giả lên tiếng bảo vệ tác phẩm văn học trên Internet của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH bảo hộ QUYỀN tác GIẢ đối với tác PHẨM văn học TRÊN INTERNET (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)